Giải pháp đối với Kiểm toán Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách, phân tích dưới góc độ kiểm toán nhà nước (Trang 101 - 112)

Thứ nhất, Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo. Tham nhũng, thất thoát và lãng phí nguyên nhân một phần từ yếu tố con ngƣời và công tác cán bộ là cốt lõi để giải quyết mọi vấn đề. Trong hoạt động đầu tƣ có nhiều chức danh cán bộ nhƣ: khảo sát, thiết kế, giám sát, thẩm định, tƣ vấn, kiểm định, quản lý doanh nghiệp tƣ vấn, ngƣời có thẩm quyền quyết định phê chuẩn, quản lý dự án, quản lý thi công… Song trình độ cán bộ thực hiện dự án hiện nay còn nhiều hạn chế, qua thanh tra, kiểm toán các dự án, công trình, hạng mục công trình đã phát hiện nhiều dạng vi phạm trong quản lý sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng. Theo đánh giá của Hội khoa học kỹ thuật xây dựng thì lỗi gây ra thất thoát, lãng phí do con ngƣời nhƣ sau: 60% vi phạm do Chủ đầu tƣ và các nhà quản lý; 30% vi phạm thuộc về nhà thầu; 10% vi phạm do các nhà tƣ vấn quản lý dự án. Tuy nhiên, hiện nay các quy định về chức danh, vị trí của từng cá nhân tập thể trong từng khâu, từng công việc trong quá trình thực hiện đầu tƣ chƣa rõ ràng, chƣa phận định rõ trách nhiệm, quyền hạn và chồng chéo do đó dẫn đến tình trạng “cha chung không

ai khóc” “tƣ duy nhiệm kỳ” trong việc quản lý đầu tƣ. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này cần tiến hành kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo nhƣ phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ, công việc của ai làm không tốt thì kiểm toán phải xử phạt nghiệm minh trách nhiệm của ngƣời trực tiếp tham gia nhiệm vụ, trƣờng hợp không làm tròn nhiệm vụ đƣợc giao và những cán bộ gián tiếp tham gia làm việc phải chịu trách nhiệm phạt kinh tế bằng cách bồi thƣờng thiệt hại mất mát gây lãng phí thiệt hại tiền của Nhà nƣớc đối với những cán bộ trực tiếp quản lý và ngƣời liên quan.

Kiểm toán trách nhiệm kinh tế là một biện pháp quan trọng để kiểm tra, đánh giá trách nhiệm cá nhân của ngƣời đứng đầu (ngƣời quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ, tƣ vấn thiết kế, nhà thầu,... qua đó xác định rõ nguyên nhân sai phạm ở khâu nào, giai đoạn nào của quá trình đầu tƣ và trách nhiệm thuộc cơ quan nào, tổ chức, cá nhân nào để đƣa ra kiến nghị xử lý phù hợp. Đây là biện pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm phòng chống và xử lý tham nhũng, thất thoát lãng phí, tăng cƣờng tính chịu trách nhiệm, phát huy vai trò cần kiệm, liêm chính của cán bộ lãnh đạo.

Hình 3.2: Lỗi gây thất thoát, lãng phí của các bên

Thứ hai, thực hiện kiểm toán hoạt động. Kiểm toán hoạt động là hoạt động kiểm toán trong đó chủ thể kiểm toán hƣớng đến việc kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quá trình quản lý và sử dụng các nguồn lực cho một hay toàn bộ hoạt động của đơn vị đƣợc kiểm toán.

Kiểm toán hoạt động đã đƣợc thực hiện ở các nƣớc có nền kiểm toán phát triển. Đây là loại hình hoạt động kiểm toán cho phép đánh giá một cách toán diện việc quản lý sử dụng nguồn lực kinh tế của tổ chức.

Đối với Việt Nam, Kiểm toán hoạt động là hoạt động còn rất mới mẻ, những năm qua KTNN mới chỉ tập trung tiến hành kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính. Thực hiện kiểm toán hoạt động đối với các dự án đầu tƣ (đặc biệt là các dự án nhóm A, dự án trọng điểm quốc gia) có ý nghĩa và vai trò quan trọng, qua công tác kiểm toán từ đó đƣa ra đƣợc các nhận định, đánh giá về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của dự án qua đó tƣ vấn cho các nhà quản lý đầu tƣ biết đƣợc tình trạng mức độ hiệu quả, kinh tế của dự án, công trình đã thi công cũng nhƣ có thông tin để đánh giá, quyết định cho các công trình, dự án tiếp theo. Ngoài công tác kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, tích cực chuyển dần trọng tâm sang kiểm toán hoạt động; tăng cƣờng kiểm toán trƣớc đối với các dự án đầu tƣ, để tập trung phân tích tính đúng đắn của chủ trƣơng đầu tƣ, sự phù hợp của hồ sơ thiết kế để có thể đƣa ra những kiến nghị xử lý phù hợp. Có nhƣ vậy mới có thể ngăn chặn kịp thời thiệt hại ngay trƣớc khi quyết định đầu tƣ dự án, thi công công trình, tránh lãng phí nguồn lực.

Kiểm toán trƣớc khi thực hiện dự án đầu tƣ, một giải pháp hữu hiệu để phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ xây dựng cơ bản nhƣ kiểm toán ngay từ đầu bắt đầu dự án khâu chuẩn bị đầu tƣ kể từ khi lập thiết kế, lập dự toán, giải phóng mặt bằng đền bù cho dân, mua vật tƣ công

trình để nhằm đảm bảo tính đúng đắn tránh các gian lận trong đầu tƣ xây dựng cơ bản ngay từ đầu sẽ hạn chế rất nhiều tình trạng thất thoát lãng phí vốn NSNN.

Thứ ba, tiến hành kiểm toán theo chuyên đề. Các chuyên đề thuộc hoạt động tại các dự án ĐTXD từ NSNN hàng năm nhƣ: chuyên đề về hoạt động xây dựng danh mục các dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN của các bộ ngành; chuyên đề về năng lực của các BQLDA do các bộ, ngành thành lập; chuyên đề về mua sắm tài sản tại các chủ đầu tƣ, BQLDA, v.v.. nên đƣợc kiểm toán triệt để dứt điểm để kịp thời phát hiện ra các đơn vị sử dụng vốn NSNN chƣa đúng mục đích, chƣa đúng dự toán để kịp thời ngăn chặn thu hồi vốn thất thoát lãng phí của đơn vị về cho NSNN. Kiểm toán theo chuyên đề thƣờng đơn giản, dễ thực hiện và kịp thời ngăn chặn tình trạng sử dụng vốn một các bừa bãi, tham nhũng gây thất thoát lãng phí trong XDCB, tránh đƣợc hiện trạng vốn NSNN bị lợi dụng không đúng mục đích một cách kịp thời. Thƣờng xuyên tổng kết thực tiễn kết quả kiểm toán dự án đầu tƣ xây dựng, phân tích những ƣu, nhƣợc điểm trong quá trình kiểm toán các dự án đầu tƣ, trong đó chú trọng hơn đến phân tích nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí và những vấn đề trọng yếu có khả năng thất thoát, lãng phí, tiêu cực để rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán chi đầu tƣ xây dựng.

Thứ tư, nâng cao chất lượng các kết luận và kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán dự án ĐTXD từ NSNN của KTNN. Các kết luận và kiến nghị kiểm toán cần đi thẳng vào vấn đề để khẳng định đúng, sai, chỉ rõ các nội dung cần chấn chỉnh, sửa chữa, kết luận và kiến nghị có tính khả thi cao trên cơ sở luật pháp và các quyết định về quản lý dự án với những bằng chứng kiến nghị cụ thể, xác thực, thuyết phục. Đồng thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ trách nhiệm đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân

trong việc không thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN, bởi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán, nhất là việc xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân đối với các sai phạm của các đơn vị trong thời gian qua chƣa đƣợc đầy đủ, nghiêm minh và kịp thời. Có nhƣ vậy thì giá trị kiến nghị kiểm toán mới đƣợc các đơn vị thực hiện triệt để và giảm khả năng gây thất thoat lãng phí vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nƣớc.

Thứ năm, tăng cường công tác công khai kết quả kiểm toán.

Công khai kết quả kiểm toán, một mặt để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm quản lý; giúp các đơn vị nhận thức và quan tâm hơn đến việc đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế những thiệt hại do lãng phí nguồn lực gây nên. Ngoài ra, qua công khai kết quả kiểm toán sẽ đƣa ra ánh sáng các các công trình bị thất thoát, lãng phí và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan, tạo nên áp lực mà các đơn vị không thể né tránh nổi; tác động mạnh mẽ mang tính hiệu ứng, tạo nên dƣ luận xã hội rộng rãi đến đông đảo công chúng để cùng tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của các đơn vị sử dụng NSNN, góp phần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng NSNN.

Thứ sáu, thường xuyên tổng kết kết quả kiểm toán dự án đầu tư xây dựng.

Việc tổng kết thực tiễn kết quả kiểm toán nói chung và kiểm toán nói riêng đầu tƣ xây dựng cần phải đƣợc quan tâm thực hiện thƣờng xuyên, và để tổng kết đánh giá đƣợc kết quả, đòi hỏi các đoàn kiểm toán cần chú trọng đến công tác tổng hợp, viết báo cáo kiểm toán, trong đó ghi rõ số liệu để thất thoát, lãng phí, giá trị có khả năng thất thoát,… từ đó cùng tập trung nghiên cứu, mổ xẻ, phân tích các dạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí đã đƣợc phát

nghiệm hàng năm cho các kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm toán.

Thứ bảy, thực hiện kiểm toán điều tra khi kiểm toán.

Theo quy định hiện hành, kiểm toán báo cáo tài chính hoặc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ XDCB phát hiện thấy có những sai phạm, nếu chỉ dừng lại ở phần xác nhận, đánh giá thì hiệu quả của kiểm toán rất hạn chế. Chẳng hạn khi kiểm toán báo cáo tài chính thấy có dấu hiệu tham ô tài sản, các khoản nợ thu hồi không nộp còn treo trên các tài khoản công nợ hoặc phát hiện để ngoài sổ kế toán, lập các quỹ bất hợp pháp, chứng từ kế toán không đảm bảo.... Do đó, khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ nhằm xác nhận tính đúng đắn, trung thực của số liệu, tài liệu kế toán, khi có những dấu hiệu vi phạm cần phải tiếp tục tiến hành kiểm toán điều tra. Hoặc trong quá trình kiểm toán có những đơn thƣ phát hiện các vấn đề vi phạm thì cũng cần mở các cuộc kiểm toán điều tra theo những dấu hiệu trong các đơn thƣ tố cáo tại các đơn vị đang tiến hành kiểm toán. Có nhƣ vậy mới có thể phát hiện và xử lý đƣợc kịp thời các sai phạm và là một giải pháp quan trọng để ngăn chặn nạn tham nhũng, thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong quản lý sử dụng NSNN.

KẾT LUẬN

Ở nƣớc ta, Vốn chi đầu tƣ cho phát triển hạ tầng nói chung và cho đầu tƣ xây dựng cơ bản nói riêng có tỉ trọng rất lớn trong chi Ngân sách nhà nƣớc. Cơ cấu vốn đầu tƣ ngày càng có xu hƣớng tăng. Trong những năm qua, đầu tƣ xây đã góp phần to lớn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo và tăng tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

Chống thất thoát trong đầu tƣ xây dựng có vai trò rất quan trọng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, từ trung ƣơng đến địa phƣơng, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, chống thất thoát lãng phí trong đầu tƣ xây dựng không chỉ nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tƣ của nguồn lực quốc gia mà còn góp phần làm ổn định xã hội, minh bạch, phát triển kinh tế xã hội, tăng cƣờng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà

nƣớc. Luận văn “Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ

vốn Ngân sách, phân tích dưới góc độ Kiểm toán Nhà nước” một phần nào giải quyết đƣợc các vấn đề sau đây:

Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về đầu tƣ xây dựng, về thất thoát lãng phí, đƣa ra các khái niệm, tiêu thức xác định thất thoát lãng phí và nguyên nhân của nó. Đồng thời, đƣa ra đƣợc một số kinh nghiệm và bài học đối với Việt Nam trong việc phòng chống thất thoát lãng phí trên thế giới.

Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tƣ xây dựng từ NSNN và tình hình thất thoát lãng phí qua hoạt động của Kiểm toán Nhà nƣớc trong từng bƣớc của hoạt động đầu tƣ xây dựng, từ khâu chuẩn bị đầu tƣ đến khâu thực hiện đầu tƣ và đƣa công trình vào sử dụng. Đƣa ra một số đánh giá, nhận xét và nhận diện của KTNN đối với quá trình đầu tƣ xây dựng mà từ đó dẫn đến thất thoát lãng phí. Tìm ra một số nguyên nhân của thất thoát lãng phí để từ đó có các giải pháp phù

hợp. Đồng thời, Luận văn đã chỉ một số hạn chế, tồn tại trong công tác đầu tƣ xây dựng gây nên thất thoát lãng phí.

Đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế, phòng chống thất thoát lãng phí. Từ giải pháp của từng khâu trong quá trình thực hiện đầu tƣ cho đến các giải pháp tổng thể. Trong đó, đƣa ra một số mô hình đầu tƣ xây dựng cơ bản mới nhƣ: hợp tác đầu tƣ với tƣ nhân (PPP), mô hình dạng mua công trình, quản lý dự án theo kết quả đầu ra,... Đồng thời, thực hiện việc giám sát, tăng cƣờng quản lý của Nhà nƣớc, của cộng đồng dân cƣ và tăng cƣờng vai trò trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của tập thể cá nhân khi để xẩy ra sai phạm khi làm thất thoát tiền, tài sản của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, để tăng cƣờng vai trò của công tác kiểm tra giám sát đối vơi cơ quan KTNN Luận văn cũng nêu nên một số giải pháp đối với KTNN nhƣ kiểm toán hoạt động, kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo, kiểm toán theo chuyên đề…

Chống thất thoát lãng phí trong đầu tƣ xây dựng là một vấn đề không dễ, không thể làm trong một sớm một chiều mà phải có thời gian và cần thực hiện đồng bộ, đầy đủ với tinh thần quyết tâm, trách nhiệm sẽ mang lại nhiều chuyển biến tích cực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ƣơng (2007), Nhận diện

và cách phòng chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng (Tài liệu Hội thảo phòng chống tham nhũng 5/2008), Hà Nội.

2. Báo Lao động “Chống tham nhũng trong xây dựng: Cần công khai,

minh bạch”, (117) ngày 29/5/2009, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2007), Báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2007 và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân (Tài liệu báo cáo tổng kết ngành tài chính năm 2007), Hà Nội.

4. Bộ Tài Chính (2008), Báo cáo về kết quả nghiên cứu quản lý NSNN,

đầu tư và quản lý công tại tại một số nước, Hà Nội.

5. Bộ xây dựng (2007), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong đầu tư xây dựng công trình (Tài liệu hội thảo tháng 11/2007), Hà Nội.

6. Chính phủ (2007), Nghị quyết số 01/2005/NQ-CP ngày 14/01/2005 v/v

nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát và lãng phí trong đầu tư, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Anh (2008), “Thất thoát vốn trong đầu tƣ xây dựng cơ bản: Nguyên nhân đã rõ, giải pháp ra sao”, Báo Đại đoàn kết, (ngày 22/3/2008), Hà Nội.

8. Thái Bá Cẩn (2003), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, Nxb Tài chính, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Chọn (2003), Quản lý Nhà nước về kinh tế và kinh doanh trong đầu tư xây dựng,Nxb Xây dựng, Hà Nội.

10. Dự án GTZ/KTNN (2007), Tài liệu Hội thảo về kiểm toán hoạt động và kiểm toán chuyên đề, Hà Nội.

11. Hồ Hoàng Đức (2005), Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

12. Nguyễn Mạnh Đức (2005), “Bàn về vai trò của Kiểm toán Nhà nƣớc trong phòng chống hối lộ và tham nhũng” Tạp chí Kiểm toán, 7(59), tr14 -17, 25.

13. Trƣơng Quang Đƣợc (2007), “Tăng cƣờng vai trò giám sát của Quốc hội, chống thất thoát đầu tƣ xây dựng cơ bản”, Báo Thanh Tra ( ngày 9/4/2007), Hà Nội.

14. Hội Xây dựng Việt Nam, Hiệp hội Tƣ vấn xây dựng Việt Nam, Hiệp

Một phần của tài liệu Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách, phân tích dưới góc độ kiểm toán nhà nước (Trang 101 - 112)