Cơ sở pháp lý về quản lý và phối hợp quản lý sinh viên nước

Một phần của tài liệu Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài ở trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng (Trang 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Cơ sở pháp lý về quản lý và phối hợp quản lý sinh viên nước

các trường Cao đẳng

Sinh viên nước ngoài học trong các trường cao đẳng tại Việt Nam trước hết họ cũng là sinh viên, là người học do vậy họ cũng chịu sự quy đinh của pháp luật Việt Nam, của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục như đối với sinh viên Việt Nam. Bên cạnh đó, do là người nước ngoài nên họ còn có những quy định riêng dành cho người nước ngoài khi học tập và sinh sống tại Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nam. Để thực hiện tốt việc quản lý công tác sinh viên nước ngoài, người quản lý cần phải dựa trên cơ sở pháp lý thể hiện bằng các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

* Luật Giáo dục (2005):

Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực giáo dục đồng thời có những quy định mang tính nguyên tắc cho các cơ sò đào tạo, cho người học.

Trong Luật Giáo dục thể hiện các nội dung liên quan đến việc quản lý công tác SVNN như: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục” (Điều 16) ; “Không truyền bá tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác” (Điều 19); “Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước...chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội” (Điều 20); Người học phải “Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường” (Điều 85);

Luật Giáo dục cũng nêu rõ quyền của người học: “được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình” (Điều 86). Đây là một nội dung quan trọng liên quan nhiều đến công tác sinh viên nói chung và sinh viên nước ngoài nói riêng.

Ngoài ra Luật còn quy định về các hành vi người học không được làm như: “người học không được gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; không được xúc phạm nhân phẩm, danh đự đối với cán bộ, giáo viên và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

người học khác; không được gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng” (Điều 88). Vấn đề này liên quan đến công tác giáo dục chính tri tư tưởng, đạo đức, lối sống, công tác an ninh, trật tự an toàn cho sinh viên. Luật Giáo dục cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng như khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong học tập và nghiên cứu khoa học (Điều 108, 109) và đây là tiền đề để các trường phải chủ động trong viộc quản lý sinh viên nước ngoài nói chung và công tác sinh viên nước ngoài nói riêng;

Khen thưởng và kỷ luật là hai vấh đề chính trong công tác sinh viên cũng được Luật Giáo dục đề cập như: “người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng”(Điều 116), người nào có một trong các hành vi sau đây thì bị xử lý vi phạm: “...Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác...” (Điều 118). Đối với sinh viên nước ngoài công tác thi đua khen thưởng được Luật đặt ngang bằng với sinh viên Việt Nam vì họ cũng là đối tượng người học và trong thực tế áp dụng họ còn được khuyến khích hơn để bù đắp về yếu tố tinh thần.

* Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy

Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hộ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ- BGDĐT ngày 13 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là quy chế học sinh sinh viên số 42).

Quy chế này quy định quyền và nghĩa vụ của học sinh sinh viên; nội dung công tác học sinh, sinh viên; hệ thống tổ chức, quản lý; thi đua, khen

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thưởng và kỷ luật. Quy chế này áp dụng đối với học sinh, sinh viên các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy và thay thế cho Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1584/GD-ĐT ngày 27/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; thay thế Quyết định số 39/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/08/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Quy chế Công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo.

Đây là một quy chế quan trọng nhất ưong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy về công tác học sinh sinh viên, là cảm nang cho cán bộ quản lý và sinh viên trong các trường thực hiện.

Nội dung chính của Quy chế gồm có chương quy định về quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (Điều 4, Điều 5 và Điều 6) trong đó nêu:

Quyền của học sinh sinh viên; Nghĩa vụ của học sinh sinh viên;

Các hành vi học sinh sinh viên không được làm

Chương quy định nội dung công tác học sinh sinh viên (Điều 7 đến Điều 12):

Công tác tổ chức hành chính

Công tác tổ chức, quản lý học tập và rèn luyện của học sinh sinh viên Công tác y tế, thể thao

Thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh sinh viên

Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chương quy định hệ thống tổ chức, quản lý (Điều 13 đến Điêu 17) trong đó có:

Hệ thống tổ chức, quản lý công tác học sinh sinh viên Trách nhiệm của Hiệu trưởng

Đơn vị phụ trách công tác học sinh sinh viên Giáo viên chủ nhiệm

Lớp học sinh, sinh viên

Chương quy định thi đua, khen thưởng và kỷ luật (Điều 18 đến Điều 24) trong đó có:

Nội dung, hình thức thi đua, khen thưởng Trình tự, thủ tục xét khen thưởng

Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật

Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật học sinh sinh viên.

Quyền khiếu nại về thi đua khen thưởng

Đối với sinh viên nước ngoài, bên cạnh việc thực hiện công tác sinh viên về cơ bản như sinh viên Việt Nam, công tác sinh viên nước ngoài có thêm một số công viộc khác mang tính chất đặc thù đối với sinh viên nước ngoài mà Quy chế công tác người nước ngoài học tại Việt Nam quy định.

* Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam

Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 08 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế 33). Quy chế này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quy định việc tiếp nhận và quản lý đào tạo đối với người nước ngoài học tại Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hoặc cho phép tiếp nhận.

Phạm vi điều chỉnh của Quy chế này là công dân nước ngoài đến học tập, nghiên cứu và thực tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hộ thống giáo dục Quốc dân của Việt Nam bao gồm học sinh chuyên nghiệp, sinh viên cao đẳng, sinh viên đại học, học viên sau đại học. Như vậy công tác sinh viên nước ngoài về cơ bản giống như sinh viên Việt Nam tại các cơ sở đào tạo và có thêm một số công tác đặc thù mà Quy chế này quy định như:

Hồ sơ sinh viên nước ngoài Thủ tục tiếp nhận

Chế độ tài chính Chế độ học lưu ban Chế độ nghỉ học

Ngoài ra Quy chế cũng quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục có tiếp nhận đào tạo sinh viên nước ngoài theo Hiệp định, sinh viên nước ngoài tự túc; trách nhiệm của cơ sở quản lý, phục vụ sinh viên nước ngoài như chịu trách nhiệm về mặt đời sống vật chất, sinh hoạt của sinh viên nước ngoài thuộc phạm vi quản lý. Phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm giải quyết kịp thời các việc liên quan đến sinh viên nước ngoài thuộc phạm vi quản lý.

Bên cạnh Quy chế học sinh sinh viên số 42 về công tác học sinh sinh viên, Quy chế này có một chương quy định nhiệm vụ và quyền của Lưu học sinh và một chương khen thưởng và kỷ luật.

Như vậy hiện nay để quản lý tốt công tác sinh viên nước ngoài cẩn phải nắm bắt chặt chẽ hai Quy chế vừa nêu (Quy chế HSSV số 42 và Quy chế 33), đây là hai quy chế gần gũi với người quản lý và áp dụng hàng ngày cho sinh viên nước ngoài. Đối với sinh viên nước ngoài học theo Hiệp định thì cần phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nắm bắt Thông tư 16/2006/TT- BTC ngày 07/03/2006 của Bộ Tài chính quy định về chế độ suất chi đào tạo đối với sinh viên Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam.

Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú (Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/10/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

Quy chế này quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các trưòng trong việc tổ chức quản lý khu nôị trú, quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên trong các khâu liên quan đến việc ăn, ở, học tập, sinh hoạt...trong Ký túc xá.

Đối với sinh viên nước ngoài hầu hết các trường đều tạo điều kiện để sinh viên nước ngoài được ở nội trú, vì vậy Quy chế này cùng với Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam sẽ là văn bản hướng dẫn sinh viên nước ngoài thực hiện và là văn bản để người quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác sinh viên nước ngoài trong các cơ sở đào tạo.

Một phần của tài liệu Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài ở trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)