Đặc điểm tâm lý, văn hóa, thói quen sinh hoạt của sinh viên

Một phần của tài liệu Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài ở trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng (Trang 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.4. Đặc điểm tâm lý, văn hóa, thói quen sinh hoạt của sinh viên

Sinh viên nước ngoài sinh ra và lớn lên được học tập tại các trường từ mầm non đến hết bậc trung học phổ thông của nước ngoài rồi mới vào các trường đại học, cao đẳng. Chính điều kiện văn hoá xã hội của mỗi nước khác nhau đã tác động tới tâm lý của mỗi người ở mỗi nước là khác nhau, do đó phải khẳng định rằng đặc điểm tâm lý sinh viên nước ngoài nói riêng và người nước ngoài nói chung chắc chắn khác với người Việt Nam. Việc tìm hiểu tâm lý chung của một dân tộc, cộng đồng người là một việc khó đòi hỏi phải có một thời gian đủ để tìm hiểu về đời sống kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, tố chất của con người nơi người đó sinh sống và trải nghiệm...

Trong quá trình phát triển xã hội, con người đã thu thập được rất nhiều kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, con người và phương pháp nhận thức Ở mỗi quốc gia, những kinh nghiệm tri thức ấy tạo nên nền văn hoá, bản sắc của mỗi nước. Mỗi cá thể lĩnh hội nền văn hoá ấy lại tạo riêng cho mình một bản sắc cá nhân và cũng biến thành tâm lý của cá nhân, trong tâm lý của sinh viên mỗi nước có cái chung và cái riêng thống nhất với nhau tạo nên đặc điểm tâm lý riêng đặc thù của sinh viên mỗi nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sinh viên nước ngoài cũng giống sinh viên Việt Nam, họ có những nét nhân cách và có những đặc điểm cá nhân của sinh viên. Thế giới nội tâm của sinh viên là vô cùng phức tạp, phát triển nhân cách của sinh viên là một quá trình biện chứng của sự nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn, là quá trình chuyển từ các yêu cầu bên ngoài thành yêu cầu của bản thân sinh viên. Ở đây chúng ta đi sâu về văn hóa thói quen sinh hoạt của sinh viên nước ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phối kết hợp trong quản lý sinh viên nước ngoài. Do thay đổi môi trường trường sống, văn hóa điều kiện học tập vì vậy, không phải ngày ngay lập tức tất cả phải thay đổi để thích ứng với nét văn hóa, cách sinh hoạt để giống như sinh viên Việt Nam vấn đề này cần phải có thời gian nhất định, trong đó có những nét văn hóa thói quen không thể bỏ được của sinh viên nước ngoài. Vì vậy công tác phối kết hợp để quản lý sinh viên nước ngoài cần phải có sự thay đổi nhất định so với công tác phối hợp quản lý sinh viên Việt Nam. Ví dụ: công tác phối hợp quản lý xuất nhập cảnh, công tác phối hợp về đảm bảo an ninh chật tự những công tác trên cần có thêm lực lượng giáo dục khác tham gia, quy trình phối hợp sử lý sự việc cũng khác so với sử lý sự việc của sinh viên Việt Nam. Chính vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 1

Sau khi trình bày các khái niệm công cụ và thuật ngữ có liên quan tới đề tài này với trọng tâm bàn về vai trò quản lý giáo dục SV nói chung và sinh viên người nước ngoài nới riêng ở các trường Cao đẳng. Chương 1, luận văn làm rõ các cơ sở lý luận khoa học về vấn đề nghiên cứu. Trong đó tác giả đã dựa vào các tài liệu và sự phân tích tổng hợp để hệ thống và làm rõ các khái niệm về quản lý giáo dục nói chung và quản lý công tác SV nói riêng, các yếu tố của công tác quản lý SV đồng thời cũng làm sáng tỏ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác SV trong bối cảnh hiện nay nhằm thực hiện tốt các nội dung công tác SV mà Bộ Giáo dục Đào tạo đã quy định đối với các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHỐI HỢP CÁC LỰC LƢỢNG GIÁO DỤC TRONG QUẢN LÝ SINH VIÊN NƢỚC NGOÀI

Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÁCH NGHỆ HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát về trƣờng cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng

2.1.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng

Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng được thành lập từ năm 2001 tiền thân là trường Dân lập Bách nghệ. Trải qua 13 năm hình thành và phát triển, trường Cao đẳng Nghề Bách Nghệ Hải Phòng đã dần khẳng định được thương hiệu về quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo (từ chỗ đào tạo 200 học viên hệ sơ cấp nghề của năm 2001 đến nay quy mô đào tạo của trường đã phát triển lên đến hơn 4000 học sinh sinh viên với 3 cấp độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng nghề)

Là một trong 5 trường trong toàn quốc được tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện thuyền viên và cấp các loại chứng chỉ chuyên môn theo tiêu chuẩn của công ước STCW 78/95, các khoá đào tạo thuyền trưởng, đại phó các hạng tầu dưới 3000GT, sỹ quan boong, máy trưởng, sỹ quan máy, thuỷ thủ trưởng….

Trường đang dần từng bước trở thành một trong những địa chỉ cung cấp nguồn nhân lực có uy tín và chất lượng cho thị trường lao động Hải Phòng nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung.

Bên cạnh đó nhà trường còn đào tạo sinh viên người nước ngoài tham gia theo học ngành đi biển, mở ra hướng mới trong công tác đào tạo cung cấp nguồn nhân lực mang tính quốc tế.

Trường có 07 khoa đào tạo các ngành kỹ thuật và nghề kinh tế để cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao phục vụ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của các cơ quan cấp trên cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ - Giáo viên học sinh Nhà trường. Sinh viên tốt nghiệp làm việc trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có 67.53% có công việc ổn định, đúng nghề và 87% có việc làm sau khi tốt nghiệp. Nhà trường đã thực hiện thành công mô hình ba kết hợp: Đào tạo - Nghiên cứu khoa học - Phục vụ sản xuất, nhờ đó đã có những đóng góp quan trọng vào những vấn đề chiến lược cho đất nước trong một lĩnh vực như: hàng hải, đóng tàu, kinh tế…, trên khắp các địa bàn như Hải Phòng và các tỉnh phía bắc.

Hiện nay trường có 2 cơ sở đào tạo: Cơ sở chính tại 196/143 Trường Chinh - Kiến An - Hải Phòng, cơ sở 2 tại số 70 đường Mạc Quyết - Anh Dũng - Dương Kinh - Hải Phòng. Ngoài ra trường còn có mạng lưới đào tạo ở miền trung và niềm nam, trường hiện có 260 cán bộ, giảng viên và công nhân viên, 100% giảng viên của Trường đạt chuẩn. Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải phòng trong những năm qua đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cấp trên giao. Tập thể nhà trường liên tục được Đảng, Nhà nước, bộ, ngành Trung ương khen thưởng như trong đó tập thể giáo viên cán bộ công nhân viên được vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng 3 do chủ tịch nước trao tặng.

Cơ cấu tổ chức của Trường gồm có Hội đồng quản trị; Ban Giám hiệu; các Văn phòng Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên. Các phòng, ban chức năng gồm: Phòng Hành chính quản trị; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng đào tạo; Phòng thanh tra đảm bảo chất lượng; Phòng Quản lý sinh viên; Phòng Khoa học Công nghệ; Phòng Hợp tác Quốc tế; Phòng Tài vụ; Phòng Bảo vệ; Ban dự án; Ban Quản lý Ký túc xá; Thư viện; trung tâm thuyền viên; trung tâm hợp tác quốc tế; trung tâm Giáo dục thường xuyên; trung tâm huấn luyện và cung ứng lao động; phòng Y-tế. Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng có 7 Khoa: khoa Điều khiển tàu biển, khoa Máy khai thác, khoa Cơ khí đóng tàu, khoa Điện - Điện tử, khoa Kinh tế, khoa Xây dựng, khoa Công nghệ thông tin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mục tiêu của Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng là: “Tất cả vì

chất lượng đào tạo toàn diện”

2.1.2. Tình hình sinh viên nước ngoài tại Trường cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng Hải Phòng

Trường cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng đào tạo sinh viên nước ngoài kể từ năm 2012 với số lượng ban đầu là 100 sinh viên. Tính đến nay số lượng sinh viên nước ngoài đến học tập tại trường là 200 em. Số lượng sinh viên nước ngoài đang học đa số đến từ đất nước Nigeria.

Sinh viên nước ngoài học tại Trường Trường cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng đều là sinh viên học theo điện được Nhà nước cử đi học dưới dạng liên kết đào. Do sinh viên nước ngoài thuộc diện nhà nước cử đi học nên hầu như chế độ của các em được bao cấp, được bố trí chỗ ở tốt nhất trong khu Ký túc xá của Trường và có khu dành riêng cho sinh viên nước ngoài.

Trong tình hình hiện nay, Nhà trường luôn cố gắng liên kết và tìm nguồn đào là các sinh viên đến từ các nước trên thế giới đặc biệt là các nước châu phi.

Như vậy có thể nói công tác sinh viên nước ngoài tại Trường cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng là mới được hình thành trong một vài năm trở lại đây, hiện tại cũng như tương lai Nhà trường sẽ luôn cố gắng có sinh viên nước ngoài theo học và với những gì Trường cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng đang đổi mới và thực hiện chiến lược thì dự báo số lượng sinh viên nước ngoài theo học tại Trường cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng sẽ còn tăng lên.

2.2. Khái quát điều tra khảo sát thực thực tế

2.2.1. Mục đích điều tra khảo sát thực tế

Qua quá trình điều tra khảo sát trong công tác phối kết hợp giữa các phòng ban khoa trong nhà trường, qua đó ta có được các thông tin là cơ sở để đề xuất được các phương án tối ưu trong công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý sinh viên nước ngoài đạt được hiệu quả nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát bộ máy tổ chức, hệ thống quản lý, chức năng nhiệm vụ, công tác phối hợp giữa các phòng ban khoa chức năng trong nhà trường về công tác quản lý sinh viên nước ngoài tại trường, nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường về công tác phối hợp các lực lượng tham gia quản lý sinh viên.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát phục vụ cho công tác nghiên cứu điều tra thực trạng về công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong trường về công tác quản lý sinh viên gồm 20 cán bộ quản lý, 20 giáo viên của 2 khoa Máy tàu biển và Điều khiển tàu biển, 20 chuyên viên các Phòng, ban chức năng và đại diện 50 sinh viên người nước ngoài

2.2.4. Phương pháp công cụ khảo sát

Phương pháp phát điều tra thông qua bảng hỏi tới cán bộ QL, giáo viên, chuyên viên các phòng, ban, khoa, và sinh viên người nước ngoài.

Phương pháp quan sát và trao đổi phỏng vấn trực tiếp với cán bộ giáo viên, sinh viên trong nhà trường. Chúng tôi trực tiếp quan sát và trao đổi phỏng vấn các cán bộ giáo viên sinh viên trong trường và thông qua các kết luận trong giao ban tuần của nhà trường về các hoạt động phối hợp của các phòng ban khoa và quan sát thái độ của sinh viên, trong công tác phối kết hợp của các phòng ban khoa về quản lý sinh viên nước ngoài trong nhà trường.

2.3. Thực trạng công tác quản lý sinh viên ngƣời nƣớc ngoài ở trƣờng CĐN Bách Nghệ Hải Phòng

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết của việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong quản lý SV người nước ngoài các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong quản lý SV người nước ngoài

Tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra xã hội học được gửi tới cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên viên của Trường với câu hỏi “Theo thầy/cô việc phối hợp các lực lượng giáo dục (Phòng, Ban, Khoa..) trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trường trong việc quản lý sinh viên nước ngoài đang theo học tại trường có cần thiết không?”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên trƣờng CĐNBN HP về sự cần thiết của việc phối hợp các lực lƣợng trong công tác quản lý

sinh viên ngƣời nƣớc ngoài

TT MỨC ĐỘ Tỉ lệ Cán bộ QL GV, nhân viên Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ 1 Rất cần thiết 15 75% 13 65% 2 Cần thiết 5 25% 4 20% 3 Không cần thiết 0 0 3 15%

Kết quả bảng 2.1 cho thấy 100% cán bộ quản lý đều nhận thức được việc phối hợp giữa các lực lượng, phòng, ban khoa trong nhà trường trong công tác quản lý giáo dục sinh viên người nước ngoài là điều cần thiết (75% cho rằng rất cần thiết). Có 85% GV và nhân viên cho rằng cần thiết (65% rất cần thiết), tuy nhiên vẫn còn 15% GV, nhân viên cho rằng không cần thiết.

Như vậy có thể thấy đa số cán bộ quản lý, GV, nhân viên của nhà trường đều thấy được tầm quan trọng của việc quản lý, giáo dục sinh viên trong nhà trường nói chung và SV người nước ngoài nói riêng không phải là nhiệm vụ riêng của một cá nhân hay một bộ phận nào của trường, mà đó là trách nhiệm chung của tất cả cán bộ GV, nhân viên trong nhà trường. Chính vì vậy để công tác quản lý, giáo dục sinh viên đạt hiệu rất cần có sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, tạo thành một sức mạnh tổng hợp, tác động đồng bộ tới nhân cách người học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Thực trạng phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý sinh viên người nước ngoài tại trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng sinh viên người nước ngoài tại trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng

2.3.2.1. Phối hợp trong quản lý SV đầu vào và hoạt động đầu khóa học

Trường cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng là một trong số ít trường Cao đẳng nghề có sinh viên nước ngoài theo học. Số sinh viên nước ngoài học tại trường đều theo hình thức liên kết đào tạo do chính phủ cử đi học. Nhà trường chỉ phải lo cho công tác giảng dạy và sinh hoạt theo chế độ quy định trong hợp đồng. Sinh viên nước ngoài theo học tại trường đều là người nước Nigeria, học chủ yếu là hai ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển, đây là hai ngành trọng điểm của nhà trường có thế mạnh trong đào tạo.

Về biện pháp quản lý SV đầu vào và các hoạt động đầu khóa học, đã được khảo sát bằng phiếu hỏi các đối tượng khảo sát cho kết quả sau:

Bảng 2.2: Tình hình quản lý SV đầu vào và các hoạt động đầu khóa học

(Đơn vị: %) STT Các hoạt động Đối tƣợng Khảo sát Ý kiến đánh giá Tốt TB Chưa tốt

1 Công tác kiểm tra hồ sơ nhập học

CB - GV 87.5 12,5 0

SV 94,0 6,0 0

2 Công tác kiểm tra sức khỏe sau khi vào trường

CB - GV 87,5 10,0 2,5 HS - SV 84,0 12,0 4,0

3 Tổ chức cho sinh viên nước ngoài học tập chính trị đầu năm

CB - GV 75,0 25,0 0 HS - SV 80,0 20,0 0

4 Giúp SV mới nhanh chóng thích nghi với điều kiện môi trường mới

CB - GV 55,0 25,0 20,0 HS - SV 44,0 34,0 22,0

Một phần của tài liệu Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý sinh viên nước ngoài ở trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)