PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra
2.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại nhóm sản phẩm
2.3.3.1. Chỉ tiêu về quy mô thương mại sản phẩm
Khi nói đến khái niệm phát triển, không thể không nhắc đến khía cạnh tăng lên về quy mô.
a) Chỉ tiêu quy mô thương mại sản phẩm chính là tổng giá trị của sản phẩm do quá trình lƣu thông đem lại trong một khoảng thời gian xác định. Đối với sản phẩm, hoạt động thƣơng mại của sản phẩm có phát triển hay không thể hiện ở chỗ quy mô thị trƣờng của sản phẩm đó có ngày một tăng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu hay không. Nó đƣợc thể hiện bởi số lƣợng sản phẩm đƣợc tiêu thụ, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, tốc độ tăng trƣởng tiêu thụ sản phẩm và thị phần của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Biểu hiện của sự gia tăng quy mô tiêu thụ sản phẩm chính là sự tăng lên của số lƣợng sản phẩm tiêu thụ. Phát triển thƣơng mại sản phẩm đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cũng nhƣ quy mô tiêu thụ của sản phẩm. Sự gia tăng của số lƣợng hàng hóa tiêu thụ chính là biểu hiện của sự phát triển thƣơng mại các sản phẩm hàng hóa. Công thức: 1 1 n n n Q Q Q V
Trong đó: V là tốc độ tăng số lƣợng tiêu thụ sản phẩm. Qn là số lƣợng sản phẩm tiêu thụ của năm n.
Qn-1 là số lƣợng sản phẩm tiêu thụ của năm trƣớc đó.
Nếu V càng lớn chứng tỏ tốc độ tiêu thụ sản phẩm của năm sau càng cao hơn năm trƣớc và ngƣợc lại, đồng thời dựa vào tốc độ tăng mức tiêu thụ sản phẩm qua các năm ta có thể thấy đƣợc mặt hàng nào có tốc độ tăng trƣởng cao và ổn định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
b) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: Là chỉ tiêu phản ánh quy mô và trình độ tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm. Đây là chỉ tiêu tổng quát phản ánh lƣợng tiền mà doanh nghiệp thu đƣợc do thực hiện hàng hóa trên thị trƣờng trong một thời kỳ xác định. Doanh thu lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp ra thị trƣờng đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận về mặt giá trị sử dụng, chất lƣợng, khối lƣợng và giá cả. Doanh thu sản phẩm đƣợc xác định bằng tích số giữa giá bán và số lƣợng sản phẩm đƣợc bán ra.
Doanh thu (TR) = P x Q. Trong đó: TR là doanh thu bán hàng P là giá bán 1 sản phẩm Q là số lƣợng sản phẩm bán ra
c) Tốc độ phát triển sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lƣợng phát triển thƣơng mại sản phẩm này. Tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ của năm (n+1) so với năm n là: 100 1 1 1 1 n n n n n n Q P Q P Q P T Trong đó: T là tốc độ phát triển sản phẩm
Qn là số lƣợng sản phẩm đƣợc tiêu thụ trong năm n
Qn+1 là số lƣợng sản phẩm đƣợc tiêu thụ trong năm (n+1) Pn là giá bán cho 1 đơn vị sản phẩm trong năm n
Pn+1 là giá bán cho 1 đơn vị sản phẩm trong năm (n+1)
Thông qua công thức trên, doanh nghiệp có thể so sánh đƣợc tốc độ tăng trƣởng sản phẩm theo doanh thu của năm thực hiện so với năm kế hoạch nhằm đánh giá chính xác sản phẩm của doanh nghiệp có phát triển đạt mục tiêu đề ra hay không, từ đó đặt ra các chiến lƣợc kinh doanh doanh hợp lý.
Ngoài các nhân tố trên, quy mô thƣơng mại sản phẩm còn đƣợc phản ánh bởi tỷ lệ thị trƣờng mà doanh nghiệp chiếm lĩnh hay thị phần của doanh nghiệp. Thị phần càng lớn chứng tỏ sức mạnh chi phối thị trƣờng của doanh nghiệp.
Dựa vào thị phần của doanh nghiệp, ta có thể so sánh tỷ lệ phần doanh thu sản phẩm của doanh nghiệp so với doanh thu toàn ngành và với các đối thủ cạnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tranh. Từ đó, giúp doanh nghiệp đề xuất đƣợc những kế hoạch mở rộng thị phần cho phù hợp.
Nhƣ vậy, khi quy mô thƣơng mại đƣợc mở rộng sẽ tạo điều kiện để tăng số lƣợng hàng hóa luân chuyển, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo đƣợc mức doanh thu, lợi nhuận đặt ra và nâng cao hơn nữa thị phần của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Từ đó góp phần đẩy mạnh đƣợc phát triển thƣơng mại sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
2.3.3.2. Chỉ tiêu về chất lượng thương mại
Ở đây ta hiểu chất lƣợng trong phát triển thƣơng mại theo nghĩa rộng. Chỉ tiêu về chất lƣợng thƣơng mại đƣợc thể hiện bởi sự ổn định của tốc độ tăng trƣởng tiêu thụ sản phẩm và sự chuyển dịch trong cơ cấu sản phẩm (cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trƣờng và cơ cấu khách hàng).
Sự ổn định của tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển thƣơng mại sản phẩm đƣợc đánh giá qua tốc độ tăng trƣởng tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng. Thông thƣờng có 2 chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trƣởng tiêu thụ sản phẩm đó là tốc độ tăng trƣởng theo khối lƣợng tiêu thụ và tốc độ tăng trƣởng theo doanh thu tiêu thụ. Thông qua chỉ tiêu tốc độ phát triển chúng ta có thể đánh giá đƣợc tính đều đặn hay gián đoạn, ổn định hay bất định của thực trạng phát triển thƣơng mại sản phẩm trên thị trƣờng. Nếu tốc độ tăng trƣởng doanh thu hay khối lƣợng sản phẩm cao và ổn định đó là dấu hiệu tốt, chứng tỏ công tác phát triển thƣơng mại sản phẩm có sự cải thiện về chất lƣợng, trong trƣờng hợp tốc độ tăng trƣởng chậm hoặc nhanh nhƣng không ổn định điều đó thể hiện sự sụt giảm về chất lƣợng phát triển thƣơng mại của các doanh nghiệp.
2.3.3.3. Hiệu quả thương mại
Biểu thức chung của hiệu quả thƣơng mại: H = K/C
Trong đó: H là hiệu quả thƣơng mại K là kết quả đạt đƣợc
C là chi phí bỏ ra hay nguồn lực sử dụng. Hiệu quả thƣơng mại đƣợc đánh giá dƣới 2 góc độ kinh tế và xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xét trên cấp độ vĩ mô: qua hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thƣơng mại tạo ra giá trị gia tăng, một phần bộ phận này đƣợc dùng để:
+ Trả lƣơng cho ngƣời lao động hình thành nên nguồn thu nhập lớn cho xã hội. Tiền lƣơng đƣợc coi là bộ phận quan trọng đóng góp vào thu nhập quốc dân.
+ Nộp thuế hình thành nên nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nƣớc.
- Xét trên góc độ vi mô: hiệu quả thƣơng mại sản phẩm đƣợc xác định dựa vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực thƣơng mại dƣợc đánh giá qua chỉ tiêu:
a) Lợi nhuận: Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Nó là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận trong hoạt động thƣơng mại là phần chênh lệch giữa doanh số thu về từ việc bán hàng hóa và chi phí để có đƣợc hàng bán đó. Π = TR – TC
Trong đó : Π là lợi nhuận của doanh nghiệp
TR là doanh thu của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định TC là tổng chi phí trong một thời kỳ xác định
b) Tỷ suất lợi nhuận: Là phần trăm giữa lợi nhuận thu đƣợc của các doanh nghiệp với chi phí phải bỏ ra ban đầu để có đƣợc hàng hóa kinh doanh, hoặc là phần trăm thu đƣợc giữa lợi nhuận thu đƣợc của các doanh nghiệp so với doanh thu đạt đƣợc. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận:
TR
T
)( (
Trong đó: T(Π) là tỷ suất lợi nhuận
Π là lợi nhuận trƣớc thuế của các doanh nghiệp
TR là doanh thu thuần từ việc bán hàng và cung cấp sản phẩm Tỷ suất sinh lợi trong lĩnh vực thƣơng mại càng lớn chứng tỏ sự hoạt động này ngày càng có hiệu quả. Mặt khác, lợi nhuận nhiều sẽ thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ hơn sẽ làm cho hoạt động thƣơng mại sản phẩm trở nên sôi động hơn nhƣng cũng tạo ra nhiều khó khăn hơn do tính cạnh tranh trên thị trƣờng trở lên khốc liệt hơn. Tuy nhiên điều này lại kích thích cho thƣơng mại sản phẩm phát triển do các doanh nghiệp kinh doanh doanh sản phẩm sẽ phải tìm các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trƣờng và cung ứng các sản phẩm tốt nhất cho ngƣời tiêu dùng để khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
c) Hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại: Nguồn lực thƣơng mại đƣợc hiểu là tất cả các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và nhân lực nhằm đảm bảo hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở phạm vi vi mô, đồng thời cũng đảm bảo cho quá trình tổ chức, quản lý hoạt động thƣơng mại trong nền kinh diễn ra trên thị trƣờng một cách liên tục, thông suốt.
Quy mô và chất lƣợng của các nguồn lực thƣơng mại sẽ quyết định đến quy mô và hiệu quả của hoạt động thƣơng mại. Trình độ huy động và sử dụng các nguồn lực quyết định đến khả năng công nghiệp hóa - hiện đại hóa thƣơng mại, khả năng phát triển thƣơng mại, hơn nữa còn quyết định đến khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế về kinh tế, thƣơng mại của quốc gia. Các nguồn lực thƣơng mại bao gồm các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực lao động, nguồn lực tài chính, nguồn lực cơ sở hạ tầng kỹ thuật thƣơng mại, nguồn lực thông tin…
Hiệu quả sử dụng vốn:
V HV
Trong đó: Hv là hiệu quả sử dụng vốn
Π là lợi nhuận của các doanh nghiệp V là vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
Từ công thức trên ta có thể tính đƣợc một đồng vốn bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao chứng tỏ các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm biết cách khai thác và tận dụng nguồn vốn tốt, đồng thời phản ánh hiệu quả thƣơng mại của doanh nghiệp càng cao. Ngƣợc lại, nếu hiệu quả sử dụng vốn thấp chứng tỏ các doanh nghiệp chƣa tận dụng đƣợc khả năng sinh lời của đồng vốn bỏ ra, điều đó ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả thƣơng mại của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3