THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2007-

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Trang 40)

TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2007- 2011

3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển thƣơng mại của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên

a) Vị trí địa lý: Thái Nguyên là một trong 14 tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, phía Tây giáp với các tỉnh: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Đông giáp: Lạng Sơn, Bắc Giang;, phía Nam giáp Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích là 3.531,02km2; có 9 đơn vị hành chính (bao gồm: 01 Thành phố, 01 thị xã và 07 huyện); có 181 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 125 xã miền núi, vùng cao. Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Việt Bắc, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nƣớc và quốc tế thông qua Quốc lộ 3, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, cảng sông Đa Phúc và đƣờng sông đến Hải Phòng; đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Thái Nguyên - Bắc Giang; đƣờng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đang xây dựng là tuyến đƣờng hƣớng tâm nằm trong quy hoạch vành đai vùng Hà Nội, Thái Nguyên có nhiều điều kiện để phát triển thƣơng mại.

Bảng 3.1. Đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố, thị xã

Phân theo huyện, thành phố, thị xã

Tổng số

Chia ra Trong đó số xã

miền núi, vùng cao Ghi chú

Thị trấn Phƣờng Vùng cao Miền núi

Tổng số 181 143 13 25 16 109 Toàn tỉnh thuộc tỉnh miền núi

Thành phố Thái Nguyên 28 9 - 19 - 7

Thị xã Sông Công 10 4 - 6 - 1

Huyện Định Hóa 24 23 1 - 3 21 Huyện miền núi

Huyện Võ Nhai 15 14 1 - 11 4 Huyện vùng cao

Huyện Phú Lƣơng 16 14 2 - - 16 Huyện miền núi

Huyện Đồng Hỷ 18 15 3 - 2 16 Huyện miền núi

Huyện Đại Từ 31 29 2 - - 31 Huyện miền núi

Huyện Phú Bình 21 20 1 - - 7

Huyện Phổ Yên 18 15 3 - - 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b) Địa hình: Địa hình tỉnh Thái Nguyên đƣợc chia thành 04 nhóm:

- Nhóm địa hình đồng bằng: Có diện tích không lớn, phân bố chủ yếu thuộc 02 huyện Phú Bình và Phổ Yên; Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao khoảng 20-30m, phân bố dọc Sông Cầu và Sông Công thuộc huyện Phổ Yên và Phú Bình.

- Nhóm địa hình gò đồi chia thành 03 kiểu: Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình (phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên); kiểu cảnh quan đồi cao đồng bằng hẹp (ở phía Tây Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ tới Định Hóa); kiểu địa hình đồi cao sƣờn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy, độ cao từ 100-150m (ở lƣu vực Sông Cầu, từ Đồng Hỷ, Phú Lƣơng đến Định Hoá).

- Nhóm địa hình núi thấp hầu nhƣ chiếm trọn vùng Đông Bắc của tỉnh, phân bố dọc ranh giới Thái Nguyên với các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

- Nhóm địa hình nhân tác là các hồ chứa nhân tạo bao gồm các hồ lớn nhƣ: Hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây Si, Ghềnh Chè…với tổng diện tích mặt nƣớc gần 6.000ha.

c) Tài nguyên thiên nhiên

+ Tài nguyên: Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 353.171,6ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp 293.378,12ha (chiếm 83,07%); đất phi nông nghiệp là 44.429,42ha (chiếm 12,3%) và đất chƣa sử dụng là 16.364,06ha (chiếm 4,63%).

+ Tài nguyên nước: Thái Nguyên có 02 sông chính là: Sông Công (có lƣu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đƣợc ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nƣớc rộng 25km2, chứa 175 triệu m3 nƣớc) và Sông Cầu có lƣu vực 3.480 km2 bắtnguồn từ Chợ Đồn - Bắc Kạn chảy theo hƣớng Bắc - Đông Nam). Ngoài ra, Thái Nguyên có trữ lƣợng nƣớc ngầm khá lớn mặc dù việc khai thác và sử dụng còn hạn chế.

+ Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên phong phú về chủng loại, trong đó, nhiều loại có vai trò rất quan trọng phục vụ phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế đất nƣớc nhƣ: Sắt, than, titan, vonfram… và một số kim loại quý tuy trữ lƣợng không lớn nhƣ: đồng, vàng, thuỷ ngân…

+ Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 179.813,3ha đất lâm nghiệp (chiếm 50,91% diện tích tự nhiên). Trong đó, diện tích rừng hiện có 176.731ha; gồm rừng tự nhiên 96.303 ha, chiếm 53,3% đất lâm nghiệp, rừng trồng 80.428 ha, chiếm 44,5% đất lâm nghiệp. Tài nguyên rừng ở Thái Nguyên bị suy giảm so với trƣớc đây, một số loại gỗ quý đã bị khai thác, số lƣợng hệ động, thực vật bị giảm sút ...

3.1.1.2. Điều kiện xã hội a) Dân số

Bảng 3.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011

Diện tích (km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Cơ cấu (%) Diện tích Dân số Tổng số 3.531,71 1.139.444 323 100.0 100.0 Thành phố Thái Nguyên 186,31 283.333 1.521 5.3 24.9 Thị xã Sông Công 82,76 50.438 609 2.3 4.4 Huyện Định Hoá 514,21 87.434 170 14.6 7.7 Huyện Võ Nhai 839,50 65.046 77 23.8 5.7 Huyện Phú Lƣơng 368,95 106.172 288 10.4 9.3 Huyện Đồng Hỷ 455,24 110.130 242 12.9 9.7 Huyện Đại Từ 574,16 160.598 280 16.3 14.1 Huyện Phú Bình 251,71 136.883 544 7.1 12.0 Huyện Phổ Yên 258,87 139.410 539 7.3 12.2

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh năm 2011)

Dân số Thái Nguyên xấp xỉ 1,14 triệu ngƣời (mật độ 323 ngƣời/km2 ), với 9 dân tộc sinh sống. Tỷ lệ dân thành thị chiếm 25,95%; dân số trong độ tuổi lao động khoảng 750 nghìn ngƣời (trong đó, lao động đang làm việc trong các phân ngành kinh tế là 679.623 ngƣời, lực lƣợng lao động có chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên chiếm 27,63%). Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch lớn về trình độ nguồn nhân lực giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Điều này đã làm ảnh hƣởng ít nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, hiệu quả hoạt động thƣơng mại - dịch vụ nói riêng.

b) Giáo dục, đào tạo và nhân lực

Bảng 3.3. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế phân theo cấp quản lý và phân theo thành phần kinh tế

Năm

Lao động (nghìn ngƣời) So sánh (nghìn ngƣời) 2007 2009 2011 2009/2007 2011/2009 Chỉ tiêu Tăng (+), giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+), giảm (-) Tỷ lệ (%) Phân theo cấp quản lý

Trung ƣơng 30.778 29.282 30.073 -1.496 4,86 +791 2,7 Địa phƣơng 600.439 636.370 655.557 +35.931 5,98 +19.187 3,01 Phân theo thành phần kinh tế Nhà nƣớc 70.961 72.396 71.200 +1.435 2,02 -1.196 1,65 Ngoài nhà nƣớc 558.209 589.813 609.130 +31.604 5,66 +19.317 3,27 Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 2.047 3.443 5.300 +1.396 68 +1.857 53,93 Tổng 631.217 655.652 685.630 +24.435 3,87 +29.978 4,57

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh 2011)

Hiện nay, Thái Nguyên đang là trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo lớn thứ 3 cả nƣớc, sau Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh với 8 trƣờng đại học, gần 20 trƣờng cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; 24 cơ sở dạy nghề... Bình quân một năm đào tạo đƣợc trên 40 nghìn học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng, trong đó trình độ đại học, cao đẳng chiếm trên 32,2%. Tuy nhiên, nhu cầu đào tạo nghề cho ngƣời lao động hiện vẫn chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ, số lƣợng công nhân kỹ thuật đƣợc đào tạo hàng năm chƣa đủ cung cấp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và các tỉnh, các vùng khác.

c) Y tế, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trên 539 cơ sở y tế, gồm: 21 bệnh viện, 25 phòng khám đa khoa, 180 trạm y tế xã, phƣờng và 313 cơ sở y tế khác; với 3.956 giƣờng bệnh, bình quân 10,7 bác sỹ/ 1 vạn dân, cơ bản đáp ứng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

d) Văn hóa, thể thao, thông tin tuyên truyền và các lĩnh vực xã hội khác:

Cùng với đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân trong tỉnh ngày càng đƣợc cải thiện. 100% số xã trong tỉnh đƣợc phủ sóng truyền hình và truyền thanh, hoạt động văn hóa - thể thao, thông tin - tuyên truyền... phát triển rộng khắp với hình thức phong phú, chất lƣợng và nội dung ngày càng đƣợc nâng cao. Thái Nguyên hiện có 01 nhà văn hoá thông tin cấp tỉnh, 09 nhà văn hóa thông tin cấp huyện và 1.135 nhà văn hóa thôn, xóm.

3.1.1.3. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Đƣờng bộ của tỉnh có tổng chiều dài là 2.753km; 100% số xã trong tỉnh có đƣờng ô tô đến tận trung tâm cụm xã. Thái Nguyên có hệ thống giao thông khá thuận lợi, quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên (dài 80,4km) - Bắc Kạn - Cao Bằng tới biên giới Việt Trung. Quốc lộ 1B nối Thái Nguyên - Lạng Sơn (phía Thái Nguyên 45,5km); Quốc lộ 37 nối Tuyên Quang - Thái Nguyên - Bắc Giang (phía Thái Nguyên dài 57km).

+ Đƣờng sắt: Có tuyến Hà Nội - Thái Nguyên dài 80km; các tuyến Đa Phúc - Quan Triều; Quan Triều - Núi Hồng; Lƣu Xá - Khúc Rồng, tổng chiều dài 74,5km.

+ Đƣờng sông: Có hai tuyến chính là Đa Phúc - Hải Phòng dài 161km, Đa Phúc - Hòn Gai dài 211km và hai tuyến vận tải nội tỉnh. Chứng tỏ rằng với điều kiện giao thông nhƣ vậy thì rất thuận lợi cho kinh tế và các hoạt động thƣơng mại.

3.1.1.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)