8. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Phương pháp quản lý sinh viên
Phương pháp quản lý là công cụ, là bộ phận chủ yếu và năng động nhất của quản lý. Quản lý có đạt được hiệu quả và mục tiêu hay không đều do phương pháp quyết định. Phương pháp trong quản lý thường mang tính chất tổng hợp đồng bộ, nhất quán và ăn khớp với nhau. “Phương pháp là công cụ quản lý, có đặc trưng cơ bản là luôn luôn tác động lên con người”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Có rất nhiều phương pháp quản lý tuỳ theo cách phân loại khác nhau. Phân loại loại thường dựa vào nội dung và tính chất hoạt động của quản lý. Theo cách này, có các phương pháp chủ yếu như sau: phương pháp thuyết phục, phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính tổ chức, phương pháp tâm lý giáo dục.
i, Phương pháp thuyết phục
Thuyết phục là dùng lý lẽ tác động vào đối tượng để làm thay đổi nhận thức của đối tượng quản lý khiến đối tượng tự nguyện thừa nhận yêu cầu của nhà quản lý từ đó thay đổi thái độ, hành vi cho phù hợp.
Đây là phương pháp cơ bản để giáo dục con người. Chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý, không chỉ bằng lý lẽ của mình mà còn bằng tình cảm, tấm gương, uy tín của mình. Cũng cần chú ý rằng phương pháp này luôn gắn bó với tất cả các phương pháp khác.
Có thể thay đổi nhận thức sai thành đúng qua một số biện pháp khác nhau. Trong đó, thuyết phục là biện pháp có lợi nhất nó tránh được sự trả giá ở một số biện pháp khác. Thuyết phục phải được coi là biện pháp đầu tiên, không thuyết phục được mới phải dùng các biện pháp khác.
Đối với SV có thể sử dụng phương pháp thuyết phục như:
+ Thuyết phục bằng lời nói: Dùng uy tín của CB, GV để cảm hoá SV thông qua các buổi sinh hoạt chính trị, giáo dục đạo đức lồng ghép với các môn học, tiết học… các buổi toạ đàm, gặp gỡ trò chuyện, đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với HS, SV.
+ Thuyết phục bằng hành động:
- Tạo ra gương người tốt, việc tốt xung quanh SV để các em noi theo và tạo động lực “thi đua ngầm”.
- Qua các việc làm của nhà giáo và bạn bè, người thân (CB, GV và người thân phải là tấm gương mẫu mực sinh động, thống nhất giữa nói và làm).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tổ chức các hoạt động có ý nghĩa đạo đức giúp các em trải nghiệm và tự rèn luyện bản thân.
ii, Phương pháp kinh tế
Phương pháp này là cách thức tác động của chủ thể vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế.
Cơ sở phương pháp là quy luật kinh tế và quy luật tâm lý của con người. Nội dung của phương pháp là đưa ra các lợi ích kinh tế cho đối tượng tự lựa chọn từ đó có phương pháp hành động tương ứng.
Nhằm điều chỉnh hoạt động của các đối tượng quản lý bằng các hoạt động vật chất khác để xác lập trật tự kỷ cương, gắn trách nhiệm cá nhân với quyền lợi vật chất họ được hưởng, thưởng, phạt, phụ cấp, tiền lương…
Đối với SV có thể sử dụng phương pháp này thông qua các biện pháp như:
- Thưởng bằng tiền hay vật chất khác một cách tương xứng cho những hành vi hay thành tích tốt.
- Kích thích bằng học bổng, tham quan hè…
- Quà tặng trong các buổi sinh hoạt lớp, đoàn và trong các đợt thi đua phong trào…
iii, Phương pháp hành chính tổ chức:
Hành chính tổ chức là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính.
Đây là phương pháp mang tính chất cưỡng chế đơn phương. Khi một quyết định ban ra cấp dưới chỉ chấp hành và mức độ cưỡng chế đó tuỳ thuộc vào tính chất của từng cơ quan và tuỳ thuộc vào từng tình huống. Phương pháp này khơi dậy động lực và sức mạnh của mỗi tổ chức. Nếu tổ chức đánh mất quyền lực thì tổ chức đó không còn phát huy tác dụng.
Những biện pháp hành chính thường mang tính chất bắt buộc, vì vậy khi áp dụng phương pháp này đối với SV nhất là SV cá biệt cần phải lưu ý quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
điểm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trước hết là làm cho SV ý thức đầy đủ và rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi thực hiện các yêu cầu của nhà quản lý giáo dục. Thông qua tuần sinh hoạt công dân SV đầu khoá học, năm học, qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm, đài phát thanh, thông tin nội bộ… Khi vận dụng cũng phải linh hoạt, mềm dẻo thông qua các hình thức xử lý như phê bình, khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ và buộc thôi học….
iv, Phương pháp tâm lý xã hội:
Đây là phương pháp tác động và đối tượng quản lý thông qua tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, sở thích của đối tượng, bằng dư luận xã hội, bầu không khí tập thể….
Đặc điểm của phương pháp là không thuyết phục con người bằng quyền uy, bằng vật chất mà bằng dư luận xã hội, tình cảm cộng đồng để gây lòng tin và ý thức trách nhiệm của con người. Nó được thực hiện trên cơ sở sự tôn trọng nhân cách người lao động và những quy ước của nhóm, tập thể, những giá trị văn hoá tinh thần của cộng đồng, xã hội.
Có thể vận dụng phương pháp này trong quản lý SV như:
- Tạo sự ảnh hưởng từ các nhóm mà SV là thành viên: Nhóm nhỏ (nhóm bạn học tổ), nhóm lớn (lớp học, chi đoàn) để tạo sự thi đua giữa các thành viên trong nhóm và các nhóm. Xây dựng nhóm tự quản, tự đánh giá, lấy bầu không khí thân ái, đoàn kết giúp đỡ nhau của nhóm để giáo dục cảm hoá SV.
- Dùng dư luận xã hội: tạo những dư luận xã hội tích cực nhằm phản ánh đúng và điều chỉnh hành vi của SV như tốt thì khen xấu thì lên án trước tập thể.
- Sử dụng vai trò của (lớp và đoàn) để điều chỉnh hành vi của SV (tạo áp lực tập thể lên cá nhân).
- Sử dụng biện pháp tăng cường và xoá bỏ bằng cách dùng những hình thức kích thích thưởng và phạt để tăng cường những hành vi nhà trường mong đợi và xoá bỏ những hành vi không mong đợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bốn phương pháp quản lý vừa nêu, chúng ta thấy mỗi phương pháp đều có mặt mạnh, mặt hạn chế. Các mặt mạnh của phương pháp này phần nào khắc phục mặt hạn chế của phương pháp kia.
Nếu phương pháp thuyết phục tác động vào nhận thức, tâm lý, tác động vào ý chí, tình cảm của con người một cách nhẹ nhàng, làm thay đổi nhận thức để con người có thái độ, hành vi đúng, thì nó lại dễ gây tư tưởng ỷ lại, nhờn; phương pháp hành chính với quan hệ quyền uy - phục tùng sẽ hỗ trợ “thuyết phục” và “tác động tâm lý” phát huy hiệu quả. Đó chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tình và lý. Trong quản lý nếu chỉ có tình mà không có lý thì cũng không đủ và ngược lại. Còn phương pháp kinh tế sẽ tác động đến lợi ích, đến nhu cầu của con người sẽ thúc đẩy con người làm việc hiệu quả, tích cực. Người quản lý dù có uy tín, dù có thuyết phục tác động tâm lý giỏi đến đâu nhưng chỉ thuyết phục suông thì cũng không bền.
Ngược lại: Nếu chỉ dùng phương pháp hành chính hoặc kinh tế có thể gây tâm lý ức chế, sự chống đối, sự bất cần và mất đoàn kết trong nội bộ. Cho nên, kết hợp với thuyết phục và tác động tâm lý sẽ khắc phục được tình trạng trên.
Vì vậy trong thực tế quản lý, người ta phải sử dụng đồng bộ các phương pháp nhưng phương pháp kinh tế cần được coi trọng hơn, đặc biệt đối với SV trong bối cảnh hiện nay.
1.4. Vấn đề phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong quản lý sinh viên ngƣời nƣớc ngoài ở trƣờng cao đẳng
1.4.1. Cơ sở pháp lý về quản lý và phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài tại các trường Cao đẳng các trường Cao đẳng
Sinh viên nước ngoài học trong các trường cao đẳng tại Việt Nam trước hết họ cũng là sinh viên, là người học do vậy họ cũng chịu sự quy đinh của pháp luật Việt Nam, của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục như đối với sinh viên Việt Nam. Bên cạnh đó, do là người nước ngoài nên họ còn có những quy định riêng dành cho người nước ngoài khi học tập và sinh sống tại Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nam. Để thực hiện tốt việc quản lý công tác sinh viên nước ngoài, người quản lý cần phải dựa trên cơ sở pháp lý thể hiện bằng các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
* Luật Giáo dục (2005):
Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực giáo dục đồng thời có những quy định mang tính nguyên tắc cho các cơ sò đào tạo, cho người học.
Trong Luật Giáo dục thể hiện các nội dung liên quan đến việc quản lý công tác SVNN như: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục” (Điều 16) ; “Không truyền bá tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác” (Điều 19); “Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước...chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội” (Điều 20); Người học phải “Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường” (Điều 85);
Luật Giáo dục cũng nêu rõ quyền của người học: “được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình” (Điều 86). Đây là một nội dung quan trọng liên quan nhiều đến công tác sinh viên nói chung và sinh viên nước ngoài nói riêng.
Ngoài ra Luật còn quy định về các hành vi người học không được làm như: “người học không được gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; không được xúc phạm nhân phẩm, danh đự đối với cán bộ, giáo viên và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
người học khác; không được gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng” (Điều 88). Vấn đề này liên quan đến công tác giáo dục chính tri tư tưởng, đạo đức, lối sống, công tác an ninh, trật tự an toàn cho sinh viên. Luật Giáo dục cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng như khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong học tập và nghiên cứu khoa học (Điều 108, 109) và đây là tiền đề để các trường phải chủ động trong viộc quản lý sinh viên nước ngoài nói chung và công tác sinh viên nước ngoài nói riêng;
Khen thưởng và kỷ luật là hai vấh đề chính trong công tác sinh viên cũng được Luật Giáo dục đề cập như: “người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng”(Điều 116), người nào có một trong các hành vi sau đây thì bị xử lý vi phạm: “...Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác...” (Điều 118). Đối với sinh viên nước ngoài công tác thi đua khen thưởng được Luật đặt ngang bằng với sinh viên Việt Nam vì họ cũng là đối tượng người học và trong thực tế áp dụng họ còn được khuyến khích hơn để bù đắp về yếu tố tinh thần.
* Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy
Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hộ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ- BGDĐT ngày 13 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là quy chế học sinh sinh viên số 42).
Quy chế này quy định quyền và nghĩa vụ của học sinh sinh viên; nội dung công tác học sinh, sinh viên; hệ thống tổ chức, quản lý; thi đua, khen
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thưởng và kỷ luật. Quy chế này áp dụng đối với học sinh, sinh viên các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy và thay thế cho Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1584/GD-ĐT ngày 27/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; thay thế Quyết định số 39/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/08/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Quy chế Công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo.
Đây là một quy chế quan trọng nhất ưong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy về công tác học sinh sinh viên, là cảm nang cho cán bộ quản lý và sinh viên trong các trường thực hiện.
Nội dung chính của Quy chế gồm có chương quy định về quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (Điều 4, Điều 5 và Điều 6) trong đó nêu:
Quyền của học sinh sinh viên; Nghĩa vụ của học sinh sinh viên;
Các hành vi học sinh sinh viên không được làm
Chương quy định nội dung công tác học sinh sinh viên (Điều 7 đến Điều 12):
Công tác tổ chức hành chính
Công tác tổ chức, quản lý học tập và rèn luyện của học sinh sinh viên Công tác y tế, thể thao
Thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh sinh viên
Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương quy định hệ thống tổ chức, quản lý (Điều 13 đến Điêu 17) trong đó có:
Hệ thống tổ chức, quản lý công tác học sinh sinh viên Trách nhiệm của Hiệu trưởng
Đơn vị phụ trách công tác học sinh sinh viên Giáo viên chủ nhiệm
Lớp học sinh, sinh viên
Chương quy định thi đua, khen thưởng và kỷ luật (Điều 18 đến Điều 24) trong đó có:
Nội dung, hình thức thi đua, khen thưởng Trình tự, thủ tục xét khen thưởng
Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật học sinh sinh viên.
Quyền khiếu nại về thi đua khen thưởng
Đối với sinh viên nước ngoài, bên cạnh việc thực hiện công tác sinh viên về cơ bản như sinh viên Việt Nam, công tác sinh viên nước ngoài có thêm một số công viộc khác mang tính chất đặc thù đối với sinh viên nước ngoài mà Quy chế công tác người nước ngoài học tại Việt Nam quy định.
* Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam
Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 08 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế 33). Quy chế này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/