Thất thoát, lãng phí trong giai đoạn thực hiện đầu tƣ

Một phần của tài liệu Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách, phân tích dưới góc độ kiểm toán nhà nước (Trang 59 - 68)

- Trong khâu khảo sát: Công tác khảo sát thiết kế, số liệu đầu vào đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lƣợng của hồ sơ thiết kế. Thực tế hiện nay, công tác khảo sát điều tra không đƣợc thực hiện một cách đầy đủ, do vậy hồ sơ thiết kế một số dự án đã phải khảo sát bổ sung trong quá trình triển khai xây dựng, dẫn đến phải xử lý các vấn đề phát sinh nhƣ bổ sung hoặc thay thế; chất lƣợng hồ sơ thiết kế còn nhiều bất cập do chƣa nghiên cứu một cách thấu đáo, kết hợp giữa điều kiện tự nhiên, xã hội, địa hình, địa chất, thuỷ văn khu vực. Các công trình xây dựng qua vùng có địa hình phức tạp,

đƣợc thiết kế phƣơng án kết cấu bền vững, hệ thống tiêu thoát nƣớc không đƣợc quan tâm… nên khó tránh khỏi việc phải thiết kế thay đổi hoặc xử lý các hiện tƣợng nhƣ lún nền đƣờng, sụt trƣợt mái…, thay đổi trong quá trình thi công, dẫn đến tốn kém, lãng phí và làm tăng tổng mức đầu tƣ. Cụ thể:

Dự án Cầu Đá Bạc thuộc dự án quốc lộ 10 do khảo sát không kỹ bên dƣới có đá Các - tơ, nên móng phải đổi phƣơng án từ móng giếng chìm sang móng khoan cọc nhồi khi thi công mới phát hiện ra phải chờ bổ sung thiết kế và kéo dài thời gian thi công;

Dự án xây dựng cầu Thanh Trì với tổng giá trị đầu tƣ khoảng 410 triệu USD, do liên doanh các nhà thầu Nhật Bản Obay ashi và Sumitomo đã thi công đƣợc 584 cọc trên tổng số 28 trụ, tính đến 1/12/2003 công ty CONICO qua kiểm tra 132 cọc trên 584 cọc kết quả chỉ có 49 cọc đạt yêu cầu bằng 39%, 81 cọc không đạt yêu cầu bằng 61%, theo đánh giá của các chuyên gia do địa tầng phía bờ Nam phức tạp, khảo sát chƣa đƣợc kỹ, biện pháp thi công của nhà thầu chƣa hợp lý gây phân tầng bê tông và cát lẫn vào bê tông, chắc chắn phải xử lý trƣớc khi thi công phần bệ trụ;

Dự án khôi phục, cải tạo quốc lộ 1 (đoạn Vinh - Đông Hà) ngay từ đầu, hồ sơ thiết kế, đấu thầu do hãng tƣ vấn Dessau - Experco thực hiện thiếu, đã không chi tiết, qui mô của công trình chƣa đầy đủ nhƣ quyết định đầu tƣ. Do đó Bộ GTVT phải chi ra 19,5 tỷ đồng cho hãng tƣ vấn nhằm “cứu vãn tình thế”, chủ đầu tƣ đành “cắn răng” bỏ ra hơn 4,529 tỷ đồng để thuê tiếp liên doanh giữa công ty HECO và TECCO 4 khảo sát lấy số liệu nhằm cập nhật thiết kế, hƣớng dẫn nhà thầu, lập bản vẽ thi công. Kết quả khảo sát lại sai sót về địa hình, độ cao, khiến các nhà thầu phải khảo sát lại, chuẩn hoá các số liệu. Mặc dù biết công tác khảo sát có vấn đề, nhƣng Bộ GTVT vẫn căn cứ vào tờ trình của PMU 1 để ra quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, trong khi chƣa chi tiết và đầy đủ các thông số kỹ thuật theo quy định;

Dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 51 khảo sát thiếu chính xác nên nhiều hạng mục phải thay đổi thiết kế nhƣ xử lý nền đất yếu, bù lún, xử lý một số móng cầu, dẫn đến khi lập dự toán chi tiết theo bản vẽ hoàn công giá trị vƣợt thầu là 27,7 tỷ đồng, giá trị ngoài thầu 14 tỷ đồng;

Dự án cảng cá Trần Đề - Huyện Long Phú - Sóc Trăng, do thiết kế không phù hợp với thủy triều, thấp hơn đến 4m nên hàng năm cảng cá này phải chịu cảnh “chết chìm” trong triều cƣờng 3 tháng cuối năm;

Dự án xây dựng cầu Non Nƣớc (thuộc dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 10) sau khi khoan cọc nhồi cho trụ cầu, phải khoan thêm 1/2 chiều sâu dự tính thiết kế ban đầu mới tới đƣợc tầng đá gốc; Công trình thuỷ lợi Tân Giang do Ban quản lý dự án thuỷ lợi 415 quản lý do thay đổi biện pháp thi công gây kéo dài thi công 20 tháng và lãng phí tiền thiết kế 597,9 trđ;

Không thực hiện khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn mà áp dụng thông tin khảo sát của các công trình lân cận, dẫn đến thiếu chính xác và phải thay đổi thiết kế, biện pháp thi công trong quá trình thi công; đặc biệt có dự án lại thực hiện khảo sát trên giấy nên khi thực hiện đầu tƣ xong đã bị hỏng do tác động của điều kiện thiên nhiên, gây thất thoát, lãng phí:

Dự án xây dựng công trình chính trị cửa sông Đà Nông - Phú Yên, Ban quản lý dự án và đơn vị Tƣ vấn khảo sát thiết kế đã thông đồng, móc ngoặc lập giả chứng từ để quyết toán khống, rút tiền của nhà nƣớc, dẫn đến một số hạng mục đã hoàn thành xong tháng 4 năm 2003 nhƣng đã bị lũ cuốn trôi vào tháng 11 năm 2003, các hạng mục chính đều bị cuốn trôi, sạt lở, hƣ hỏng nặng;

Hay công trình Hồ chứa nƣớc Đồng Xoài - tỉnh Bình Phƣớc là một ví dụ khác, dự kiến năm 2003 công trình sẽ đƣa vào sử dụng. Tổng kinh phí đầu tƣ cho công trình là 55,8 tỷ đồng. Nhƣng thực tế, thi công đƣợc khoảng 1 năm thì công trình phải tạm ngƣng. Việc tạm ngƣng đột ngột này khiến hàng chục chiếc xe, máy thi công để ngoài trời hoen rỉ, hỏng hóc gây lãng phí. Nguyên

nhân là do trong quá trình thi công phát hiện 3 cột điện nằm trong lòng hồ mà không ai nhìn thấy. Nếu tiếp tục thi công, hồ chứa nƣớc sẽ nhấn chìm toàn bộ số cột điện trên và hậu quả sẽ khôn lƣờng cho tài sản Nhà nƣớc và nhân dân quanh khu lòng hồ và chi phí cho việc khảo sát thiết kế, điều tra, thẩm định công trình ở cả 3 giai đoạn tốn hơn 2 tỷ đồng. Và hậu quả là Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phƣớc phải bỏ ra 700 triệu đồng để nâng cột điện lên;

- Khâu thiết kế và lập dự toán: Đây là khâu rất quan trọng, quyết định quy mô và giá trị đầu tƣ công trình, do cơ quan Tƣ vấn thiết kế lập và phải đƣợc thẩm định theo quy định, nhƣng trong thực tế có nhiều dự án còn bị coi nhẹ nhƣ hồ sơ thiết kế không đầy đủ, khối lƣợng dự toán có chỗ lập thừa, có chỗ lập thiếu, đơn giá dự toán không phù hợp với thực tế và theo đúng quy định của Nhà nƣớc ban hành tại thời điểm dẫn đến phê duyệt giá trị dự toán không sát thực tế, gây lãng phí và thất thoát vốn đầu tƣ, đồng thời tạo sơ hở để giảm khối lƣợng trong quá trình thi công để hƣởng lợi. Nhiều công trình, dự án sai sót ở khâu thiết kế và lập dự toán không đƣợc cơ quan thẩm định phát hiện và điều chỉnh kịp thời, cơ quan có thẩm quyền khi phê duyệt lại căn cứ theo đúng kết quả thẩm định, dẫn đến trong quá trình thi công mới phát hiện thấy khiếm khuyết lại bổ sung thiết kế dự toán và xin trình duyệt lại, kéo dài thời gian thi công, tăng chi phí đầu tƣ. Một số minh chứng nhƣ sau:

Dự án Quốc lộ 14, thiết kế không chính xác gây lãng phí 10 tỷ đồng, thi công không đúng thiết kế gây lãng phí 52,2 tỷ đồng, công trình sớm xuống cấp, phải làm đi làm lại; Quốc lộ 5 (Km93-Km106) xây dựng trạm thu phí tự động không sử dụng đƣợc, lãng phí 40,7 tỷ đồng;

Dự án Nhà khám bệnh Trung tâm y tế huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình đã làm thiệt hại tới 728 triệu đồng, chiếm 53% số vốn đầu tƣ. Trong đó, riêng phần thiết kế không chính xác đã tạo điều kiện cho bên thi công tính khống

497 triệu đồng; Công trình Hầm chui Văn Thánh 2, sau khi thi công xong bị lún là do thiết kế không đúng kỹ thuật;

Nhƣ vậy, việc thiết kế thiếu chính xác do đó phải chấp nhận tốn kém kinh phí thuê thiết kế và thẩm định lại thiết kế. Công trình làm đúng thiết kế thì hạn chế tiêu cực, bảo đảm chất lƣợng công trình, công trình đƣợc thiết kế không đúng buộc phải làm lại rất tốn kém... Ngoài ra, khi thanh toán cho chi phí khảo sát, thiết kế, lập dự án, thẩm định thiết kế dự toán, nhiều trƣờng hợp bị thanh toán trùng, sai hệ số và đơn giá áp dụng…

- Khâu đền bù giải phóng mặt bằng: Đền bù còn chậm, chƣa chi trả kịp thời cho các hộ dân; xác định chi phí đền bù còn sai quy định; làm giả hồ sơ để rút tiền đền bù, hồ sơ đền bù không đầy đủ và đúng quy định:

Dự án quốc lộ 51 sau khi khởi công 2 năm mới có phƣơng án chính xác giải phóng mặt bằng áp dụng chung cho các tỉnh có dự án đi qua trong khi đó thời gian thi công của dự án quy định chỉ có 2 năm, trong quá trình thực hiện còn để xẩy ra tình trạng đền bù đất thổ cƣ bình quân cho mỗi hộ, không căn cứ vào thực tế để thực hiện đền bù nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ thiệt hại 6 tỷ đồng, không thành lập ban giải phóng mặt bằng mà giao cho đơn vị kinh doanh thực hiện gây hậu quả là khiếu kiện kéo dài, thời gian thi công và hoàn thành chậm so với quy định 2 năm; Dự án quốc lộ 5 đoạn km 47 - km 62 đền bù không có đối tƣợng ở 3 huyện thị làm thất thoát 13 tỷ đồng;

Từ các dẫn chứng trên cho thấy công tác giải phóng mặt bằng tại các ban quản lý dự án và các địa phƣơng có dự án trên địa bàn còn thiếu trách nhiệm gây lãng phí, thông đồng để bòn rút tiền của nhà nƣớc, đền bù thiếu công khai, không đúng quy định làm cho khiếu kiện kéo dài gây lãng phí nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng.

- Trong khâu lựa chọn nhà thầu: Tình hình thực hiện quy chế quản lý đầu tƣ và quy chế đấu thầu tại nhiều địa phƣơng và các bộ, ngành còn chƣa

tuân thủ đúng quy định; dự án thực hiện quy chế đấu thầu thấp so với số dự án phải thực hiên quy chế đấu thầu. Những quyết định trên đây là một trong những nguyên nhân trong việc tạo ra sự tham nhũng, thất thoát, lãng phí và các hành vi tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tƣ.

Thất thoát, lãng phí do mời thầu dự án không đầy đủ hoặc thời gian đấu thầu quá gấp; man trá về tiêu chuẩn kỹ thuật, những tiêu chuẩn kỹ thuật của hồ sơ mời thầu có thể phát sinh ra thất thoát do còn mập mờ, quá chi tiết, không phù hợp với mục tiêu đã xác định hoặc sửa đổi một cách bí ẩn. Các quy định lỏng lẻo về đặc điểm kỹ thuật làm tăng tổng giá trị của hợp đồng; các tiêu chuẩn kỹ thuật của một đợt đấu thầu có thể qua chi tiết tới mức nó loại bỏ hoàn toàn sự cạnh tranh, nhƣ:

Dự án đầu tƣ XDCB Cầu Kiền “Trong hồ sơ thầu, đề bài do chủ đầu tƣ đƣa ra có quy định: Các sản phẩm cơ khí có liên quan đến cấp chịu lực của cây cầu dây văng này đƣợc quy định 4 Hãng danh tiếng cung cấp và cuối cùng Hãng VSL-một tập đoàn đa quốc gia trúng thầu...”. Tuy nhiên chỉ một kẽ hở trong đơn thầu là “hàng do hãng VSL cung cấp chứ không phải do hãng VSL sản xuất”;

Hoặc dự án quốc lộ 51, đầu bài ra không rõ ràng về chi phí xây lắp phụ, khi xử lý chủ quản đầu tƣ đã phải quyết toán một khoản 3,5% giá trị xây lắp làm thất thoát 6,9 tỷ đồng; ngoài ra việc kiểm tra, xem xét khả năng và điều kiện lựa chọn nhà thầu tham gia đấu thầu không “rõ ràng” nên trong quá trình thi công công ty trách nhiệm hữu hạn trúng thầu đã bỏ dở, để hoàn thành tiếp gói thầu đó ban quản lý dự án lại phải làm lại hồ sơ, thủ tục để đơn vị khác thi công gây nên sự thất thoát, lãng phí không đáng có và cuối cùng là Nhà nƣớc phải chịu. Hoặc khi hợp đồng với đơn vị thi công, không kiểm tra đơn giá trúng thầu hạng mục giải phân cách đã làm tổn thất 140 triệu đồng;

Dự án quốc lộ 10, đơn giá trúng thầu cho hạng mục dở tải của gói thầu

Cầu Quý Cao (22.000đ/m3 cao gấp 4-7 lần so với cùng loại công tác này của

các gói thầu đƣờng (2.500-5.000đ/m3) với số tiền chênh lệch 1,26 tỷ đồng; Trong tổ chức đấu thầu: Còn hiện tƣợng chia nhỏ gói thầu, công trình có giá trị lớn thành các gói thầu, hạng mục nhỏ hơn mức quy định phải đấu thầu để thực hiện chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế. Trong trƣờng hợp phải đấu thầu thì thông đồng, móc ngoặc giữa bên mời thầu và nhà thầu hoặc giữa các nhà thầu để thay nhau trúng thầu. Thủ đoạn thông thƣờng là bỏ thầu với nhiều điều kiện ƣu thế hơn các nhà thầu khác, sau đó tăng giá bằng các phụ lục hợp đồng, phát sinh, tiết lộ giá chuẩn và thông tin bỏ thầu của các đối thủ cạnh tranh; liên kết giữa nhiều nhà thầu để đấu thầu giả, tạo điều kiện cho một nhà thầu trúng thầu sau đó san sẻ hợp đồng.

Công trình ống, kho, cảng LPG Thị Vải, sai phạm 134,371 tỷ đồng trong đó có sai phạm do việc lựa chọn nhà thầu, do đã lựa chọn nhà thầu còn “non” kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện một dự án lớn (Công ty thiết kế và xây dựng dầu khí (PVECC) là tổng thầu).Việc lựa chọn nhà thầu phụ cũng cũng vậy, đƣợc chỉ định thầu từ khâu khảo sát thiết kế, mua sắm vật tƣ, xây lắp một số hạng mục công trình nhƣng không có chức năng, giấy phép hành nghề khảo sát và không đủ năng lực thi công, lại ký giao cho các nhà thầu phụ khác. Năng lực yếu kém của các nhà thầu phụ dẫn đến kéo dài tiến độ thực hiện dự án và phát sinh nhiều vấn đề trong quản lý đầu tƣ.

- Trong khâu mua vật tư, thiết bị: Hiện nay ngày càng nhiều dự án có tỷ lệ thiết bị trong tổng mức đầu tƣ nhất là các thiết bị nhập khẩu, việc mua sắm thiết bị nƣớc ngoài ngày càng nhiều thì hiện tƣợng gửi giá trong các hợp đồng cũng tăng lên. Riêng đối với mua sắm vật tƣ, thiết bị trong nƣớc thủ đoạn thất thoát thông thƣờng là: khai khống số lƣợng vật tƣ, giá trị vật tƣ.

Trong thời kỳ “sốt” xi măng một số công trình đã lợi dụng quyết toán xi măng ở thời điểm sốt cao để tăng giá công trình; đánh tráo vật tƣ tại 2 cột móng đƣờng dây 500KV tại Quảng Bình KTNN đã phát hiện công nhân xây dựng đƣa sắt Thái Nguyên thay cho sắt Liên Xô (cũ).

Một số công trình khác có sự thay thế xi măng mác cao bằng xi măng mác thấp. Một số thiết bị do quy định rất nhiều thông số kỹ thuật… gây khó khăn trong việc giao nhận, kiểm tra hay xác minh nên các nhà cung cấp thƣờng lợi dụng sự tƣơng tự của các hãng thiết bị nhƣng chất lƣợng và giá cả thì rất khác nhau làm thất thoát và giảm giá trị của công trình thiết bị theo hồ sơ thiết kế.

Thiết bị các nhà máy Đƣờng đƣợc nhập từ Trung Quốc, đa số các thiết bị đó có từ thập kỷ 60 đã cũ và công nghệ lạc hậu và hậu quả là có nhà máy đƣờng mới xây dựng xong đã ngừng hoạt động do giá thành cao, nhiều nhà máy đƣờng phải sửa chữa, thay đổi và vốn đƣợc cấp bổ sung. Qua kiểm toán 34 Công ty, nhà máy đƣờng cho thấy số thiết bị nhập của nhiều hãng khác nhau trên lục địa Trung Quốc với thủ tục giao nhận không rõ ràng, không đồng bộ, nên khi thi công hầu hết các công ty, nhà máy đƣờng đều phải gia công, bổ sung các thiết bị do giao không đầy đủ… với giá trị hàng tỷ đồng.

Tại gói thầu Sân vận động quốc gia Mỹ Đình thuộc dự án Khu Liên hợp thể thao Quốc gia trong hồ sơ trúng thầu phần thiết bị nhập ngoại có cam

Một phần của tài liệu Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách, phân tích dưới góc độ kiểm toán nhà nước (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)