Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Trang 122)

- Nhóm hàng khoáng sản kim loại: Trong giai đoạn năm 20112020, không khuyến khích xuất khẩu khoáng sản thô, mà cần tập trung nguyên liệu khai thác

4.4.3. Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên

- Trên cơ sở các phƣơng án đề ra, cần chỉ đạo các cấp, các ngành cụ thể hoá bằng các chƣơng trình hành động cụ thể nhằm phát triển các nhóm mặt hàng chủ lực có hiệu quả và thúc đẩy thƣơng mại phát triển.

- Cần chỉ đạo sát sao và kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm túc.

- Cần phải có sự rà soát, điều chỉnh theo từng giai đoạn Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, Quy hoạch thƣơng mại để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng và cả nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hƣởng không nhỏ của khủng hoảng kinh tế quốc tế, song với sự nỗ lực cố gắng, tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực, cố gắng, đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển và đạt mức tăng trƣởng khá; sản xuất công nghiệp có bƣớc phát triển khá; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc tăng cƣờng; dịch vụ phát triển cả về quy mô và loại hình, tốc độ tăng trƣởng bình quân hằng năm đạt gần 11%...

Qua nghiên cứu, Luận văn đã hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển thƣơng mại và chiến lƣợc phát triển thƣơng mại. Từ đó, giúp ta hiểu rõ đƣợc vai trò quan trọng của phát triển thƣơng mại. Đối với Việt Nam hiện nay, sự nghiệp phát triển thƣơng mại không những mang tính chiến lƣợc mà còn là vấn đề thời sự vô cùng bức thiết. Nhiều nơi trong những năm vừa qua đã cố gắng thực hiện sự nghiệp phát triển thƣơng mại và đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu đáng kể, song còn đang có nhiều vấn đề bất cập, tồn tại. Riêng Thái Nguyên, một tỉnh trung du, miền núi, nên đối với sự nghiệp phát triển thƣơng mại có vai trò rất quan trọng và rất cấp thiết.

Nghiên cứu thực trạng phát triển thƣơng mại của Thái Nguyên giai đoạn 2007 -2011, Luận văn đã rút ra các kết luận cơ bản sau:

Tăng trƣởng thƣơng mại của Thái Nguyên trong giai đoạn từ 2007 đến nay luôn đạt mức cao với tốc độ trên 2 con số (dao động từ 19.565 tới 36,9% và tính từ năm 2007 đến nay giá trị thƣơng mại đã tăng gần gấp 3 lần). Tuy nhiên sự đóng góp của thƣơng mại trong GDP của cả tỉnh vẫn còn hạn chế (tỷ trọng dƣới 2 con số -dao động từ 8,34 % đến 9,17%) không tƣơng xứng với tiềm năng phát triển của Thái Nguyên. Trong giai đoạn này sự phát triển thƣơng mại cũng biến động theo sự biến động của kinh tế thế giới với nhiều giai đoạn tăng trƣởng nhanh hoặc sụt giảm. Mặc dù hoạt động thƣơng mại của Thái Nguyên đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức: Hàng nông sản, thực phẩm, thuỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hải sản do sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, giá thành cao và chất lƣợng thấp vì vậy giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt thấp. Hàng may mặc và da giày chủ yếu làm gia công, phụ thuộc vào thƣơng nhân nƣớc ngoài cả về giá cả, thị trƣờng, vật tƣ, nguyên liệu, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, vì vậy hiệu quả kinh tế không cao…

Phân tích thực trạng phát triển thƣơng mại thông qua giá trị thƣơng mại thông qua mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ đã cho thấy rằng hoạt động thƣơng mại theo các thành phần kinh tế trong những năm qua có sự đóng góp mạnh của kinh tế ngoài quốc doanh (thành phần này luôn chiếm tỷ trọng cao từ 91,5% năm 2009 và tăng lên 92,3% năm 2011). Giá trị xuất khẩu của ngành thƣơng mại có mức tăng trƣởng cao (42,8 %/ năm trong giai đoạn từ 2009 -2011- đây là giai đoạn mà nền kinh tế gặp khó khăn. Cơ cấu giá trị sản phẩm xuất khẩu mặc dù đã có thay đổi theo hƣớng tiến bộ, tuy nhiên mặt hàng nông, lâm sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 65% trong tổng giá trị thƣơng mại xuất khẩu.

Cán cân thƣơng mại của Thái Nguyên vẫn bị thâm hụt (nhập khẩu vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn rất nhiều lần so với xuất khẩu: Giá trị nhập khẩu nhiều gấp 3,8 lần so với xuất khẩu). Lý do là nền kinh tế Thái Nguyên còn phát triển chậm, cơ cấu và giá trị công nghiệp còn thấp. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô và sơ chế nên giá trị thấp. Trong khi đó lại nhập chủ yếu là các sản phẩm nguyên liệu và máy móc.

Thị trƣờng xuất nhập khẩu của ngành thƣơng mại đa dạng nhƣng còn phân tán và chƣa có thị trƣờng trọng điểm nên dẫn tới giá trị thƣơng mại trong xuất khẩu hàng hóa còn chịu nhiều tác động và thiếu tính ổn định.

Hàng hóa trên thị trƣờng Thái Nguyên vận động theo các kênh chủ yếu nhƣ hàng nông sản thực phẩm từ sản xuất trong tỉnh (chủ yếu ở nông thôn) đến tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu; vật tƣ và hàng công nghiệp từ sản xuất tại tỉnh, trong nƣớc và nhập khẩu đến tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu.

Về cơ sở hạ tầng cho phát triển thƣơng mại của tỉnh, cơ bản đã hình thành từ trung tâm thành phố, thị xã tới các thị trấn, thị tứ và dọc đƣờng quốc lộ (hệ thống cơ sở hạ tầng này đƣợc kế thừa chủ yếu từ các doanh nghiệp nhà nƣớc và sự đầu tƣ của tỉnh - chƣa có sự đóng góp nhiều của thành phần tƣ nhân); đến nay, Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chƣa có các trung tâm thƣơng mại hoặc trung tâm mua sắm; hệ thống Logistic phát triển còn yếu và chƣa đồng bộ.

Mặc dù có lực lƣợng lao động dồi dào, có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng tuy nhiên khả năng đầu tƣ và áp dụng khoa học kỹ thuật và ngành thƣơng mại còn hạn chế dẫn tới hàm lƣợng chất xám và giá trị gia tăng trong các sản phẩm của ngành là không cao.

Cũng từ việc nghiên cứu thực trạng thƣơng mại, dựa vào quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển thƣơng mại, nghiên cứu này đã xây dựng các kế hoạch phát triển thƣơng mại cho tỉnh Thái nguyên đến năm 2020; đồng thời, đề ra đƣợc những giải pháp nhằm phát triển thƣơng mại của tỉnh: Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển mạnh thƣơng mại nội địa theo hƣớng hiện đại dựa trên cơ cấu ngành hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế, vận hành theo sự định hƣớng và điều tiết của Nhà nƣớc, phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại tăng bình quân là 12,5% và đóng góp trong GDP của tỉnh tới 28%; tiếp tục duy trì các thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa nhƣ Nhật, Trung Quốc, Đông Âu đồng thời mở rộng các thị trƣờng tiềm năng lớn nhƣ Mỹ, Châu Phi, Ấn độ và các nƣớc phía Nam Âu…, phát triển thƣơng mại Thái Nguyên cần tập trung vào giải pháp chính nhƣ: Đổi mới phƣơng pháp quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại và phát triển thị trƣờng; phát triển doanh nghiệp kinh doanh theo các loại hình thƣơng mại; đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, thu hút đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thƣơng mại; quy hoạch và xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng, miền trong tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển thƣơng mại; quan tâm phát triển nguồn nhân lực, trong đó coi trọng nguồn nhân lực trong quản trị kinh doanh thƣơng mại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)