0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Đội ngũ cán bộ của Trung tâm

Một phần của tài liệu HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (Trang 43 -43 )

- Tổ An ninh & Điện nước: Tổ này được giao nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn trật tự an ninh trong thư viện, tổ chức sửa chữa thiết bị điện và nước tạ

1.5.3. Đội ngũ cán bộ của Trung tâm

Cán bộ là linh hồn của thư viện. Trước kia làm việc trong các thư viện thường là những người có trình độ học vấn cao. Sau này, khi thư viện được coi là cơ quan giáo dục thì cán bộ thư viện được trang bị học vấn tổng hợp.

Cán bộ thư viện thực hiện một nhiệm vụ rất phức tập trong quan hệ với tài liệu: Lựa chọn và bảo quản tài liệu, sắp xếp chúng có chuyên môn theo trật tự nhất định, trong quan hệ với cơ sở vật chất kỹ thuật cán bộ thư viện luôn luôn giữ cho cơ sở vật chất kỹ thuật ở tình trạng tốt nhất, trong quan hệ với bạn đọc họ không chỉ tuyên truyền tích cực cho các tài liệu hợp với nhu cầu của bạn đọc, hướng dẫn đọc, nghiên cứu nhu cầu đọc mà còn tạo ra các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đó. Vì thế không chỉ coi cán bộ thư viện là cầu nối trung gian giữ sách và bạn đọc họ còn là cầu nối trung gian giữ bạn đọc với bạn

Tổ Quản trị mang & Hệ thống Tổ Dịch vụ BAN GIÁM ĐỐC Phòng Đọc Phòng Mƣợn Phòng Báo & Tạp chí Phòng Tra cứu Tổ Nghiệp vụ thƣ viện Tổ An ninh & Điện nƣớc

đọc, giữ tài liệu với tài liệu, giữ tài liệu với cơ sở vật chất, giữ các yếu tố của cơ sở vật chất với nhau.

Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học CNTT đã được triển khai ứng dụng trong các hoạt của động thư viện người cán bộ còn phải quản trị khai thác vận hành các thiết bị đó làm sao cho nó hoạt động tốt và đạt hiệu quả với mục đích sử dụng của minh. Chính vì vậy người cán bộ thư viện hiện này cần phải hội tụ rất nhiều yếu tố để làm việc.

Trường Đại học Điện lực đã quan tâm việc tuyển dụng thu hút cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn làm việc tại trường. Trong những năm qua nguồn cán bộ thư viện của trường ĐHĐL đã được nhà trường và đơn vị chú trọng và phát triển cả về số lượng và chất lượng:

Giới tính của cán bộ

Số lượng cán bộ của Trung tâm đã tăng lên rõ rêt từ 7 người năm 2007- 2008 lên 14 người năm 2011 - 2012. Trong tình hình chung của các thư viện hiện nay thì số càn bộ nữ luôn chiếm vị chí áp đảo so với cán bộ nam, nhưng đối với Trung tâm của trường ĐHĐ thì số cán bộ nam lại nhiều hơn số cán bộ nữ.

Giới tính Số lượng Tỷ lệ ( % )

Nam 8 57%

Nữ 6 43%

Tổng 14 100%

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ giới tính cán bộ của TTHL trường ĐHĐL

Qua biểu đồi giới tính cán bộ của TTHL trường ĐHĐL cho ta thấy tỷ lệ nam là 57% cán bộ nữ là 43%. Trên thực tế hiện nay của các thư viện nói chung thì tỷ lệ nữ luôn chiếm ưu thê hơn bởi vì ngành thư viện phù hợp với nữ giới, những công việc như xử lý tài liệu, định chủ đề, tóm tắt, chú giải, công tác tổ chức hệ thống tra cứu như mục lục truyền thống, mục lục hiện đại. Công tác phục vụ bạn đọc những công việc phần lớn đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỷ.

Nhưng với thực tế hiện nay của Trung tâm đang hướng đến sự hiện đại hóa trong các khâu hoạt động của thư viện việc ứng dụng CNTT đòi hỏi cán bộ có trình độ về tin học biết quản trị mạng, quản trị hệ thống, lập trình, vận hành hệ thống đòi hỏi có đội ngũ cán bộ kỹ sư tin học là nam giới, vì nam giới nhanh nhạy và nắm bắt CNTT nhanh. Vì vậy những năm gần đây Trung tâm tuyển dụng cán bộ chủ yếu là nam giới và có trình độ về CNTT.

Độ tuổi và sức khoe của cán bộ

Hường phát triển hiện nay của các thư viện là nguồn nhân lực có trình độ, tuổi đời trẻ, có sức khỏe để đáp ứng được công việc hiện nay của các đơn vị. Trước kia thư viện chỉ mang tính chất hoạt thủ công với những công việc đơn điệu hàng ngày diễn ra, đến nay khi các thư viện đã ngày một tiến đến hiện đại hóa, tự động hóa các quy trình làm việc thì đòi hỏi người cán bộ ở

Giới Tính

57%43% 43%

Nam Nữ

đây phải là những người trẻ, thế mạnh của họ là có sức khỏe có điều kiện và khả năng nhanh chóng tiếp cận những kiến thức mới và rèn luyện những kỹ năng mới theo hướng hiện đại của nghề nghiệp có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của đơn vị đặt ra và của NDT yêu cầu.

Tuổi Số lượng Tỷ lệ ( % )

Từ 20 đến 34 7 50%

Từ 35 đến 45 5 36%

Trên 45 2 14%

Tổng 14 100%

Bảng số 1.2: Cơ cấu cán bộ theo độ tuổi của Trung tâm Học liệu trường ĐHĐL

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy đội ngũ cán bộ của Trung tâm Học liệu trường Đại học Điện lực có tuổi đời khá trẻ, số cán bộ từ 20 - 34 tuổi có 7 người chiếm ( 50% ) cán bộ của Trung tâm, số cán bộ từ 35 - 45 tuổi có 5 người chiếm ( 36% ), số cán bộ từ trên 45 tuổi có 2 người chiếm ( 14% )

Biểu đồ 1.2. Cơ cấu cán bộ theo độ tuổi của Trung tâm Học liệu trường ĐHĐL Độ tuổi 50% 36% 14% Từ 20 đến 34 Từ 35 đến 45 Trên 45

Về trình độ chuyên môn

Trong những năm qua chủ trương tuyển chọn cán bộ đúng theo vị trí cần tuyển, những bộ phận thư viện thì đều được tuyển dụng là người học đúng chuyên ngành TT - TV tại các cơ sở đào tạo lớn như Khoa Thông tin - Thư viện của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hay khoa Thư viện - Thông tin của Trường Đại học Văn hóa những cử nhân này khi nhận về Trung tâm sẽ được cử đi đào tạo thêm về những lĩnh vực sẽ đảm nhận trong thời gian tới.

Khi được nhận về cán bộ được đi tập huấn các lớp nghiệp vụ, cử đi học về CNTT.

Bên cạnh đó công việc đòi hỏi cán bộ chuyên về CNTT thì đơn vị tuyển dụng trực tiếp là những người có bằng cấp về kỹ sư CNTT

Trình độ Số lượng Tỷ lệ ( % ) Cao đẳng 1 7% Cử nhân, Kỹ sư 11 79% Thạc sĩ 2 14% Tổng 14 100% Bảng 1.3: Trình độ học vấn của cán bộ Biểu đồ 1.3. Trình độ học vấn của cán bộ Trình độ học vấn 7% 79% 14% Cao đẳng Cử nhân, Kỹ sƣ Thạc sĩ

Qua biểu đồ nhận thấy một điều cán bộ của TTHL trường ĐHĐL có trình độ cao ( 79% ) là tốt nghiệp đại học đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển của đơn vị, ( 14% ) tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành CNTT ( 7% ) tốt nghiệp cao đẳng hiện này đang học liện thông và hoàn thành đồ án tốt nghiệp ngành CNTT. Đơn vị cũng cử cán bộ đi học tập và nâng cao trinh độ hiện nay một cán bộ đang làm nghiên cứu sinh về CNTT, một cán bộ đang theo học Cao học ngành Khoa học Thư viện, trong năm 2012 chỉ tiêu của đơn vị phấn đấu 2 cán bộ theo học thạc sĩ.

Bên cạnh đó, được sự khích lệ của lãnh đạo, hàng năm, cán bộ Trung tân đều tham gia nghiên cứu khoa học và có công trình nghiên cứu được áp dụng hiệu quả vào thực tế: Đề tài: “ Ứng dụng công nghệ RFID trong hoạt động thông tin thư viện tại trường Đại học Điện lực ” là một trong những đề tài của tập thể cán bộ Trung tâm nghiên cứu và đã được ứng dụng tại Trung tâm Học liệu của trường Đại học Điện lực khá thành công.

Qua những công trình nghiên cứu khoa học như vậy đã chứng minh một điều cán bộ của Trung tâm không chỉ giỏi về chuyên môn mà việc nghiên cứu khoa học và những cải tiến sáng tạo trong hoạt động thư viện luôn được cán bộ tại đây đề cao và làm việc một cách nghiêm túc, từ những nghiên cứu, sáng kiến cải tiến đã được ứng dụng vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trong những năm gần đây.

Ngành tốt nghiệp của cán bộ Trung tâm.

Việc phát triển thư viện đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu thực tế của đơn vị bên cạnh những cán bộ được đào tạo đúng chuyên môn về ngành thông tin thư viện, khi được tuyển dụng vào làm việc học nắm bắt công việc rất nhanh, đáp ứng đầy đủ những kỹ năng cơ bản như có trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập là tương đối tốt. Bên cạnh đó Trung tâm vẫn còn nhận những cán bộ không được đào tạo về chuyên ngành TT - TV khi được nhận về làm việc

tại Trung tâm họ cũng được học những lớp ngắn hạn về ngành thư viện điều đó cũng đáp ứng phần nào của công việc.

Ngành Số lượng Tỷ lệ ( % )

Ngành TT – TV 6 43%

Ngành khác 8 57%

Tổng 14 100%

Bảng 1.4: Ngành tốt nghiệp của cán bộ

Biểu đồ 1.4: Ngành tốt nghiệp của cán bộ

Thực tế hiện nay của Trung tâm là số người đào tạo ngành khác cao hơn so vơi số lượng cán bộ đào tạo ngành thư viện tỷ lệ: Số người đào tạo ngành khác là 8 người ( 57% ) trong số đó thì có tới 4 cán bộ đào tào chuyên ngành về CNTT, 1 cán bộ về ngành Kinh tế, 1 Luật, 1 Việt nam học, 1 Kỹ sư xây dựng.

Qua số liệu trên ta thấy số cán bộ đào tạo ngành khác cao hơn số cán bộ đào tạo chuyên ngành thư viện, nhưng không vì thế mà Trung tâm gặp khó khăn trong công việc vì tổng số 8 cán bộ đào tạo ngành khác thì có tới 4 cán bộ được đào tạo về CNTT mà hường phát triển hiện nay của Trung tâm là

Ngành tốt nghiệp

43%57% 57%

Ngành TT - TV Ngành khác

đang hướng đến việc hiện đại hóa các quy trình hoạt động của thư viện đòi hỏi số cán bộ có trình độ về tin học phải tường đối lớn cả về số lượng và chất lượng.

Bên cạnh số cán bộ đào tào ngành khác cũng là một trong nhưng thuận lợi trong công tac bổ sung, xử lý tài liệu số cán bộ này sẽ bổ trợ kiến thưc cho cán bộ làm công tác bổ sung và xử lý kỹ thuật. Chính như vậy mà công tác bổ sung và xử lý tài liệu của Trung tâm chính xác và đảm bảo chất lượng hơn.

Trình độ ngoại ngữ:

Theo thống kê, các cán bộ của Trung tâm có trình độ ngoại ngữ khá cao. Hầu hết cán bộ có trình độ tiếng Anh sau B bên cạnh đó một số cán bộ còn biết những ngôn ngữ khác như: ( Tiếng Pháp, tiếng Nga )

Trình độ Số lượng Tỷ lệ ( % ) Tiếng Anh 12 86% Tiếng Nga 1 7% Tiếng Pháp 1 7% Tổng 14 100% Bảng 1.5.Trình độ ngoại ngữ của cán bộ Trình độ tin học

Sự phát triển của CNTT và viễn thông đã tác động mạnh mẽ tới mọi hoạt động trong đời sống của xã hội và ngành TT - TV cũng không thể nằm ngoài sự phát triển đó. Chính ngành TT - TV là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất của sự phất triển CNTT. Mọi hoạt động nghiệp vụ TT - TV đều biến đổi, những hoạt động của nganh đã được tin học hóa hiện đại hóa trong toàn bộ quy trình hoạt động và tổ chức.

Chính vì sự phát triển CNTT và việc ứng dụng nó trong hoạt động thư viện đòi hỏi cán bộ có trình độ tin học. Trung tâm những năm qua đã chú trọng và phát triển đội ngũ cán bộ là kỹ sư tin học.

Hiện này Trung tâm có 4 cán bộ là kỹ sư tin học trong đó có 2 cán bộ là thạc sĩ tin học trong đó có 1 người đang làm nghiên cứu sinh về CNTT, ngoài ra các các bộ còn lại của Trung tâm đều có trình độ B tin học. Trong tổng số 4 người đào tạo đúng chuyên ngành CNTT thì 4 cán bộ khác được cử đi học lớp ngắn hạn về CNTT do NIIT tổ chức và cấp bằng Ấn Độ kiến thức được trang bị tại lớp này là ( lập trình, quản trị mạng. quản trị hệ thống ). Ngoài ra số cán bộ tại trung tâm đều sử dụng tốt phần mềm Libol 6,0 và những thiết bị điện tử.

Trên thực tế giữa cán bộ chuyên về CNTT và cán bộ nghiệp vụ chưa thực sự gắn kết với nhau trong công việc thành một khối thống nhất. Cán bộ tin học có ít kiến thức về chuyên môn thư viện, cán bộ thư viện thì kiến thức tin học không sâu vì vậy những vướng mắc trong quá trình ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện tại Trung tâm vẫn là một bài toán trong công việc tổ chức nhân sự.

Điều kiện sống

Điều kiện sống là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả làm việc của người lao động. Vì vậy khi hỏi về mức độ quan trọng và những yếu tố thưc đẩy cán bộ làm việc thì đa số cho rằng yếu tố đầu tiên đó là “ Thu nhập đảm bảo ” thư hai là “ Điều kiện làm việc tốt ” thư ba là “ Có điều kiện học tập và nâng cao trình độ ” thư tư là “ Được xã hội đánh giá đúng vai tro ”.

Trong những năm qua được sự quan tâm của Nhà trường và lãnh đạo Trung tâm đã không ngững trong việc chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho cán bộ. Trường đại học Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực quản lý vì vậy hệ số lương của nhà trường có phần nào được hưởng theo mức độ của tập đoàn.

Qua khảo sát và đánh giá thực tế hiện nay của cán bộ nhà trường nói chung và của Trung tâm nói riếng thu nhập của cán bộ mới ra trường hưởng mức lương 2,34 được tính theo công thức: Lương = 2,34 x 2.000.800đ:

+ Trong đó 2,34 là hệ số của cán bộ mới ra trường

+ 2.000.800đ là mức lương nền của nhà trường áp dụng trong cách tính lương cho cán bộ

Như vậy ta thấy thực tế cán bộ mới ra trường sẽ được hưởng mức lương tối thiểu là: 4.480.000đồng/tháng. Mức lương này đối với sinh hoạt hiện nay là chưa đủ nhưng đối vơi người mới ra trường có thể chấp nhận được. Cuộc họp cán bộ công nhân viên chức của nhà trường năm 2011 - 2012 đã đề ra những năm tiếp theo nhà trường sẽ tiếp tục nâng cao mức lương cho cán bộ công nhân viêc chức nhằm đảm bảo đời sống cho cán bộ từ đó mọi người yên tâm công tác tại trường. Đây cũng là một tín hiệu mừng đối với toàn thể cán bộ trong trường nói chung và của Trung tâm nói riêng.

Bên cạnh đó lãnh đạo Trung tâm luôn tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các hoạt động đoàn thể, các phong trào văn hóa, văn nghệ, giúp cho đời sông tinh thần của cán bộ ngày càng nâng cao.

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, đam mê trong công việc và muốn cống hiến làm việc lâu dài tại Trung tâm, khi được hỏi về môi trường làm việc tại đấy cán bộ đều có một tâm lý thỏa mái trong công việc hiện tại mình đang làm, được lãnh đạo quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần, đối với đồng nghiệp mọi người cùng quan tâm giúp đỡ nhau trong những trường hợp gặp hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài tình cảm mà đơn vị dành cho nhau trong công việc thì yếu tố môi trường làm việc như: Yêu cầu về áp lực công việc không cao, được sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp, có điều kiện học tập và nâng cao trinh độ, trang thiết bị đầy đử, thời gian làm việc linh hoạt. Những môi trường làm việc

như vậy là rất tôt để cán bộ thư viện phát huy hết khả năng của mình cống hiến cho công việc, mọi người yên tâm công tác.

Một phần của tài liệu HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (Trang 43 -43 )

×