9. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Lƣợng vốn huy động đƣợc trong thời gian qua chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu để đầu tƣ và ứng dụng công nghệ mới toàn diện, phát triển bền vững của doanh nghiệp công ích, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của TP.HCM. Những hạn chế và nguyên nhân đƣợc chỉ rõ nhƣ sau:
1. Hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến huy động vốn chƣa hoàn thiện, đồng bộ và đôi khi thiếu nhất quán, cả hệ thống Luật, các văn bản dƣới
luật và một số quy định của Thành phố, nhất là khi Việt nam gia nhập WTO: Luật Doanh nghiệp, Luật Thƣơng mại, Luật Đầu tƣ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật KH&CN, quy định về ƣu đãi đầu tƣ của Thành phố…
2. Cải cách thủ tục hành chính ở địa phƣơng còn chậm và kém hiệu quả gây khó khăn cho doanh nghiệp công ích.
3- Hoạt động của hệ thống tín dụng ngân hàng tại TP.HCM rất đa dạng nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh hội nhập quốc tế.
Chất lƣợng nguồn nhân lực của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại còn hạn chế cả về năng lực quản trị kinh doanh tiền tệ, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ…
Sự liên kết trong hệ thống tín dụng ngân hàng chƣa chặt chẽ, kém hiệu quả, nhất là giữa Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc với các Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng quốc tế. Sự gắn kết giữa tín dụng ngân hàng với các doanh nghiệp công ích còn yếu. Các doanh nghiệp công ích còn khó tiếp cận đƣợc các nguồn vốn vay ƣu đãi của Ngân hàng. Dịch vụ kiều hối, ngoại hối và thanh toán quốc tế còn kém phát triển.
4. Chƣa sử dụng tốt các công cụ tài chính mới, tiên tiến
- Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn sơ khai.
Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng còn ở giai đoạn sơ khai trong quá trình xây dựng thị trƣờng trái phiếu. Hầu hết các trái phiếu đang đƣợc giao dịch trên thị trƣờng trái phiếu chính thức là các trái phiếu kho bạc, vì vậy thiếu hẳn một mảng quan trọng là thị trƣờng trái phiếu của doanh nghiệp. Luật Chứng khoán ngày 12/7/2006, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 và Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, với những quy định tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát hành, niêm yết, giao dịch và thanh toán trái phiếu. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, mở ra nhiều hƣớng cho việc phát triển thị trƣờng trái phiếu trong
những năm tới.
Việc thiếu vắng trái phiếu doanh nghiệp đã làm cho các nhà đầu tƣ không hiểu rõ và không có đủ kinh nghiệm để đánh giá một trái phiếu doanh nghiệp là có tiềm năng hay không. Trong một môi trƣờng yếu kém về thị trƣờng nhƣ vậy thì các nhà đầu tƣ, nhất là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không mấy tin tƣởng để có thể đầu tƣ vào các trái phiếu doanh nghiệp. Do vậy, đã làm hạn chế khả năng huy động vốn từ nguồn này.
- Huy động vốn thông qua hoạt động Thuê mua tài chính còn quá ít ỏi.
Hoạt động TMTC mới dừng lại ở chủ trƣơng, chƣa hình thành công ty TMTC nào trên địa bàn thành phố. Hoạt động TMTC còn chƣa hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu và nội dung của nó. Nhƣ vậy, nguyên nhân chủ yếu là do hành lang pháp lý cho hoạt động TMTC chƣa đầy đủ và đồng bộ, mô hình tổ chức TMTC chƣa hoàn thiện, nghiệp vụ TMTC còn non trẻ, tuyên truyền quảng bá còn ít.
Thứ nhất, việc quy định nguồn vốn huy động còn có những bất cập. Pháp luật Việt Nam quy định số vốn đầu tƣ cho các doanh nghiệp đi vay không đƣợc vƣợt quá 30% vốn điều lệ của công ty. Trên thực tế những quy định này đang gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của các công ty Thuê mua tài chính. Bởi vì với quy định nhƣ trên phần lớn việc đầu tƣ chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp. Việc huy động đƣợc nguồn vốn cũng nhƣ khả năng tích luỹ của các công ty Thuê mua tài chính là rất khó khăn trong khi đó việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn gần nhƣ không thực hiện đƣợc vì phải có sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nƣớc.
Thứ hai, hoạt động Thuê mua tài chính của chúng ta hiện nay còn phát triển khá manh mún, chƣa có định hƣớng chiến lƣợc phát triển trong tƣơng lai, trong đó vấn đề nhu cầu thị trƣờng chƣa đƣợc tập trung nghiên cứu làm ảnh hƣởng đến chính sách huy động vốn. Không những thế hoạt động thuê mua tài chính ở Việt Nam cho đến nay còn khá đơn điệu, lãi suất chƣa thực sự hấp dẫn
và phần lớn các công ty Thuê mua tài chính đều chƣa thành lập đƣợc hệ thống các chi nhánh.
Thứ ba, phải kể đến hạn chế rất phổ biến hiện nay đó là các công ty Thuê mua tài chính chƣa thiết lập đƣợc một mối quan hệ sâu rộng đến các cơ sở cung ứng máy móc, thiết bị... và đội ngũ cán bộ của công ty còn thiếu những chuyên gia giỏi nắm vững kiến thức khoa học - công nghệ mới tiên tiến, điều này sẽ làm công ty mất đi tính chủ động khi tham gia thị trƣờng.
Thứ tư, việc phân biệt giữa giao dịch Thuê mua tài chính và các giao dịch cho thuê thông thƣờng khác (cho thuê vận hành) chƣa thật sự rõ ràng. Hoạt động Thuê mua tài chính là hình thức tín dụng trung và dài hạn thông qua hợp đồng thuê mua tài chính, còn hợp đồng cho thuê vận hành là hình thức tín dụng ngắn hạn thông qua hợp đồng cho thuê tài sản. Nếu hợp đồng cho thuê tài sản nào không đáp ứng đƣợc yêu cầu của Thuê mua tài chính thì đƣợc xem là hợp đồng cho thuê vận hành. Với quy định nhƣ vậy hợp đồng cho thuê vận hành của các công ty Thuê mua tài chính chịu sự quản lý của Ngân hàng nhà nƣớc còn có rất nhiều các doanh nghiệp khác cho thuê vận hành tài sản có giá trị rất lớn nhƣng lại không chịu sự quản lý nhƣ trên.
Thứ năm, vấn đề quyền đƣợc thu hồi tài sản khi bên thuê vi phạm hợp đồng cũng là một trong những vấn đề gây nhiều bàn cãi. Trên thực tế quyền này gần nhƣ không thể thực hiện đƣợc vì bên thuê thƣờng không chịu giao tài sản, nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan thi hành pháp luật. Việc bán tài sản cho bên thứ ba lại phải đƣợc sự đồng ý của Bộ Thƣơng mại ( nay là Bộ Công thƣơng) và nhƣ vậy nảy sinh vấn đề truy thu thuế nhập khẩu? Liệu có nghịch lý không khi mà chủ sở hữu lại không có quyền định đoạt đối với tài sản của mình?
Một vấn đề nữa thƣờng đƣợc nhắc đến hiện nay chính là vấn đề quảng cáo, tuyên truyền cho các công ty Thuê mua tài chính. Có thể nói mặc dù đã xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng năm 1997 đến nay nhƣng nhìn chung các công ty Thuê mua tài chính còn khá mới mẻ ở thị trƣờng Việt Nam. Trên thị trƣờng Việt Nam hiện nay rất nhiều doanh nghiệp cần vốn để đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị... nhƣng thay vì đến các công ty tài chính để tìm sự giúp
đỡ thì các doanh nghiệp này lại tìm đến ngân hàng để vay vốn mặc dù ở đây thủ tục rất chặt chẽ và điều kiện để đƣợc vay vốn khó hơn rất nhiều. Thực trạng trên một mặt là do thói quen khó thay đổi của các doanh nghiệp ở TP.HCM nhƣng một phần quan trọng là do hoạt động kinh doanh Thuê mua tài chính chƣa đƣợc tuyên truyền phổ biến và quảng cáo rộng rãi ở TP.HCM.
Đặc biệt pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ quy định đối tƣợng Thuê mua tài chính là các máy móc... và các động sản khác chứ chƣa quy định đối tƣợng cho thuê là các bất động sản. Điều này trái với thông lệ quốc tế và nhu cầu của thị trƣờng, vì thế chúng ta cần nhanh chóng nghiên cứu và điều chỉnh những quy định này.
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có xu hƣớng đầu tƣ mở rộng, đầu tƣ chiều sâu cho nguồn nhân lực, thiết bị, máy móc, công nghệ, công tác quản trị…, nhƣng phần lớn vốn tự có của doanh nghiệp còn rất hạn chế. Doanh nghiệp thiếu vốn thì lẽ thƣờng họ phải đi vay ngân hàng, nhƣng nguồn vốn ngân hàng không phải lúc nào cũng dễ tiếp cận, do đó ngoài kênh cấp vốn phổ biến từ ngân hàng thì kênh cấp vốn từ dịch vụ cho thuê tài chính có xu hƣớng phát triển và ngày chiếm vị trí quan trọng trên thị trƣờng tài chính thế giới.
Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế ở nƣớc ta hiện nay, đã dẫn đến sự xuất hiện nhu cầu về vốn rất lớn cho đầu tƣ của các doanh nghiệp, đồng thời các loại thị trƣờng cũng có cơ hội đƣợc mở rộng, kéo theo đó là việc mở rộng môi trƣờng kinh doanh cho dịch vụ cho thuê tài chính phát triển. Đây sẽ là điều hứa hẹn một tƣơng lai phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam.
Tóm lại, mặc dù nhà nƣớc đã có nhiều cơ chế, chính sách giúp các doanh nghiệp công ích huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tƣ công nghệ mới. Bản thân từng doanh nghiệp đã nỗ lực cố gắng, năng động sáng tạo có giải pháp tạo vốn, thu hút vốn đầu tƣ đổi mới công nghệ. Song trên thực tế đa số các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ở TP.HCM nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và do đó luôn trong tình trạng thiếu vốn
và công nghệ còn lạc hậu. Những khó khăn trong việc huy đông vốn không cho phép doanh nghiệp dễ dàng áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, làm cản trở việc đầu tƣ công nghệ mới trong các doanh nghiệp. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công ích là tiếp cận với nguồn tài chính, bởi vậy Nhà nƣớc cần hỗ trợ cho họ về tài chính để tiến hành đầu tƣ công nghệ mới.
Tiểu kết chương 2
Trong chƣơng 2, bằng các phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu thực tế, tác giả đã thu nhận đƣợc một số điểm đáng chú ý:
1) Tác giả đã nêu bật đƣợc thực trạng của việc sử dụng công nghệ cũng nhƣ tình hình xử lý rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh: hiệu quả chƣa cao.
2) Quy trình ép rác kín là khâu quan trọng trong quá trình xử lý rác thải và đòi hỏi cần có công nghệ thích hợp để tăng công suất xử lý rác thải. Tuy nhiên, chính sách tài chính hiện có để đầu tƣ cho doanh nghiệp xử lý rác thải lại gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn. Vốn chủ yếu vẫn là từ ngân sách Nhà nƣớc, các nguồn tài chính khác chƣa đƣợc quan tâm và huy động.
3) Từ phần thực trạng ta thấy đƣợc chi phí quản lý, vận hành trạm ép rác kín không đủ bù đắp các chi phí hoạt động, đa số các doanh nghiệp thu gom rác tự nghiên cứu các phƣơng án để bố trí nguồn kinh phí quản lý, vận hành hệ thống trạm ép của mình. Các doanh nghiệp này chỉ đƣợc cấp bù kinh phí một phần tính theo khối lƣợng vận chuyển và quãng đƣờng vận chuyển. Do vậy hiệu suất xử lý rác thải là không cao và gặp nhiều khó khăn.
4) Chính sách tài chính cần thay đổi theo một hƣớng mới để có thể huy động các nguồn vốn khác cùng tham gia để đầu tƣ vào công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng và hiệu suất xử lý rác thải.
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP TRONG ĐẦU TƢ TRẠM
ÉP RÁC KÍN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH