Nội dung phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh

Một phần của tài liệu Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài ở trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng (Trang 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Nội dung phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh

người nước ngoài ở trường Cao đẳng

Đối với mỗi trường cao đẳng có sinh viên nước ngoài theo học thì việc thiết lập các mối quan hệ và phối hợp với các Đại sứ quán, các Tổ chức Hữu nghị, các cơ quan hữu quan như cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an Phường sở tại,...là một điều tất yếu. Các cơ quan này sẽ trực tiếp giải quyết những thủ tục về người nước ngoài học tập và cư trú tại Việt Nam theo Luật pháp Việt Nam và những quy định của phía nước ngoài.

Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam sẽ quản lý sinh viên nước ngoài thông qua các Trưởng đoàn sinh viên các nước học tập tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam. Đại sứ quán của mỗi nước có quyền thay mặt Chính phủ của nước sở tại để quyết định những vấn đề liên quan đến sinh viên nước ngoài học tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việt Nam như: thay đổi ngành học, cho phép sinh viên về nước, cho phép sinh viên bảo lưu, triệu tập sinh viên...

Các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài và các trường đại học để quản lý việc xuất nhập cảnh và gia hạn tạm trú cho sinh viên nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Công an Phường phối hợp với trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn hoặc nơi sinh viên nước ngoài cư trú để giải quyết thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng cho sinh viên nước ngoài trong quá trình học tập tại Việt Nam đồng thời phối hợp giải quyết các vấn đề về an ninh, trật tự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho sinh viên nước ngoài.

Phối kết hợp trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là rất quan trọng nó liên quan tới chính trị, quốc gia vì vậy, việc phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên đại bàn, nơi trường hoạt động là rất cần thiết, căn cứ vào khu vực có sinh viên nước ngoài cư trú để xây dựng kế hoạch phối hợp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho sinh viên nước ngoài; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến sinh viên nước ngoài. Kết hợp tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý sinh viên nước ngoài nội trú, ngoại trú theo quy định của Bộ chủ quản, theo quy định của Pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Khác với sinh viên Việt Nam, sinh viên nước ngoài phải đăng ký tạm trú với công an phường (xã) nơi cư trú họ còn phải đăng ký tạm trú với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh (thành phố), thời hạn đó được ghi trên hộ chiếu của sinh viên nước ngoài, khi hết hạn cơ sở đào tạo phải làm thủ tục gia hạn cho sinh viên. Làm thủ tục xuất nhập cảnh: Là sinh viên nước ngoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nên trong quá trình học tập, mỗi lần sinh viên về nước và trở lại trường, sinh viên nước ngoài phải làm thủ tục xuất nhập cảnh. Tuỳ theo quy định hiện hành giữa Nhà nước ta với nước bạn mà có thể miễn thị thực (Visa) hoặc không. Nếu không miễn, cơ sở đào tạo phải xin cấp thị thực cho SV về nước. Thủ tục này do Cục Xuất nhập cảnh hoặc Phòng Xuất nhập cảnh (công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) giải quyết. Nếu trường đại học cao đẳng đó được Bộ chủ quản uỷ quyền thì trường làm công văn trực tiếp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Vì vậy đây là một nội dung rất quan trọng đó là kết quả của sự phối hợp giữa các phòng ban trong nhà trường với các ban ngành có liên quan trong công tác xuất nhập cảnh và đăng ký tạm trú.

Là người nước ngoài nên SV bị hạn chế về mặt ngôn ngữ ở những năm đầu, bên cạnh đó yếu tố tâm lý, tình cảm và văn hoá xã hội... của sinh viên nước ngoài khác với sinh viên Việt Nam nên việc tổ chức hai hoạt động này phải hết sức cụ thể, chu đáo. Sinh viên nước ngoài không thể hiểu hết được những quy định về pháp luật Việt Nam cũng như những quy định chi tiết của Bộ liên quan, của nhà trường nếu như người quản lý không tìm hiểu, phổ biến cặn kẽ và liên tục cũng như tóm lược những vấn đề chính yếu để phổ biến cho sinh viên nước ngoài. Để quản lý tốt hai hoạt động này cần phải nắm bắt tư tưởng, thái độ, nhận thức, tâm lý...liên tục theo dõi, đánh giá tình hình và đặc biệt phải coi tình hữu nghị đoàn kết là trên hết qua đó thúc đẩy việc học tập và rèn luyện của sinh viên nước ngoài.

Trong mỗi Nhà trường phải phối hợp giữa các phòng ban như phòng Quản lý sinh viên, phòng tài vụ, phòng hành chính triển khai công tác về chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sách, chế độ sinh hoạt của sinh viên theo ký kết họp đồng đào tạo. Qua đó đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho các em trong quá trình học tập tại trường

Chế độ của sinh viên nước ngoài bên cạnh việc được nhận học bổng trực tiếp hay tự túc, sinh viên nước ngoài còn được trang bị phòng ở như giường, ga, đệm, gối, tủ đựng quần áo, bàn ghế ấm chén, phích tích, đèn quạt và một số trang bị cần thiết khác... theo quy định trong hợp đồng đào tạo theo hình thức liên kết đào tạo. Sinh viên được cấp các vật dụng sinh hoạt, dụng cụ thể thao, được phụ đạo, tham quan nghỉ mát, được nhà trường tổ chức gặp mặt nhân các ngày Lễ, Tết của Việt Nam và nước có sinh viên nước ngoài theo học. Cuối khoá học sinh viên nước ngoài được nhà trường mua vé máy bay và đưa tiễn sinh viên ra sân bay về nước.

Đối với sinh viên nước ngoài thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng rất cần được quan tâm. Vì vậy, công tác tổ chức thực hiện y tế trường học; tổ chức khám sức khoẻ cho sinh viên nước ngoài khi vào nhập học; bảo hiểm y tế; chăm sóc, phòng chống dịch, bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho sinh viên nước ngoài trong thời gian học tập theo quy định; xử lý kịp thời những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để học tập là một việc làm rất quan trọng trong công tác QLSV. Song song với công tác khám sức khỏe định kỳ thì nhà trường nên tạo điều kiện cơ sở vật chất cho sinh viên nước ngoài luyện tập thể dục, thể thao, tổ chức cho sinh viên nước ngoài tham gia các hoạt động thể đục, thể thao. Do đó công tác phối kết hợp giữa phòng y tế, bộ môn thể chất, Đoàn thanh niên phải có những kế hoạch cụ thể phối kết hợp khoa học để tổ chức được hoạt động này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý SV người nước ngoài bao gồm rất nhiều lực lượng, cả bên trong và bên ngoài nhà trường. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài luận văn chỉ đi nghiên cứu việc phối hợp giữa các phòng ban chức năng trong nhà trường Cao đẳng (Phòng Quản lý Sinh viên, Phòng Đào tạo, Phòng Hợp tác Quốc tế; Khoa Chuyên môn, Đoàn Thanh Niên; Ký túc xá…) trong việc quản lý SV người nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài ở trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng (Trang 35)