II. Phân theo ngành hoạt động
3.2.4. Các kênh phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Các kênh lƣu thông hàng hóa trên thị trƣờng Thái Nguyên đƣợc định hình và củng cố với sự tham gia của các loại hình thƣơng nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đã tạo ra hƣớng liên kết hoặc thâm nhập lẫn nhau giữa thƣơng mại và sản xuất thích ứng với đặc điểm thƣơng phẩm và quy trình công nghệ kinh doanh của từng chủng loại hàng hóa, nhƣ các mặt hàng xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép, hàng tiêu dùng khác... Hàng hóa trên thị trƣờng Thái Nguyên vận động theo các kênh chủ yếu nhƣ hàng nông sản thực phẩm từ sản xuất trong tỉnh (chủ yếu ở nông thôn) đến tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu; vật tƣ và hàng công nghiệp từ sản xuất tại tỉnh, trong nƣớc và nhập khẩu đến tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.4.1. Các kênh phân phối hàng hoá truyền thống
a) Các kênh lưu thông hàng nông sản, thực phẩm: Đặc thù của ngành nông sản thực phẩm là sản xuất phân tán trên địa bàn rộng, chủ thể sản xuất chủ yếu là các hộ nông dân với quy mô nhỏ, sản phẩm phân tán, thiếu đồng đều, chất lƣợng thấp, giá thành cao phần lớn là bán thô, đơn vị thu mua tự bảo quản, bao gói, vận chuyển. Do đó các kênh lƣu thông hàng nông sản của Thái Nguyên tập trung ở các nhóm sau:
- Nhóm kênh lƣu thông hàng nông sản không hoặc ít qua chế biến công nghiệp: Kênh này hàng hóa đi từ ngƣời sản xuất (hộ gia đình nông dân) đến tiêu dùng tại tỉnh qua các chợ, các cửa hàng, quầy hàng của thƣơng nhân và đến thị trƣờng ngoài nƣớc qua các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu là các doanh nghiệp trong tỉnh hoặc từ ngƣời sản xuất qua khâu trung gian là thƣơng nhân mua gom, dự trữ, bảo quản và sơ chế rồi qua mạng lƣới phân phối để đi tiếp đến tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Nhóm kênh lƣu thông hàng nông sản phải qua chế biến công nghiệp: Kênh này có sự liên kết giữa hộ gia đình nông dân, với cơ sở chế biến, giữa nhà chế biến với nhà buôn hoặc liên kết (giữa nông dân, nhà sản xuất chế biến, thƣơng nhân), với tƣ cách là một khâu trung gian vừa thu mua vừa chế biến, dự trữ, bảo quản rồi từ đó qua mạng lƣới phân phối, hàng hóa tiếp tục đi đến ngƣời tiêu dùng và xuất khẩu. Các doanh nghiệp Trung ƣơng, địa phƣơng thu mua nông sản thực phẩm qua hệ thống đại lý hoặc trực tiếp mua của nông dân thông qua các cơ sở trực thuộc hoặc các cơ sở sản xuất khác trƣớc khi đến các địa chỉ tiêu dùng trong tỉnh, cả nƣớc cũng nhƣ ra thị trƣờng của nƣớc ngoài.
- Nhóm kênh lƣu thông hàng nông sản thực phẩm qua các doanh nghiệp xuất khẩu: Kênh này ngƣời dân chỉ thực hiện chức năng sản xuất theo một quy trình công nghệ đƣợc định sẵn (làm gia công), doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm về con giống, kỹ thuật chăm bón, chế biến, thị trƣờng tiêu thụ …
b) Các kênh lưu thông vật tư, hàng công nghiệp tiêu dùng: Do đặc thù của ngành hàng này là sản xuất tƣơng đối tập trung, nhƣng tiêu dùng lại phân tán trong phạm vi cả tỉnh, tính chất sản xuất của hàng hóa khá rõ, dễ bảo quản, bao gói, vận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chuyển. Ngƣời sản xuất và nhà buôn sát gần nhau, nhiều thị trƣờng hợp đã, đang và sẽ liên kết, hợp thành một chủ thể duy nhất. Kênh lƣu thông hàng hóa này chủ yếu đi theo hai kênh sau:
- Hàng hóa đi thẳng từ các doanh nghiệp sản xuất qua mạng lƣới phân phối của chính doanh nghiệp sản xuất qua hệ thống tổng đại lý hoặc đại lý thuộc các thành phần kinh tế do doanh nghiệp sản xuất tổ chức để đến tiêu dùng tại tỉnh, cả nƣớc và xuất khẩu. Đồng thời doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình hoặc qua các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu khác…
- Hàng hóa từ các doanh nghiệp sản xuất và từ nhập khẩu, tập trung vào các doanh nghiệp đầu mối phát luồng (tổng công ty, công ty có phạm vi toàn quốc…) và qua hệ thống bán buôn, bán lẻ của các tổng công ty, công ty hoặc của các doanh nghiệp trong tỉnh đến với tiêu dùng trong tỉnh hoặc từ doanh nghiệp đầu mối (trung ƣơng hoặc của địa phƣơng) để xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài hoặc sản phẩm đƣợc mang thƣơng hiệu của nhà phân phối.
Nhìn chung, do trình độ quản lý hệ thống phân phối của nhà sản xuất, của doanh nghiệp thƣơng mại, của các tổng đại lý nên mức độ liên kết và hiệu quả liên kết chƣa cao, phản ánh qua số khâu phân phối nhiều, quy mô phân phối nhỏ, chi phí giao dịch lớn, vì vậy hạn chế khả năng lựa chọn sử dụng các dịch vụ phân phối của ngƣời tiêu dùng. Đó là những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới thông qua việc hình thành hệ thống thị trƣờng hàng vật tƣ sản xuất và hàng công nghiệp tiêu dùng cũng nhƣ cải cách các hệ thống phân phối lạc hậu.
3.2.4.2. Hệ thống kênh phân phối hàng hóa hiện đại
Mạng lƣới kinh doanh thƣơng mại - dịch vụ tiếp tục đƣợc mở rộng trên địa bàn thành phố, thị trấn trong tỉnh, thu hút các thành phần kinh tế với nhiều loại hình tổ chức khác nhau tham gia. Phƣơng thức kinh doanh có đổi mới và đa dạng hơn. Nhiều phƣơng thức mua bán (nhƣ đại lý, ủy thác, hàng đổi hàng, bán hàng đa cấp, nhƣợng quyền thƣơng mại, mua bán tại nhà, qua bƣu điện hoặc qua catalogue …, nhiều phƣơng thức thanh toán (nhƣ trả góp, trả chậm…) đã xuất hiện. Tại các thị trƣờng tập trung nhƣ ở thành phố, thị trấn đang có xu hƣớng tiếp cận với thƣơng mại văn minh hiện đại thông qua việc áp dụng các phƣơng thức kinh doanh tiến bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhƣ tự phục vụ, bán hàng qua điện thoại… và đang tiếp tục tổ chức các hình thái thƣơng mại kiểu mới (nhƣ siêu thị, trung tâm mua bán hàng hóa, dãy phố chuyên doanh…). Tuy nhiên, mạng lƣới phân phối hàng hóa hiện đại của Thái Nguyên vẫn còn rất sơ khai, chƣa xuất hiện nhiều các loại hình thƣơng mại mới nhƣ các trung tâm thƣơng mại hiện đại, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị... trên địa bàn tỉnh. Hoạt động thƣơng mại ở các xã và cụm xã còn đơn giản, chƣa đáp ứng đƣợc kịp thời nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.