GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Trang 88)

I. Tổng số cơ sở lƣu trú Cơ sở 388 399 450 475 484 6,

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM

TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

4.1. Quan điểm về phát triển thƣơng mại của tỉnh Thái Nguyên

- Phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể; bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh trong việc đảm bảo phát triển thƣơng mại nhanh, bền vững;phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII, 2010-2015).

- Đồng thời, phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh phải đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển thƣơng mại nông thôn ngày càng vững mạnh, theo chƣơng trình mục tiêu Quốc gia của Chính phủ về phát triển thƣơng mại nông thôn. Bên cạnh đó, phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu với phát triển thị trƣờng trong tỉnh; nâng cao vai trò cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa; ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào quản lý ....

- Phát triển thƣơng mại gắn kết với đầu tƣ sản xuất theo lộ trình cam kết quốc tế, chủ động đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng trong cả nƣớc; đƣa thƣơng mại - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có tốc độ phát triển nhanh hơn tốc độ tăng của GDP; gắn kết với phát triển đa dạng về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế của các chủ thể, về loại hình tổ chức và phƣơng thức hoạt động. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thƣơng mại lớn theo mô hình tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trƣờng để định hƣớng sản xuất và tiêu dùng.

- Phát triển thƣơng mại trong tỉnh trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội; chú trọng khuyến khích khả năng tích tụ và tập trung nguồn lực của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

doanh nghiệp để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng thƣơng mại, mở rộng mạng lƣới kinh doanh.

4.2. Những căn cứ, định hƣớng và mục tiêu chủ yếu nhằm phát triển thƣơng mại của tỉnh Thái Nguyên mại của tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Những căn cứ chủ yếu để đề xuất các giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

Trƣớc khi đƣa ra các giải pháp cụ thể để phát triển thƣơng mại cho tỉnh Thái Nguyên từ nay cho tới năm 2020, nghiên cứu này dựa trên một số căn cứ cơ bản: (1) các căn cứ chung và (2) các căn cứ dựa vào phân tích thực trạng phát triển thƣơng mại của Thái Nguyên trong những năm gần đây.

4.2.1.1. Các căn cứ chung để đề xuất giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

- Thái Nguyên đã đƣợc Chính phủ quy hoạch trở thành một trong số các vệ tinh gắn kết và là động lực để phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.

- Căn cứ vào quan điểm phát triển thƣơng mại của Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển thƣơng mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;

- Khả năng khai thác tốt hơn các nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực là thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên trong phát triển thƣơng mại. Cụ thể nhƣ các nguồn lực về tài nguyên khoáng sản nhƣ: sắt, kim loại màu, than, vật liệu xây dựng, khai thác về chế biến nông - lâm sản, dịch vụ du lịch lịch sử và văn hóa…

- Căn cứ vào khả năng phát triển khoa học và công nghệ, khả năng đƣa các tiến bộ công nghệ vào phát triển thƣơng mại tỉnh Thái Nguyên trong các lĩnh vực sản xuất: năng lƣợng, vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là ngành dệt may.

- Khả năng phát triển các ngành, lĩnh vực, khả năng phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, phát triển nông, lâm nghiệp và các ngành dịch vụ.

- Ảnh hƣởng của các trung tâm công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên tới sự cần thiết phải phát triển thƣơng mại cho tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.2.1.2. Dự báo nhu cầu thị trường đối với phát triển thương mại của Thái Nguyên a) Dự báo nguồn cung ứng và nhu cầu tiêu dùng một số loại hàng hóa

Đối với khu vực thị trường châu Á

- Thị trƣờng ASEAN vẫn là thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam do gần gũi về mặt địa lý cũng nhƣ có nhiều thuận lợi về hợp tác thƣơng mại. Các mặt hàng trọng tâm xuất khẩu vào thị trƣờng này vẫn là các loại hàng hóa tiêu dùng, gạo, thực phẩm, nông sản chế biến và một số sản phẩm điện, điện tử và linh kiện.

- Thị trƣờng Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc dự báo sẽ có mức tăng trung bình 35-45%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trƣờng này chủ yếu là rau củ, quả, quặng các loại …

- Thị trƣờng Hàn Quốc: Theo dự báo của Tổng cục Hải quan Hàn Quốc và Hiệp hội Ngoại thƣơng Hàn Quốc (KITA), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Hàn Quốc sẽ đạt khoảng 3.800 triệu USD vào năm 2011 và 4.600 triệu USD vào năm 2012. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Thái Nguyên có khả năng xuất khẩu vào thị trƣờng này vẫn là nhóm hàng nông sản, nông sản chế biến, hàng dệt may …

- Thị trƣờng Nhật Bản: Nhật Bản vẫn tiếp tục là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng này chủ yếu là nông sản thực phẩm, hải sản, may mặc, gỗ và sản phẩm từ gỗ... Hiện hàng hóa Việt Nam xuất sang Nhật chỉ chiếm 1,19% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nƣớc này và khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế ở Nhật Bản nhƣ giảm, miễn thuế, ƣu đãi thuế quan; những thay đổi trong chính sách kinh tế thƣơng mại của Nhật Bản đang có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam nhƣ tăng hoạt động xuất khẩu hàng hóa về hƣớng Đông (ký nhiều hiệp định thƣơng mại song phƣơng với ASEAN) ...

- Thị trƣờng Singapore. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng này đạt khoảng 2.800 triệu SGD vào năm 2012. Trong các năm tới, hàng nông sản, rau quả, thực phẩm khô, thực phẩm đóng hộp… của Thái Nguyên có thể xuất khẩu sang thị trƣờng này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với khu vực thị trường châu Âu

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực châu Âu tăng trƣởng bình quân 11%/năm, năm 2012 đạt khoảng 15,6 tỷ USD và tỷ trọng giữ ở mức khoảng 21%. Trong đó, định hƣớng một số thị trƣờng - mặt hàng xuất khẩu trọng tâm trong khu vực này nhƣ sau: Các nƣớc Euro, với 27 quốc gia thành viên, sẽ là thị trƣờng đầy tiềm năng để Thái Nguyên xuất khẩu các các mặt hàng nông sản chế biến, dệt may, hàng kim khí... Tuy nhiên, yếu tố tiêu chuẩn chất lƣợng cần đƣợc đặt lên hàng đầu khi xuất khẩu vào thị trƣờng khó tính này (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2010).

Đối với khu vực thị trường châu Mỹ

Dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ tăng trƣởng bình quân khoảng 9,2 %/năm, năm 2012 đạt kim ngạch khoảng 14 tỷ USD. Thái Nguyên có thể xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính vào thị trƣờng Hoa Kỳ trong thời gian tới nhƣ hàng dệt may, đồ gỗ nội thất.... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với khu vực thị trường châu Phi

Thái Nguyên cần tập trung ƣu tiên phát triển xuất khẩu vào một số thị trƣờng trọng điểm, khả năng tiêu thụ tƣơng đối ổn định và còn nhiều tiềm năng nhƣ: Nam Phi, Ai Cập, Marốc, Tanzania ... Một số mặt hàng cần tập trung khai thác để xuất khẩu sang châu Phi trong thời gian tới là hàng cơ khí, máy móc động cơ điện, nông sản... Những khó khăn về vận chuyển và thanh toán vẫn là rào cản lớn nhất ảnh hƣởng đến xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực thị trƣờng này..

b) Dung lượng thị trường và một số hàng hóa chủ yếu

Dự báo tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tỉnh Thái Nguyên

Trong giai đoạn 2006-2011, nhịp độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt bình quân 11,11 %/năm và nhịp độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 21,6 %/năm. Nhƣ vậy, bình quân nếu GDP tăng 1% thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội của tỉnh chỉ tăng đƣợc 1,91%. Đây là tƣơng quan tƣơng đối thấp đối với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội, nó không phản ánh đúng tính chất của giai đoạn mở rộng tiêu dùng của dân cƣ trên địa bàn tỉnh khi mà thu nhập của dân cƣ đƣợc cải thiện từ mức thấp hơn lên mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tƣơng đƣơng với nhu cầu thực tế. Nguyên nhân do một bộ phận quỹ mua dân cƣ đƣợc thực hiện ngoài địa bàn tỉnh.

Theo số liệu chung của cả nƣớc, cứ 1% GDP tăng thêm thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng thêm từ 2-3%. Tuy nhiên, dự báo thu nhập bình quân của dân cƣ của tỉnh chỉ tăng khoảng 17,35%/năm trong giai đoạn 2011-2020. Quỹ mua dân cƣ chỉ chiếm khoảng 60% trong giai đoạn 2011-2020 vì từ khoảng 2016 trở đi do quá trình tiếp cận của mức thu nhập đƣợc chi dùng cho nhu cầu mua hàng hóa đã gần hơn với giới hạn của nhu cầu tiêu dùng cho đời sống dân cƣ và do nhu cầu tích luỹ cho đầu tƣ của dân cƣ tăng lên. Vì vậy, tƣơng quan giữa nhịp độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội và tăng trƣởng kinh tế đạt mức 1,0%/2,1% vào năm 2015 và 1,0%/2,3% vào năm 2020. Từ đó, dự báo tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội bình quân hàng năm của tỉnh sẽ tăng khoảng 25%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và khoảng 20%/năm trong giai đoạn 2016-2020 (theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011).

c) Dự báo khả năng sản xuất hàng hóa chủ yếu của tinh Thái Nguyên

Dự báo, tổng giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt 30.000 tỷ đồng vào năm 2015, tăng bình quân 20%/năm và đạt 66.000 tỷ đồng vào năm 2020, tăng bình quân 17% năm; tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân trong giai đoạn 2011-2015 là 16%, giai đoạn 2016-2020 là 16%. Khả năng sản xuất một số sản phẩm hàng hóa chủ yếu: Xi măng đạt 4.500 nghìn tấn (năm 2020); thép cán kéo đạt 3.000 nghìn tấn (năm 2020); thiếc thỏi đạt 3.000 nghìn tấn (năm 2020); sản phẩm may đạt 100 triệu sản phẩm (năm 2020); động cơ các loại đạt 50.000 sản phẩm (năm 2020); dụng cụ y tế, thú y đạt 50 triệu USD (năm 2020); sản lƣợng chè khô đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đạt 20.000 tấn (2020); sản lƣợng cây ăn quả, tăng bình quân 12,5%/năm;....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.1. Dự báo khả năng sản xuất hàng hóa tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

Mặt hàng Đơn vị tính Dự báo 2015 Tốc độ tăng bình quân (%) Dự báo 2020 1. Xi măng 1.000 tấn 3.900 26,3 4.500 2. Thép cán kéo 1.000 tấn 1.900 9,4 3.000 3. Thiếc thỏi Tấn 3.000 18,7 3.000 4. Than sạch 1.000 tấn 2.500 11,1 2.500 5. Than cốc Tấn 50.000 - 50.000 6. Sản phẩm may Triệu Sphẩm 75 39,3 100

7. Giấy bìa các loại 1.000 tấn 35 5,4 70

8. Điện sản xuất Tr.Kwh 1600 18,5 1.800 9. Đá ốp lát chất lƣợng cao Triệu m2 5 10 10. Xỉ Titan Tấn 20.000 100.000 11. Bột màu TiO2 Tấn 40.000 80.000 12. Chì Tấn 5.000 5.000 13. Gang các loại Tấn 500.000 500.000 14. Vonfram 65% WO3 Tấn 10.000 20.000 15. Động cơ các loại SP 20.000 50.000 16.Thép :(tấm, lá, hình, chế tạo hợp kim) Tấn 100.000 200.000 17. Đồ dùng nội thất cao cấp Sản phẩm 300.000 500.000

18. Phụ tùng ô tô, xe máy Triệu Sphẩm 50 200

Bột giấy, giấy chất lƣợng cao Tấn 300.000 500.000

19. Dụng cụ cầm tay, dung cụ y tế, thú y Triệu USD 20 10,8 50

20. Sản lƣợng lạc Tấn 12.100 12,2 14.700

21. Sản lƣợng lúa Tấn 365.700 1,5 399.000

22. Sản lƣợng ngô Tấn 98.900 5,7 119.250

23. Sản lƣợng chè khô Tấn 44.400 5,3 54.600

Trong đó chè đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Tấn 14.000 7,0 20.000

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Trang 88)