Phương pháp công cụ khảo sát

Một phần của tài liệu Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài ở trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng (Trang 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.4.Phương pháp công cụ khảo sát

Phương pháp phát điều tra thông qua bảng hỏi tới cán bộ QL, giáo viên, chuyên viên các phòng, ban, khoa, và sinh viên người nước ngoài.

Phương pháp quan sát và trao đổi phỏng vấn trực tiếp với cán bộ giáo viên, sinh viên trong nhà trường. Chúng tôi trực tiếp quan sát và trao đổi phỏng vấn các cán bộ giáo viên sinh viên trong trường và thông qua các kết luận trong giao ban tuần của nhà trường về các hoạt động phối hợp của các phòng ban khoa và quan sát thái độ của sinh viên, trong công tác phối kết hợp của các phòng ban khoa về quản lý sinh viên nước ngoài trong nhà trường.

2.3. Thực trạng công tác quản lý sinh viên ngƣời nƣớc ngoài ở trƣờng CĐN Bách Nghệ Hải Phòng

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết của việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong quản lý SV người nước ngoài các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong quản lý SV người nước ngoài

Tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra xã hội học được gửi tới cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên viên của Trường với câu hỏi “Theo thầy/cô việc phối hợp các lực lượng giáo dục (Phòng, Ban, Khoa..) trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trường trong việc quản lý sinh viên nước ngoài đang theo học tại trường có cần thiết không?”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên trƣờng CĐNBN HP về sự cần thiết của việc phối hợp các lực lƣợng trong công tác quản lý

sinh viên ngƣời nƣớc ngoài

TT MỨC ĐỘ Tỉ lệ Cán bộ QL GV, nhân viên Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ 1 Rất cần thiết 15 75% 13 65% 2 Cần thiết 5 25% 4 20% 3 Không cần thiết 0 0 3 15%

Kết quả bảng 2.1 cho thấy 100% cán bộ quản lý đều nhận thức được việc phối hợp giữa các lực lượng, phòng, ban khoa trong nhà trường trong công tác quản lý giáo dục sinh viên người nước ngoài là điều cần thiết (75% cho rằng rất cần thiết). Có 85% GV và nhân viên cho rằng cần thiết (65% rất cần thiết), tuy nhiên vẫn còn 15% GV, nhân viên cho rằng không cần thiết.

Như vậy có thể thấy đa số cán bộ quản lý, GV, nhân viên của nhà trường đều thấy được tầm quan trọng của việc quản lý, giáo dục sinh viên trong nhà trường nói chung và SV người nước ngoài nói riêng không phải là nhiệm vụ riêng của một cá nhân hay một bộ phận nào của trường, mà đó là trách nhiệm chung của tất cả cán bộ GV, nhân viên trong nhà trường. Chính vì vậy để công tác quản lý, giáo dục sinh viên đạt hiệu rất cần có sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, tạo thành một sức mạnh tổng hợp, tác động đồng bộ tới nhân cách người học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Thực trạng phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý sinh viên người nước ngoài tại trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng sinh viên người nước ngoài tại trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng

2.3.2.1. Phối hợp trong quản lý SV đầu vào và hoạt động đầu khóa học

Trường cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng là một trong số ít trường Cao đẳng nghề có sinh viên nước ngoài theo học. Số sinh viên nước ngoài học tại trường đều theo hình thức liên kết đào tạo do chính phủ cử đi học. Nhà trường chỉ phải lo cho công tác giảng dạy và sinh hoạt theo chế độ quy định trong hợp đồng. Sinh viên nước ngoài theo học tại trường đều là người nước Nigeria, học chủ yếu là hai ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển, đây là hai ngành trọng điểm của nhà trường có thế mạnh trong đào tạo.

Về biện pháp quản lý SV đầu vào và các hoạt động đầu khóa học, đã được khảo sát bằng phiếu hỏi các đối tượng khảo sát cho kết quả sau:

Bảng 2.2: Tình hình quản lý SV đầu vào và các hoạt động đầu khóa học

(Đơn vị: %) STT Các hoạt động Đối tƣợng Khảo sát Ý kiến đánh giá Tốt TB Chưa tốt

1 Công tác kiểm tra hồ sơ nhập học

CB - GV 87.5 12,5 0

SV 94,0 6,0 0

2 Công tác kiểm tra sức khỏe sau khi vào trường

CB - GV 87,5 10,0 2,5 HS - SV 84,0 12,0 4,0

3 Tổ chức cho sinh viên nước ngoài học tập chính trị đầu năm

CB - GV 75,0 25,0 0 HS - SV 80,0 20,0 0

4 Giúp SV mới nhanh chóng thích nghi với điều kiện môi trường mới

CB - GV 55,0 25,0 20,0 HS - SV 44,0 34,0 22,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả trên đây cho thấy tất cả các hoạt động quản lý SV đầu vào và hoạt động đầu khóa được đánh giá phần lớn là tốt và trung bình. Kết quả này sát với thực tế, vì hàng năm trước khi đón SV nước ngoài Nhà trường đều có thành lập ban đón tiếp SV:

+ Nắm hồ sơ, danh sách số lượng SV theo ngành học, để có kế hoạch bố trí chỗ ở cho SV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phân lớp và phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, chỉ định ban cán sự lớp lâm thời để quản lý lớp và đưa lớp nhanh chóng đi vào ổn định.

+ Liên kết các trung tâm y tế hoặc bệnh viện đa khoa tổ chức kiểm tra sức khỏe đầu vào; thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể cho SV.

+ Tổ chức cho sinh viên học tập, sinh hoạt chính trị đầu khóa học với nhiều nội dung sát với tình hình thực tế như:

Giới thiệu về nội quy nhà trường đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; phổ biến nội quy, quy chế, chế độ chính sách với người học.

Giới thiệu về nội dung chương trình học tập trong thời gian sinh viên được đào tạo tại nhà trường

Giới thiệu truyền thống Nhà trường lịch sử phát triển và hình thành. Tổ chức gặp gỡ giữa lãnh đạo Nhà trường với đại diện SV các khóa cũ với SV khóa mới...

+ Làm thủ tục đăng ký tạm trú cho SV.

Đây là những công tác cơ bản ban đầu quản lý SV từ lúc nhập học đến khi ổn định nơi ăn chốn ở và học tập...

Một số hoạt động còn có ý kiến đánh giá GV và SV là chưa tốt và không rõ về quản lý SV đầu vào và hoạt động đầu khóa học của trường, chẳng hạn:

Có 20 % ý kiến của CB- GV và 22 % ý kiến của SV đánh giá chưa tốt về hoạt động giúp SV thích nghi với môi trường mới, các ý kiến đó cho thấy Nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trường cần cải tiến và quan tâm nhiều hơn nữa, đối với SV người nước ngoài khi lần đầu tới một môi trường học tập mới.

2.3.2.2. Phối hợp trong quản lý các nội dung học tập, rèn luyện của sinh viên nước ngoài

i, Quản lý các nội dung học tập

Qua khảo sát các khâu trong quá trình học tập bằng phiểu hỏi đối với GV, và SV người nước ngoài kết quả như sau:

Bảng 2.3: Các hoạt động học tập trên lớp của SV

(Đơn vị: %) STT Các hoạt động Đối tƣợng khảo sát Mức độ hoàn thành Tốt Trung bình Chƣa tốt

1 Chuẩn bị bài trước khi lên lớp

GV 25,0 40,0 35,0

SV 76,0 32,0 12,0

2 Tập trung nghe giảng và ghi chép bài GV 55,0 25,0 20,0 SV 60,0 28,0 12,0 3 Thảo luận GV 30,0 25,0 45,0 SV 60,0 24,0 16,0 4 Làm bài tập thực hành GV 30,0 35,0 35,0 SV 54,0 30,0 16,0

5 Ôn thi và kiểm tra GV 40,0 35,0 25,0

SV 58,0 34,0 8,0

6 Thực hiện quy chế thi, kiểm tra

GV 55,0 25,0 15,0

SV 60,0 30,0 10,0

Kết quả khảo sát trên cho thấy SV thực hiện “tốt” và “trung bình” các hoạt động sau (tính tỷ lệ chung giữa GV và SV):

- Tập trung nghe giảng và ghi chép bài: 57,5% Tốt, 26,5% Trung bình - Ôn thi và kiểm tra : 49 % Tốt, 34,5% Trung bình - Thực hiện quy chế thi, kiểm tra : 57,5 % Tốt, 27% Trung Bình Qua theo dõi cũng kết quả khảo sát đã phản ánh khá chính xác và phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường vì: Nghe giảng và ghi chép bài là một trong những nội dung chính của SV trên lớp; hoạt động này ngoài nỗ lực tự thân của SV để nắm vững kiến thức môn học còn có sự giám sát của GV,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngoài ra còn có giám sát của Thanh tra giáo dục, Phòng công tác SV. Việc tổ chức thi kết thúc học phần hoặc môn học ở Trường thường tập trung vào cuối mỗi học kỳ nên hầu hết SV có ý thức học tập rất cao, họ tranh thủ mọi thời gian để học nhằm đạt được kết quả cao nhất. Tuy nhiên ngoài thời gian ôn thi và kiểm tra vẫn còn nhiều SV chưa chăm chỉ học tập tuy thời gian nhàn rỗi có nhiều. Đây cũng là một vấn đề cần lưu ý trong công tác quản lý các nội dung học tập của SV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những vấn đề còn nhiều ý kiến đánh giá chưa tốt hoặc có sự đánh giá chênh lệch giữa GV và SV như:

Chuẩn bị bài trước khi lên lớp của SV: Đa số SV được hỏi đều cho là đã thực hiện “tốt” và “trung bình”, nhưng GV lại cho rằng chỉ có 65,0 % SV chuẩn bị “tốt” và “trung bình” còn 35,0% chuẩn bị chưa tốt. Hiện tượng này cho thấy SV có ý thức trong việc ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới, nhưng việc chuẩn bị đó là chưa đủ và chưa sâu. Chính vì vậy khi GV kiểm tra bài cũ đầu giờ, phát vấn trong quá trình học bài mới hoặc kết quả không cao qua kiểm tra hết từng chương đã phán ánh điều đó. Vì vậy trong quá trình quản lý nội dung học tập của SV cần lưu ý hướng dẫn các em về phương pháp học tập có hiệu quả hơn.

Hoạt động thảo luận và làm bài tập thực hành cũng chưa thật tốt, có sự đánh giá chênh lệch tương tự giữa GV và SV. Cụ thể có 45 % ý kiến của GV cho rằng hoạt động thảo luận của HS, SV là chư tốt và 35 % ý kiến cho rằng hoạt động làm bài tập thực hành của SV là chưa tốt. Trong khi hầu hết ý kiến của SV cho là “tốt” và “trung bình”. Vấn đề này do nhiều lý do như: vai trò của GV trong công tác hướng dẫn thảo luận và làm bài tập thực hành là rất quan trọng để việc chấp hành của SV trong thảo luận và làm bài tập nhóm được nghiêm túc và chất lượng tốt. Mặt khác cũng phải thấy một thực tế là kỹ năng thảo luận số đông SV còn rất yếu. Việc làm bài tập thực hành nếu không có sự giám sát, hướng dẫn của GV thì rất nhiều SV thiếu tự giác, thậm chí sao chép bài của bạn...đây cũng là vấn đề đáng chú ý để có biện pháp khắc phục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Quản lý các nội dung rèn luyện của SV

Nhà trường đã có nhiều hoạt động để giáo dục phẩm chất đạo đức lối sống cho SV như:

- Hình thành và tổ chức các lực lượng tham gia quản lý và giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho SV như: Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ giảng dạy, Phòng Công tác SV; GV chủ nhiệm, tập thể lớp, chi đoàn, Ban quản lý ký túc xá...Đó là những lực lượng đề ra mục tiêu nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cũng như tổ chức thực hiện các kế hoạch đó trong toàn Trường. Trong đó vai trò của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phòng Công tác HS, SV, Ban quản lý ký túc xá và GV chủ nhiệm là rất quan trọng.

- Công tác giáo dục phẩm chất đạo đức lối sống cho SV người nước ngoài được gắn kết với các hoạt động trong Nhà trường từ giảng dạy, học tập, lao động đến các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp; lồng ghép các phong trào thi đua, khen thưởng, kỷ luật...

- Nhà trường đã ban hành quy định về công tác SV và quy định đánh giá rèn luyện của SV trên cơ sở cụ thể hóa Quy chế 42/2007 và Quy chế 60/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của SV cũng như những điều cấm SV không được làm, đồng thời cũng quy định rõ tiêu chí, mức điểm, nội dung quy trình đánh giá kết quả rèn luyện của SV sau mỗi học kỳ, năm học và khóa học. Ngoài ra Nhà trường còn ban hành nhiều văn bản quy định và hướng dẫn khác nhằm giúp SV người nước ngoài thuận lợi trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của SV trong Nhà trường nhằm hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu trong rèn luyện đạo đức, lối sống do thiếu hiểu biết gây nên.

Khảo sát về kết quả phẩm chất đạo đức, lối sống của SV người nước ngoài Nhà trường qua phiếu hỏi đối với CBQL, GV, nhân viên và chính những SV người nước ngoài kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.4: Đánh giá kết quả rèn luyện về phẩm chất đạo đức lối sống của SV ngƣời nƣớc ngoài ở trƣờng CĐN Bách Nghệ Hải Phòng

(Đơn vị: %)

Stt Đánh giá

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

sinh viên

Số ngƣời % Số ngƣời %

1 Hầu hết có biểu hiện đạo đức, lối sống tốt

39 65,0 22 55,0

2 Biểu hiện tốt nhiều hơn biểu hiện xấu

15 25 ,0 11 27,5

3 Biểu hiện xấu nhiều hơn biểu hiện tốt

6 10,0 4 10,0

4 Không quan tâm 0 0 3 7,5

Theo kết quả trên ta nhận thấy CB, GV và SV của Trường có nhận định khá lạc quan về biểu hiện hành vi đạo đức trong SV người nước ngoài của Trường. Có 65% ý kiến cán bộ, GV nhận định tốt về đạo đức, lối sống của SV và 25 % ý kiến nhận định biểu hiện tốt nhiều hơn biểu hiện xấu. Trong đó ý kiến của SV tuy có hơi dè dặt nhưng vẫn có tới 55 % ý kiến nhận định là tốt và 27,5 % nhận định biểu hiện tốt nhiều hơn biểu hiện xấu. Tuy nhiên trong SV vẫn còn 10 % nhận định biểu hiện xấu nhiều hơn biểu hiện tốt và 7,5 % không quan tâm đến vẫn đề này. Biểu hiện này có phần bi quan mà những nhà quản lý giáo dục của Trường cần quan tâm hơn nữa.

Kết quả khảo sát trên đây phản ánh khá chính xác so với kết quả phân loại rèn luyện đạo đức của SV giai đoạn 2010 - 2013 của Nhà trường và phòng Công tác HS, SV thống kê.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.5: Thống kê kết quả rèn luyện của HS, SV giai đoạn 2010 - 2013

(Đơn vị: %)

STT Năm học Tổng số

SV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả phân loại

XS Tốt Khá TBK TB Yếu Kém

1 2010 – 2011 100 15,0 55,0 19,0 9,0 2,0 0 0

2 2011 – 2012 200 13,5 46,5 27,5 10,0 2,5 0 0

3 2012 – 2013 100 13,0 59,0 17,0 7,0 4,0 0 0

(Nguồn do Phòng Công tác HS, SV cung cấp tháng 12/2013)

2.3.2.3. Phối hợp trong quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách Nhà nước đối với SV người nước ngoài

Sinh viên được chính phủ Nigeria cấp toàn bộ kính phí:

+ Học phí được chuyển theo họp đồng nguyên tắc giữa nhà trường và chính phủ Nigria.

+ Kinh phí ăn, ở Nhà trường luôn đảm bảo đúng theo quy chế đáp ứng tốt cho công tác ăn ở của sinh viên tại trường, không làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của sinh viên tại Trường

+ Bảo hiểm thân thể: Để đảm bảo quyền lợi cũng như sức khỏe của sinh viên nhà trường đã mua 100% bảo hiểm thân thê cho các sinh viên (theo đúng hợp đồng nhà trường và chính phủ Nigeria).

+ Tiền sinh hoạt hàng tháng được người quản lý (người nước Nigria) chi

Một phần của tài liệu Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài ở trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng (Trang 52)