Những tồn tại, hạn chế trong sự phát triển thương mại của Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Trang 79)

I. Tổng số cơ sở lƣu trú Cơ sở 388 399 450 475 484 6,

39 Lƣợng vốn đầu tƣ cho phát triển thƣơng mại của tỉnh ngoài ngân sách còn thấp (81% là vốn ngân sách) Chƣa có sự tham gia rộng

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong sự phát triển thương mại của Thái Nguyên

Theo nhƣ những kết quả phân tích đánh giá ở phần thực trang phía trên đã chỉ ra cho thấy những hạn chế, tồn tại trong phát triển thƣơng mại của Thái Nguyên, đó là:

- Trình độ phát triển của ngành thƣơng mại Thái Nguyên chƣa cao, cấu trúc các hệ thống thị trƣờng hàng hoá trên địa bàn tỉnh chƣa đƣợc định hình tốt. Giá trị tăng thêm còn thấp. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp và các hộ kinh doanh thƣơng mại trong tỉnh còn nhỏ lẻ. Đồng thời, hệ thống kết cấu hạ tầng của ngành thƣơng mại còn thiếu thốn, trang bị đơn giản, mức đầu tƣ thấp, chƣa có nhiều các loại hình thƣơng mại hiện đại. Điều đó phản ánh năng lực cạnh tranh của ngành thƣơng mại Thái Nguyên còn hạn chế.

- Thị trƣờng phát triển chƣa đồng bộ, thiếu các thị trƣờng hiện đại, tiến bộ và có chất lƣợng cao nhƣ thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng vốn và thị trƣờng công nghệ. Các kênh phân phối, lƣu thông hàng hóa vào, ra trong tỉnh hiệu quả còn thấp; không có hệ thống kinh doanh của các tập đoàn kinh tế lớn; tỷ trọng bán lẻ hiện đại bao gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi còn thấp, chủ yếu là phƣơng thức bán hàng truyền thống đã lạc hậu. Hệ thống thƣơng mại điện tử chƣa hình thành và phát triển.

- Vốn, khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý trong ngành thƣơng mại còn thấp, chƣa có khả năng tích tụ và tập trung các nguồn lực để đủ sức cạnh tranh. Phƣơng thức kinh doanh thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ đội ngũ quản lý doanh nghiệp chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển thƣơng mại theo hƣớng hiện đại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mối quan hệ giữa sản xuất (kể cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp) với lƣu thông phân phối chƣa chặt chẽ, sự gắn kết thƣơng mại với sản xuất và dịch vụ chƣa cao.

- Kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển chƣa đồng đều về cơ cấu mặt hàng, một số mặt hàng xuất khẩu tăng trƣởng chậm.

- Thƣơng mại Thái Nguyên chƣa có sự thống nhất với quy hoạch thƣơng mại của các tỉnh, thành phố trong vùng nên chƣa tạo ra liên kết thƣơng mại của vùng, không phát huy đƣợc hiệu quả của các công trình thƣơng mại; ở các khu vực giáp ranh giữa tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận, chƣa có sự phối hợp trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch …, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tuy giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao, nhƣng có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực thành thị và nông thôn miền núi, vùng cao.

Ngoài phân tích dựa trên số liệu thống kê và các báo cáo về thƣơng mại của Thái Nguyên nhƣ đã trình bày, nghiên cứu còn tổng hợp những đánh giá của các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp và các hộ kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn. Các đánh giá đó đã đƣợc tổng hợp và trình bày trong bảng 3.19 dƣới đây.

Các yếu tố còn tồn tại trong phát triển TM của Thái Nguyên

Các nhà quản lý thƣơng mại (n=45) Các DN và tổ chức TM (n=105) Các hộ cá thể hoạt động TM (n=60) Ý kiến đánh giá tổng hợp (n=210)

Điểm ĐG Mô tả Điểm ĐG Mô tả Điểm ĐG Mô tả Điểm ĐG Mô tả

1. Đóng góp GDP của ngành thƣơng mại trong nền kinh tế còn thấp.

2.89 NOD 2.75 NOD 3.23 NOD 2.96 NOD

2. Cơ cấu giá trị thƣơng mại theo ngành và theo sản phẩm còn nhiều bất cập

3.25 NOD 3.96 A 3.24 NOD 3.48 A

3. Chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu còn quá lớn

3.45 A 3.64 A 3.18 NOD 3.42 A

4. Giá trị gia tăng của ngành thƣơng mại chƣa cao vì thiếu sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao.

3.68 A 3.33 NOD 3.75 A 3.59 A

5. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu chƣa chú trọng tới phục vụ phát triển TM

4.12 A 4.23 SA 4.07 A 4.14 A

6. Chất lƣợng nguồn nhân lực trong quản lý TM và ứng dụng KHKT vào phát triển các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7. Vốn xã hội đầu tƣ vào phát triển thƣơng mai chƣa nhiều vì môi trƣờng phát triển TM ở Thái Nguyên chƣa hấp dẫn

3.95 A 3.54 A 3.32 NOD 3.60 A

8. Chính sách phát triển thƣơng mại còn chung chung chƣa tạo đƣợc động lực khuyến khích phát triển TM

2.68 NOD 4.06 A 3.86 A 3.53 A

9. Thiếu sự tuyên truyền cho các chính sách phát triển thƣơng mại

2.45 D 3.87 A 3.56 A 3.29 NOD

10. Hiệu quả của các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại không cao

3.02 NOD 4.22 SA 3.861 A 3.70 A

11. Sự điều phối công việc giữa các tổ chức và bộ phận trong tỉnh về quản lý hoạt động thƣơng mại còn hạn chế.

3.54 A 4.31 SA 3.45 A 3.77 A

Trung bình 3.37 NOD 3.82 A 3.61 A 3.60 A

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả)

Bảng 3.19 ở trên là tổng hợp nhận thức của những ngƣời đƣợc phỏng vấn về những mặt còn tồn tại trong phát triển thƣơng mại của Thái Nguyên dựa trên thang đánh giá 5 mức độ của Likert (xem cụ thể trong bảng 2.1 ở chƣơng 2). Với sự đánh giá của 3 nhóm về các mặt tồn tại với các tiêu chí đƣợc tổng hợp và trình bày trên bảng đã chỉ ra thấy rằng: nhóm các nhà quản lý và hoạch định chính sách thƣơng mại có cái nhìn nhận lạc quan hơn về thực trạng phát triển thƣơng mại của thái nguyên thông qua việc họ đƣa ra đánh giá bình quân ở mức 3,37 điểm. Tuy nhiên 2 nhóm còn lại cho rằng thƣơng mại Thái Nguyên còn nhiều hạn chế. Cụ thể nhóm các doanh nghiệp đánh giá thực trạng thƣơng mại với số điểm bình quân là 3,82 và cao hơn nhóm các hộ kinh doanh thƣơng mại. Để chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong đánh giá của 3 nhóm nghiên cứu sẽ dựa vào số điểm bình quân cuối cùng (2 cột cuối trong bảng trên). Cụ thể những tiêu chí có số điểm bình quân lớn hơn 3 và ở các mức độ A( đồng ý) hoặc SA (rất đồng ý) sẽ đƣợc lựa chọn. Nhƣ vậy, trong 11 tiêu chí đƣa ra có tới 9 tiêu chí đạt ở mức “A” và đây chính là những tiêu chí phản ánh những tồn tại trong hoạt động thƣơng mại của Thái Nguyên trong những năm qua. Đó chính là sự bất cập trong quy hoạch và phát triển thƣơng mại, sự yếu kém về hệ thống cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học kỹ thuật , năng lực quản lý ….

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)