Khảo sát tính cần thiết

Một phần của tài liệu Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài ở trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng (Trang 93)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Khảo sát tính cần thiết

Qua trưng cầu ý kiến đối với các biện pháp phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài tại Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng mà chúng tôi đề xuất, kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp như sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết

của các biện pháp phối hợp quản lý sinh viên nƣớc ngoài tại trƣờng Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng

TT Các biện pháp phối hợp quản lý

Mức độ cần thiết (%) Rất cần thiết Cần thiết Không Cần thiết 1 Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy phối hợp

quản lý sinh viên người nước ngoài 45 55 2 Xây dựng kế hoạch phối hợp quản lý sinh

viên nước ngoài. 70 30 0

3 Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động

phối hợp quản lý SVNN. 75 25

0 0

3 Tăng cường tổ chức thực hiện hoạt động

phối hợp quản lý SVNN. 80 20 0

5 Tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 85 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhận xét:

Hầu hết các biện pháp đều có tính cần thiết hoặc rất cần thiết.

Biện pháp thứ ba (xây dựng kế hoạch phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài) có tính “rất cần thiết” cao. Điều này cũng đúng với chức năng quan trọng nhất của phối hợp quản lý là kế hoạch hoá.

Như vậy, có thể nói các biện pháp đã nêu trên để phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài đều có tính cần thiết cao.

3.3.2. Khảo sát tính khả thi

Qua trưng cầu ý kiến đối với các biện pháp phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài tại Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng mà chúng tôi đề xuất, kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp như sau:

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp phối hợp quản lý sinh viên nƣớc ngoài tại trƣờng Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng

TT Các biện pháp phối hợp quản lý

Mức độ khả thi (%) Rất khả

thi

Khả thi Không

Khả thi 1 Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy phối hợp

quản lý sinh viên người nước ngoài 65 35 0

2 Xây dựng kế hoạch phối hợp quản lý sinh

viên nước ngoài. 70 30 0

3

Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động

phối hợp quản lý SVNN. 60 40

0 0

3

Tăng cường tổ chức thực hiện hoạt động

phối hợp quản lý SVNN. 80 20 0

5

Tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 86 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhận xét:

Hầu hết các biện pháp đều có tính khả thi hoặc rất khả thi, không có biện pháp nào không khả thi, điều đó chứng tỏ các biện phối hợp pháp quản lý sinh viên nước ngoài sẽ phù hợp với điều kiện thực tế của trường.

Như vậy có thể thấy các cán bộ Lãnh đạo của các Phòng, Khoa, Ban cũng cho rằng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi nêu ra là hoàn toàn đúng và phù hợp. Điều đó đã khuyến khích, động viên chúng tôi về kết quả nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 87 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 3

Qua các biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm nâng cao chất lượng quản lý sinh viên nước ngoài tại nhà trường. Các biện pháp đề xuất là:

Biện pháp 1: Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài Biện pháp 3: Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài

Biện pháp 4. Tăng cường tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài

Biện pháp 5: Tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá việc phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài.

Các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình nâng cao chất lượng phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài tại nhà trường. Nội dung của việc triển khai các biện pháp phối hợp phải đảm bảo một số nguyên tắc chủ yếu như:

- Đảm bảo tính định hướng của Đảng, nhà nước trong dạy nghề - Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, chặt chẽ

- Đảm bảo tính thực tế và khai thác được tính tự chủ của mỗi bên

Thực hiện tốt các nội dung sẽ góp phần nâng cao chất lượng phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài.

Qua các ý kiến của các cán bộ, giáo viên nhà trường, các chuyên gia cũng đã khẳng định tính khả thi của các biện pháp đề ra. Mỗi biện pháp đều đảm bảo được tính nguyên tắc, khoa học và phù hợp với thực tiễn nhà trường.

Với các luận giải nêu trên, nếu được áp dụng một cách đồng bộ thì các biện pháp sẽ phát huy tác dụng trong việc nâng cao công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài nói riêng và toàn thể sinh viên nhà trường nói chung. Từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 88 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Công tác SV là một bộ phận trọng tâm, chủ yếu hình thành nhân cách cho người học trong toàn bộ quá trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Nghiên cứu về CT SV, đặc biệt là QL SV người nước ngoài là một công việc phức tạp. Phức tạp vì tính đa dạng của các nội dung CT SV và phức tạp do sự không ổn định của các chính sách vi mô cũng như hoàn cảnh điều kiện thực tế của mỗi cơ sở giáo dục đào tạo trong từng thời gian và không gian quy định.

Nghiên cứu về phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên người nước ngoài của trường CĐ nghề Bách Nghệ Hải Phòng đã chỉ ra những vấn đề lý luận, những vấn đề còn tồn tại trong công tác phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài của nhà trường hiện nay, đồng thời đưa ra các biện pháp mang tính tổng thể của chu trình phối hợp quản lý và cũng đặt vấn đề cho xu hướng phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài trong bối cảnh hội nhập đa dạng hơn, số lượng sinh viên nước ngoài nhiều hơn và đến từ nhiều quốc gia với nhiều loại hình đào tạo khác nhau. Điều đó sẽ giúp Nhà trường chủ động hơn trong công tác quản lý khi mà Trường cũng đã xây dựng xong bản chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2020, góp phần thúc đẩy chất lượng đào tạo sinh viên nước ngoài nói riêng và chất lượng đào tạo toàn trường nói chung, thúc đẩy hợp tác quốc tế đa phương trong lĩnh vực đào tạo. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là một tài liệu tham khảo về quản lý công tác sinh viên nước ngoài cho các cơ sở đào tạo Đại học, cao đẳng có sinh viên nước ngoài theo học.

Kết quả vấn đề nghiên cứu được trình bày trong luận văn đã cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ nêu ra. Từ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng đề tài đã đề xuất các biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục tronng quản lý SV nước ngoài ở trường CĐ nghề Bách nghệ Hải Phòng. và bước đầu đã được đông đảo CB, GV (qua khảo sát và phỏng vấn, trao đổi) nhất trí và cho rằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 89 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các biện pháp đó là rất cần thiết và có tính khả thi cao, hoàn toàn có thể thực hiện được trong hoàn cảnh của nhà trường hiện nay.

Các biện pháp phối hợp quản lý mà chúng tôi đề xuất là:

Biện pháp 1: Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy phối hợp quản lý sinh viên người nước ngoài.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài. Biện pháp 3: Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài.

Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài.

Biện pháp 5: Tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá việc phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài.

Các biện pháp mang tính hệ thống, đồng bộ, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này hỗ trợ cho biện pháp kia tuân theo quy trình quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, khắc phục ngay những vấn đề tồn tại trong phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài của Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng. Các biện pháp đều rất quan trọng trong quá trình phối hợp quản lý nhưng các biện pháp được nhấn mạnh trong thời điểm hiện nay là “Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài” phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các đơn vị; xây dựng và quán triệt những quy định chung của nhà trường đối với cán bộ làm công tác quản lý của các phòng, khoa, ban chức năng và sinh viên nước ngoài; xây dựng kế hoạch tổng thể công tác phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài cho từng học kỳ và năm học; tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài của Trường.

Kết quả nghiên cứu cũng góp phần triển khai và thực hiện tốt các văn bản quản lý nhà nước về giáo dục như Quy chế học sinh, sinh viên; Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam; Thông tư của các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Công an... và đặc biệt sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 90 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sinh viên nước ngoài, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên các nước; Góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nói chung và lĩnh vực dạy nghề nói riêng.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hiện nay, Quy chế phối hợp quản họ lý học sinh, sinh viên các trường Cao đẳng nghề vẫn áp dụng theo quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo, các văn bản, thông tư hướng dẫn và quyết định của Bộ Lao động - Thương Binh & xã hội vẫn chưa có đầy đủ và chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, ví dụ như bộ Lao động - Thương binh & Xã hội chưa có Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam nhà trường phải dựa vào Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam của BGD&ĐT được ban hành kèm theo Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 08 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tuy nhiên Quy định này chưa được thay thế hoặc sửa đổi nên một số nội dung đã bị lệch pha với những yêu cầu mới của Quy chế 42. Vì vậy, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Lao động - Thương Binh & Xã hội cần có những nghiên cứu để ban hành những quy định phù hợp với tình hình hiện nay.

2.2. Đối với Ban Giám hiệu trường CĐN Bách Nghệ Hải Phòng

- Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng cần kiện toàn bộ máy tổ chức sao cho một phòng ban không kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, cần linh hoạt trong công tác phân công nhiệm vụ,tạo điều kiện cho các đơn vị phối kết hợp với nhau một cách hiệu quả. Đặc thù của hoạt động phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài khác với sinh viên Việt Nam là phải cần nhiều thời gian hơn bởi vì: thứ nhất, do ngôn ngữ của sinh viên nước ngoài còn hạn chế, khi triển khai công tác sinh viên khó khăn hơn; thứ hai, trong công tác phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài còn gạp nhiều bỡ ngỡ vì công tác đào tạo này Nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó các cán bộ quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 91 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phải quan tâm sâu sát vể mọi mặt đối với sinh viên nước ngoài, vì đây là lĩnh vực quản lý con người thường nhạy cảm trong quan hệ quốc tế...

- Nhà trường cần sớm ban hành quy định cụ thể về công tác phối hợp quản lý SVNN, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ cho các phòng, khoa, ban chức năng, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị. Qua đó tạo cơ sở để các phòng, ban chức năng thực hiện và phối hợp thực hiện. Sự quan tâm của các tổ chức Đoàn thể đối với công tác này luôn cần được chú trọng (đặc biệt là vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc giúp đỡ sinh viên nước ngoài khi mới đến Việt Nam trong năm đầu).

- Để hoạt động phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài đạt hiệu quả và có

chiều sâu, cần phải phối hợp tốt hơn nữa giữa nhà trường với các đơn vị ngoài trường như Công an Phường, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an TP Hải Phòng, Đại sứ quán nước Nigeria, các Tổ chức Hữu nghị và các trường có SVNN theo học...

- Công tác kiểm tra đánh giá cần phải được tiến hành thường xuyên, nhằm tránh những rủi ro do chủ quan trong các khâu phối hợp quản lý.

-. Phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài là một công tác đặc thù do có

sự khác nhau về nhiều mặt (văn hoá, tâm lý, xã hội, địa lý, lịch sử, hình thức học tập...) giữa sinh viên nước ngoài với Sinh viên Việt Nam, đòi hỏi các bộ phận phối hợp quản lý phải tốn nhiều thời gian, sức lực hơn vì vậy Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng cũng nên quan tâm, động viên đối với các cán bộ làm công tác này bằng các hình thức như có chế độ cụ thể cho những cán bộ trực tiếp tham gia, khen thưởng biểu dương các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./. .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 92 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ QLGD & ĐT.

2. Đặng Quốc Bảo (2007), Hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý

nhà trường phổ thông, Tập bài giảng Cao học Quản lý Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. 4. Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng

5. Trần Khánh Đức, Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. 6. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Đặng Xuân Hải (2006), Quản lý sự thay đổi, Tập bài giảng Cao học QLGD. 8. PGS.TSKH Nguyễn Văn Hộ, Cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo

dục.

9. I.Đ Tơrotchenkô, GD và QL phối hợp các công tác tư tưởng. 10. Trần Kiểm, Những vấn đề cỏ bản của khoa học quản lý giáo dục.

11. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý Nhà nước về Giáo dục lý luận và thực tiễn. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. M.I Kônđacốp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường Cán bộ QLGD & ĐT.

13. M.I Kônđacốp, Cơ sở lý luận của KHQLGD.

14. Nghị định của chính phủ số: 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề

15. Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ QLGD & ĐT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 93 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

16. Quy chế về hoạt động của sơ sở dạy nghề ban hành theo quyết định số: 1114/ BLĐTBXH-QĐ ngày 12/9/1996 của Bộ trưởng bộ lao động thương

Một phần của tài liệu Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài ở trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)