8. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Chức năng nhiệm vụ của các lực lượng giáo dục trong quản lý
viên người nước ngoài ở trường Cao đẳng
Trong mỗi nhà trường Cao đẳng các lực lượng tham gia công tác quản lý sinh viên nước ngoài của Trường là do Ban Giám hiệu chỉ đạo trực tiếp các phòng, ban khoa chức năng thực hiện các công việc theo chức năng. Trong phân công nhiệm vụ của Ban Giám hiệu, Hiệu trưởng giao cho một Phó Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của Phòng Quản lý sinh viên và phòng Đào tạo liên quan đến hai mảng là học tập và rèn luyện của sinh viên. Bộ máy tổ chức, quản lý liên quan đến công tác sinh viên nước ngoài của Trường cao đẳng gồm:
Hộ thống tổ chức, quản lý sinh viên nước ngoài theo mô hình: Hiệu trưởng, đơn vị phụ trách công tác sinh viên nước ngoài, giáo viên chủ nhiệm và
Đoàn Thanh Niên Khoa Chuyên Môn
Ban Giám hiệu
Phòng Quản lý sinh viên Phòng Y Tế Phòng Bảo vệ Phòng Tài vụ Phòng Hành chính Quản trị Phòng Đào tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lớp sinh viên không được thực hiện rõ nét, hoàn chỉnh mà thay vào đó là từ Hiệu trưởng đến các phòng ban khoa chức năng.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, khoa liên quan đến công tác phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài.
Công tác phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài là một hoạt động rộng có liên quan đến nhiều lĩnh vực như chế độ chính sách; công tác tổ chức hành chính; công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên nước ngoài; công tác văn hoá, y tế, thể thao; công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn, chính sách, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; công tác quản lý sinh viên nước ngoài nội; công tác xuất nhập cảnh và đăng ký tạm trú...Chính vì vậy công tác phối kết giữa các phòng ban khoa chức năng là rất quan trọng.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban khoa liên quan tới công tác phối hợp quản lý sinh viên nước ngoài như sau:
Phòng Quản lý sinh viên:
Chức năng của Phòng Quản lý sinh viên là tham mưu và giúp việc Hiệu trưởng về công tác sinh viên nước ngoài. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác sinh viên nước ngoài theo quy định của nhà nước và của trường.
Nhiệm vụ cụ thể về công tác sinh viên nước ngoài là:
Đón và tiếp nhận sinh viên nước ngoài theo yêu cầu và quy định của nhà trường của Bộ Giáo dục và của các cơ quan hữu quan trên địa bàn.
Giới thiệu, hướng dẫn sinh viên các thủ tục nhập học, đăng ký tạm trú, tạm vắng tại cơ quan chính quyền sở tại;
Phụ trách ký túc xá bố trí chỗ ở cho sinh viên tại Ký túc xá của Trường, quản lý sinh viên nội trú. Phối hợp với các phòng liên quan như Phòng Hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chính Quản trị chuẩn bị phòng ở cho sinh viên nước ngoài. Đảm bảo phòng ở có các đồ dùng và trang thiết bị cần thiết theo chế độ của sinh viên nước ngoài.
Đăng ký tạm trú cho sinh viên nước ngoài với Công an Phường sở tại; Phối hợp với Phòng Hành chính Quản trị cấp phát trang thiết bị phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ dùng sinh hoạt, mạng Internet... theo đúng yêu cầu đề ra.
Phối hợp với Phòng Đào tạo tổ chức việc học tập chính khoá, học phụ đạo cho sinh viên nước ngoài.
Phối hợp với Phòng Tài vụ giải quyết các vấn đề về chế độ chính sách liên quan đến học bổng, kinh phí, chế độ của sinh viên nước ngoài, thanh toán giảng phụ đạo sinh viên nước ngoài cho giáo viên.
Làm thủ tục xuất, nhập cảnh và gia hạn tạm trú cho sinh viên nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
Tổ chức gặp mặt, liên hoan cho sinh viên nước ngoài nhân các ngày Lễ, Tết. Theo dõi và tìm các giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật của sinh viên nước ngoài trong học tập và trong cuộc sống;
Phối hợp với Phòng Bảo vệ bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho sinh viên nước ngoài.
Phối hợp với phòng y tế mua bảo hiểm y tế cho sinh viên nước ngoài theo quy định.
Tổ chức cho sinh viên nước ngoài đi tham quan, nghỉ mát theo chế độ. Tổng hợp tình hình sinh viên nước ngoài và làm báo cáo trình Ban giám hiệu, Đại sứ quán, Thành uỷ...
Phối hợp với các phòng ban khoa tổ chức các buổi Lễ tốt nghiệp và bàn giao sinh viên nước ngoài tốt nghiệp cho Đại sứ quán, tiễn sinh viên nước ngoài về nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chức năng của Phòng Hành chính Quản trị là phối hợp với Phòng Quản lý sinh viên trang bị phòng ở cho sinh viên nước ngoài theo tiêu chuẩn. Chuẩn bị phương tiện đón, đưa sinh viên nước ngoài về nước.
Nhiệm vụ cụ thể là:
Trang cấp phòng ở ban đầu cho sinh viên nước ngoài như giường, tủ, bàn ghế, chăn ga, gối đệm... theo quy định.
Nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định phục vụ học tập, sinh hoạt cho sinh viên nước ngoài Chuẩn bị phương tiện đón sinh viên nước ngoài về trường và đưa tiễn sinh viên nước ngoài về nước.
Quản lý căn tin nhà ăn cho sinh viên nước ngoài đảm bảo tốt các yêu cầu đề ra của Nhà trường
Phòng Đào tạo
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Đào tạo là làm thủ tục và tổ chức về công tác đào tạo cho học viên nước ngoài. Phối hợp với Phòng Quản lý sinh viên, các khoa lên chương trình đào tạo, cấp phát bằng…
Phòng Tài vụ:
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tài là lập dự toán, quản lý kinh phí trên cơ sở chế độ được cấp của sinh viên nước ngoài theo quy định trong hợp đồng liên kết. Phốỉ hợp với các Phòng, Ban chức năng liên quan để thực hiện công tác chi tiêu, sử dụng kinh phí theo dự toán đúng quy định.
Trạm Y tế:
Chức năng và nhiệm vụ của phòng Y tế là chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho sinh viên, công tác y tế học đường và phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường trong ký túc xá sinh viên nước ngoài. Phối hợp với Phòng Tài vụ mua bảo hiểm y tế cho sinh viên nước ngoài.
Phòng Bảo vệ:
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Bảo vệ trong công tác sinh viên nước ngoài là bảo vệ an ninh, trật tự và tài sản khu Ký túc xá sinh viên nước ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phối hợp với Phòng Quản lý sinh viên, các cơ quan chức năng giải quyết các vụ việc liên quan đến sinh viên nước ngoài khi cần thiết.
Khoa Chuyên môn:
Chức năng nhiệm vụ của khoa chuyên môn xây dựng, quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy; quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBNV thuộc khoa:
Triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt
Tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo cho các môn học do khoa phụ trách.
Quản lý sinh viên, học viên theo quy định của Trường; phối hợp với phòng Đào tạo trong việc lập và hoàn thiện hồ sơ sinh viên;
Phối hợp với phòng Đào tạo trong việc làm thủ tục tiếp nhận sinh viên mới, cấp thẻ sinh viên và các giấy tờ khác cần thiết cho sinh viên; thực hiện các chế độ chính sách, xét cấp học bổng, xét thi đua khen thưởng kỷ luật cho sinh viên.
Chức năng nhiệm vụ của đoàn thanh niên:
Đoàn thanh niên nhà trường là một tổ chức chính trị - xã hội, tham mưu và đề xuất với Đảng ủy- Ban giám hiệu nhà trường về quy chế chính sách bảo vệ quyền lợi cho Đoàn viên thanh niên Nhà trường, đồng thời tập trung tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên thực hiện chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên nâng cao trình độ mọi mặt cho Đoàn viên thanh niên, tạo điều kiện cho Đoàn viên thanh niên có điều kiệm học tập rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và học vấn.
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong công tác quản lý sinh viên ngƣời nƣớc ngoài
1.5.1. Nhận thức của sinh viên và Cán bộ giáo viên về công tác sinh viên
Để làm bất kỳ việc gì, nhận thức cũng là khâu đầu tiên đối với hành động có ý thức của con người. Đối với công tác học sinh, sinh viên cũng vậy. Nhận thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
rõ tầm quan trọng, vai trò vị trí của công tác này sẽ là cơ sở cho hoạt động tích cực, tự giác, hiệu quả. Ngược lại, nhận thức mơ hồ, không đầy đủ, hoặc nhận thức sai (cho là công tác này không cần thiết) sẽ dẫn đến hành động ít hiệu quả, thậm chí là sai lầm. Vì vậy nhận thức rõ công tác học sinh, sinh viên là một nhân tố có ảnh hưởng cơ bản đến quản lý công tác học sinh, sinh viên.
Vì thế việc nâng cao nhận thức về công tác học sinh, sinh viên cho cán bộ, giáo viên và HS, SV là một việc làm quan trọng và cần thiết có tính chất quyết định đến nâng cao chất lượng công tác học sinh, sinh viên trong quá trình đào tạo của nhà trường.
1.5.2. Điều kiện vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý sinh viên
Như trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào, trong quá trình dạy học, giáo dục, người ta phải sử dụng các phương tiện lao động nhất định. Cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục và SV. Đây là một hệ thống bao gồm trường sở, nhà ở ký túc xá, thiết bị chung, thiết bị dạy và học và các thiết bị phục vụ cho các hoạt động khác như văn hóa, văn nghệ, thể thao, lao động sản xuất, vui chơi giải trí… Cơ sở vật chất trường học là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy - học và giáo dục trong nhà trường. Thiếu điều kiện này thì quá trình đó không thể diễn ra hoặc diễn ra ở dạng không hoàn thiện.
Trong công tác sinh viên cũng vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò rất quan trọng. Không thể nói SV học tập tốt nếu nhà trường thiếu phòng học, phải học ghép hay học ca ba. Chất lượng học tập sẽ không cao khi không có hoặc thiếu thiết bị dạy học cũng như tài liệu, giáo trình… có nghĩa là cần phải có thiết bị cho việc dạy và học… Muốn tổ chức các hoạt động thực hành, thực tập và lao động sản xuất cho SV phải có công cụ, máy móc. Người ta không thể tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao khi không có sân bãi và trang thiết bị khác. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, các hoạt động học tập, rèn luyện và các hoạt động giao lưu, hoạt động xã hội khác của SV không chỉ bó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hẹp trong khuôn viên nhà trường như chiến dịch hè tình nguyện, nghiên cứu khoa học, công tác xã hội từ thiện, thi đấu văn nghệ thể thao… thì không thể không có kinh phí và các phương tiện vật chất hỗ trợ.
Tóm lại, không thể nói đến giáo dục toàn diện một khi không có cơ sở vật chất kỹ thuật. Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật chỉ phát huy tác dụng khi nó phù hợp với mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức quản lý công tác học sinh, sinh viên.
1.5.3. Đội ngũ cán bộ quản lý
Có chủ trương, đường lối đúng đắn, có kế hoạch khoa học, hợp lý nhưng không có cán bộ có đức, có tài để chỉ đạo và tổ chức thực hiện thì kế hoạch dù có khoa học hợp lý tới đâu, chủ trương đường lối dù có đúng đắn đến mức nào đi chăng nữa thì cũng không đạt được mục tiêu đã định. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công chủ trương đường lối và đạt được mục tiêu đã định đó là “công tác cán bộ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ví cán bộ như dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng và Chính phủ thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được. Người xác định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”, “Vấn đề cán bộ là vấn đề trọng yếu, rất cần thiết”.
Trong công cuộc đổi mới toàn bộ và sâu sắc của đất nước ngày nay, giáo dục được coi là “Quốc sách hàng đầu”, đòi hỏi cán bộ quản lý nhà trường nói chung, cán bộ quản lý nhà trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp nói riêng cần xác định đúng vị trí vai trò công tác quản lý nhà trường, đảm bảo tốt quản lý nhà nước về giáo dục, quản lý đồng bộ, thống nhất các nội dung trong hoạt động quản lý, trong vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân. Muốn vậy, mỗi cán bộ quản lý phải:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Thực sự là cốt cán trong đội ngũ nhân lực giáo dục ở nhà trường; thực sự là hạt nhân trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp quản lý và thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường.
Quan hệ bạn bè của SV: Quan hệ bạn bè và bạn bè khác giới là những quan hệ không thể thiếu của SV trong thời gian học ở trường. Bạn bè thân có tác động tới cá nhân SV rất lớn, chỉ sau sự ảnh hưởng của gia đình và các thầy cô giỏi và có uy tín. Bạn bè tốt sẽ tác động đến SV tốt và ngược lại. Vì vậy cần phải có định hướng và phương pháp quản lý phù hợp để giảm thiểu tối đa tác động xấu, tiêu cực của bạn bè tới SV là rất quan trọng và cần thiết.
1.5.4. Đặc điểm tâm lý, văn hóa, thói quen sinh hoạt của sinh viên nước ngoài
Sinh viên nước ngoài sinh ra và lớn lên được học tập tại các trường từ mầm non đến hết bậc trung học phổ thông của nước ngoài rồi mới vào các trường đại học, cao đẳng. Chính điều kiện văn hoá xã hội của mỗi nước khác nhau đã tác động tới tâm lý của mỗi người ở mỗi nước là khác nhau, do đó phải khẳng định rằng đặc điểm tâm lý sinh viên nước ngoài nói riêng và người nước ngoài nói chung chắc chắn khác với người Việt Nam. Việc tìm hiểu tâm lý chung của một dân tộc, cộng đồng người là một việc khó đòi hỏi phải có một thời gian đủ để tìm hiểu về đời sống kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, tố chất của con người nơi người đó sinh sống và trải nghiệm...
Trong quá trình phát triển xã hội, con người đã thu thập được rất nhiều kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, con người và phương pháp nhận thức Ở mỗi quốc gia, những kinh nghiệm tri thức ấy tạo nên nền văn hoá, bản sắc của mỗi nước. Mỗi cá thể lĩnh hội nền văn hoá ấy lại tạo riêng cho mình một bản sắc cá nhân và cũng biến thành tâm lý của cá nhân, trong tâm lý của sinh viên mỗi nước có cái chung và cái riêng thống nhất với nhau tạo nên đặc điểm tâm lý riêng đặc thù của sinh viên mỗi nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sinh viên nước ngoài cũng giống sinh viên Việt Nam, họ có những nét nhân cách và có những đặc điểm cá nhân của sinh viên. Thế giới nội tâm của sinh viên là vô cùng phức tạp, phát triển nhân cách của sinh viên là một quá