Nguồn rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ thích hợp trong đầu tư trạm ép rác kín nhằm tăng công suất xử lý rác thải tại TP hồ chí minh (Trang 56)

9. Kết cấu của luận văn

2.1.1 Nguồn rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh

Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhƣng chƣa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đƣa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đƣờng. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu nhƣ không đƣợc thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Ở khu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trƣờng theo hƣớng xanh, sạch, đẹp cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu huỷ rác thải, nhất là rác thải có các thành phần nguy hại. Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trƣờng và con ngƣời.

Ở nƣớc ta, việc làm này còn rất mới mẻ, việc thu gom và phân loại rác để tái sử dụng chƣa đƣợc cộng đồng quan tâm. Ở các nƣớc phát triển việc thu gom và phân loại rác đã trở thành một việc làm bình thƣờng, những túi đựng rác đều do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Ở những nƣớc này dân chúng coi rác thải không phải là đồ bỏ đi mà cố gắng tận dụng những thứ còn có ích nhằm đem lại lợi ích cho Nhà nƣớc, đồng thời làm trong sạch môi trƣờng sống của họ.

Trung bình 1 ngƣời Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải một năm. Tỉ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng 31%. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dƣ luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trƣờng. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ.

Với kế hoạch tăng trƣởng kinh tế từ năm 2010 đến 2015 là 12%, thành phố Hồ Chí Minh đang phấn đấu để trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ và khoa học công nghệ, đi trƣớc và về trƣớc trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nƣớc.

Với gần 8 triệu dân, hàng trăm ngàn cơ sở dịch vụ, văn phòng, trƣờng học và hơn 8.000 cơ sở công nghiệp lớn, vừa và nhỏ, mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 6.000-6.500 tấn rác thải rắn đô thị, trong đó thu gom đƣợc khoảng 4.900-5.200 tấn/ngày, tái chế/tái sinh khoảng 700-900 tấn/ngày, khối lƣợng còn lại bị thải vào hệ thống kênh rạch và môi trƣờng xung quanh.

Trong đó:

- Rác thải rắn sinh hoạt khoảng 5500 tấn/ngày;

- Rác thải rắn công nghiệp: 500 tấn/ngày (gồm cả 50 tấn CTRNH/ngày)

- Rác thải bệnh viện: 20 tấn/ngày.

Ƣớc tính trong những năm tới, lƣợng rác sẽ tăng bình quân 10%/năm.

2.1.1.1. Nguồn phát sinh rác thải

Với dân số gần tám triệu dân và mọi hoạt động của ngƣời dân đều phát sinh rác thải, hàng trăm ngàn cơ sở dịch vụ, văn phòng, trƣờng học và hơn 8.000 cơ sở công nghiệp lớn, vừa và nhỏ nên nguồn phát sinh và thành phần rác thải rắn của thành phố rất đa dạng.

Rác thải đô thị có thể xem nhƣ rác thải công cộng ngoài trừ các rác thải rắn từ quá trình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

Rác thải có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau:

- Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh nhƣ: rác thải sinh hoạt, văn phòng, thƣơng mại, công nghiệp, đƣờng phố, rác thải trong quá trình xây dựng hay đập phá nhà xƣởng.

- Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên nhƣ: các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy hoặc không có khả năng cháy.

nhóm lớn: rác thải đô thị, rác thải công nghiệp và rác thải nguy hại.

Đáng chú ý nhất trong thành phần rác thải là rác thải nguy hại, thƣờng phát sinh từ các khu công nghiệp. Do đó, những thông tin về nguồn gốc phát sinh và đặc tính các rác thải nguy hại của các loại hình công nghiệp khác nhau là rất cần thiết. Các hiện tƣợng nhƣ chảy tràn, rò rỉ các loại hóa chất cần phải đặc biệt chú ý, bởi vì chi phí thu gom và xử lý các rác thải nguy hại bị chảy tràn rất tốn kém. Ví dụ, rác thải nguy hại bị hấp phụ bởi các vật liệu dễ ngậm nƣớc nhƣ rơm rạ và dung dịch hóa chất bị thấm vào trong đất thì phải đào bới đất để xử lý. Lúc này, các rác thải nguy hại bao gồm các thành phần chất lỏng chảy tràn, chất hấp phụ (rơm, rạ) và cả đất bị ô nhiễm.

Phân loại rác thải theo nguồn phát sinh

Từ khu dân cư:

Rác thải từ các khu dân cƣ chủ yếu là rác thải sinh hoạt bao gồm: rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa, túi nylon, vải, da, rác vƣờn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, rác thải đặc biệt nhƣ pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa...

Từ các khu thượng mại:

Rác thải khu thƣơng mại bao gồm: giấy, cacton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, rác thải đặc biệt nhƣ vật dụng gia đình hƣ hỏng (kệ sách, đèn, tủ...), đồ điện tử hƣ hỏng (máy radio, tivi...), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa...

Từ các cơ quan, trường học: Giấy, cacton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, rác thải đặc biệt nhƣ kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa...

Từ các công trình xây dựng: Gỗ, thép, bêtông, đất, cát, xà bần...

Từ các dịch vụ công cộng: Giấy, túi nylon, lá cây...

Từ các nhà máy xử lý: Bùn hóa lý, bùn sinh học

Từ các nhà máy công nghiệp: Rác thực phẩm thừa, bao bì đựng hóa

 Từ họat động nông nghiệp: Rác vƣờn, chai lo, bao bì đựng thuốc trừ sâu, ...

Bảng 1. Thành phần rác thải rắn sinh hoạt ở đô thị ở một số vùng

TT Thành phần TP HCM Đồng Nai Bình

Dƣơng

Bà Rịa- Vũng Tàu

1 Chất hữu cơ: Thức ăn thừa, cọng rau, vỏ quả..

60,14 71,42 69,36 69,87

2 Plastic: Chai, lọ, hộp, túi nilon, mảnh nhựa vụn..

3,13 8,63 6,45 2,38

3 Giấy: giấy vụn, catton … 5,35 6,23 5,47 4,12 4 Kim loại: vỏ hộp, sợi kim

loại..

1,24 1,16 1,43 0,86

5 Thuỷ tinh: chai lọ, mảnh vỡ..

4,12 1,14 2,24 3,47

6 Chất trơ: Đất, đá, cát, gạch vụn

17,14 5,71 8,24 16,44

7 Cao su, da vụn, giả da.. 3,23 3,24 2,27 1,16 8 Cành cây, gỗ, tóc, lông gia

súc, vải vụn.. 4,38 1,24 4,31 1,56 9 Chất nguy hại: Vỏ hộp sơn, bóng đèn hỏng, pin, ắc qui… 1,27 2,33 0,23 0,14 Tổng cộng 100 100 100 100

Nguồn: Viện Môi trường và Phát triển Bền vững, 2003

2.1.1.2. Nguyên nhân phát sinh rác ra đường phố

Rác thải phát sinh trên đƣờng phố liên quan chủ yếu đến vấn đề ý thức và hệ thống thu gom quản lý rác thải, bao gồm những nguyên nhân chính sau đây:

- Do sự phát sinh tự phát của các gánh hàng rong, các quán ăn, xe đẩy ven đƣờng

- Rác rơi vải từ các xe vận chuyển vật liệu xây dựng… - Các sinh vật chết trên đƣờng

- Rác từ các lá cây rụng trên đƣờng - Nạn vứt tờ rơi trên đƣờng

- Các thùng rác hợp vệ sinh trên đƣờng còn hạn chế - Hệ thống thu gom rác tại các đƣờng phố chƣa triệt để

Hình 7. Liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý rác thải

2.2.2 Hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển rác thải trên địa bàn Tp.HCM

Hiện trạng thu gom, trung chuyển và vận chuyển rác nói chung tại Tp.HCM đƣợc thể hiện ở sơ đồ sau:

Hình 8. Sơ đồ thu gom, trung chuyển và vận chuyển rác TP.HCM Nguồn phát sinh Xe ép nhỏ Xe đẩy tay, xe ba gác, thùng đựng rác cố định và di động Bô ép rác kín Điểm hẹn Trạm trung chuyển Xe < 4 tấn Xe > 4 tấn Xe 2-7 tấn Nhà máy xử lý, bãi chôn lấp Nguồn phát sinh rác thải Phân loại, lưu trữ

tại nguồn Thu gom (hẻm & đường phố) Tách, tái chế và xử Chôn lấp Trung chuyển và vận chuyển

2.2.2.1. Thực trạng hệ thống thu gom rác thải trên địa bàn TP.HCM

Phương tiện thu gom

Thành phố hiện có 517 xe thu gom vận chuyển rác các loại nhƣ lavi, xe xuồng, xe ép, xe tải ben, xe hooklift có tải trọng từ 1 tấn đến 15 tấn với 52 nhãn hiệu khác nhau. Đây là số lƣợng xe của 22 Công ty dịch vụ công ích, Công ty Môi trƣờng đô thị và Hợp tác xã công nông. Quy trình bố trí thu gom và vận chuyển rác cho các loại xe này nhƣ sau:

Thu gom về trạm trung chuyển: có 175 xe ép, xe tải ben với tải trọng dƣới 4 tấn thực hiện thu gom 1.915 tấn rác/ngày từ điểm phát sinh rác đến trạm trung chuyển và sau đó đổ sang các xe chuyên dụng khác có tải trọng lớn hơn để vận chuyển đến bãi xử lý với cự ly vận chuyển trung bình là 13,98 km.

Tuy nhiên, dung tích chứa của các phƣơng tiện hiện nay đều không đáp ứng khối lƣợng rác thải đƣợc thu gom trong một chuyến, phần lớn các phƣơng tiện đều phải cơi nới cao lên. Hầu hết các phƣơng tiện thu gom của lực lƣợng rác dân lập đều đáp ứng đƣợc nhu cầu thu gom, các phƣơng tiện này đều có khả năng thu gom rác với khối lƣợng lớn (gấp 1,5 - 2 lần so với các loại thùng 660 lít), vận tốc vận chuyển nhanh nhƣ xe lam, lavi, xe bagac máy, v.v… Do hầu hết các phƣơng tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo về mặt môi trƣờng nên các phƣơng tiện này thƣờng gây ô nhiễm về không khí (mùi, tiếng ồn), nƣớc (nƣớc rỉ rác), v.v…

Phương pháp quét dọn và thu gom rác

Quét rác đường phố: do lực lƣợng 24 Cty DVCI Q, H thực hiện quét gom rác tại các khu vực công cộng (các tuyến đƣờng, vỉa hè, tiểu đảo, hàm ếch miệng cống) trên phần địa bàn của mình.

Thu gom rác hộ dân: do lực lƣợng Cty DVCI Q,H ( khoảng 40%) và lực lƣợng tƣ nhân (khoảng 60%) cùng thực hiện. Rác sinh hoạt từ nguồn thải ra đƣợc chứa đựng trong các thùng chứa 660 lít hoặc thùng chứa xe tay đƣợc công nhân vệ sinh chuyển bằng xe tay đƣa đến các điểm hẹn trên đƣờng phố hoặc các bô, trạm trung chuyển rác gần nhất.

Hàng ngày rác thải rắn sinh hoạt đƣợc thu gom bằng xe đẩy tay hay thùng 660lít và tập trung tại điểm hẹn hay trạm ép rác kín, sau đó đổ trực tiếp vào xe ép rác chuyển đến trạm trung chuyển, một số xe đẩy tay đổ trực tiếp vào trạm trung chuyển khi thu gom rác thải rắn ở khu vực gần trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển xe tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) nhận rác thải rắn và đổ ra bãi chôn lấp Gò Cát (Bình Chánh) hoặc Phƣớc Hiệp (Củ Chi). Tại một số điểm, rác thải rắn sau khi đƣợc thu gom bằng xe đẩy tay chuyển trực tiếp sang xe ép lớn và chở thẳng đến bãi chôn lấp.

Công tác lấy rác diễn ra nhanh chóng không mất nhiều thời gian do các hộ dân thƣờng chứa rác trong các bịch nulon và để sẵn trƣớc cửa nhà hay trên lề đƣờng. Thời gian thu gom rác trong ngày khác nhau tùy theo mỗi quận.

2.2.2.2. Hiện trạng vận chuyển rác thải trên địa bàn Tp.HCM

Phƣơng tiện vận chuyển

Vận chuyển thẳng lên bãi rác: có 342 xe ép, xe tải ben, xe hooklift với tải trọng trên 4 tấn thu gom 6.059 tấn rác/ngày từ các nơi phát sinh rác (điểm hẹn, chợ, cơ sở sản xuất, trạm ép rác kín, nơi có nguồn rác lớn) vận chuyển rác trực tiếp lên bãi xử lý với cự ly vận chuyển trung bình là 32,66 km.

Phƣơng thức vận chuyển

Cty Môi trƣờng Đô thị là đơn vị tổng thầu ký hợp đồng lại với các Cty DVCI Q,H tổ chức tiếp nhận, thu gom rác tại các điểm hẹn, các thùng rác công cộng hoặc các điểm phát sinh rác đổ bừa bãi trên đƣờng phố, sau đó:

- Sử dụng xe ép < 4 tấn chuyển rác đến các trạm trung chuyển rác. - Sử dụng xe ép > 4 tấn chuyển rác đƣa thẳng đến khu xử lý rác. Ngoài ra, Quận 1, Quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh và Huyện Củ Chi, Cần Giờ là những đơn vị đƣợc phân cấp trực tiếp thực hiện công tác vận chuyển rác thông qua hợp đồng với UBND Quận - Huyện.

Các mục tiêu của các trạm chuyển tiếp bao gồm:

-Đón tiếp các xe thu gom rác thải một cách có trật tự; -Xử lý các rác thải thành từng khối;

-Chuyển từng khối sang hệ thống vận chuyển hoạt động nhƣ một bộ phận trung gian giữa hệ thống vận chuyển và các xe thu gom rác thải;

-Giảm thiểu sự lộn xộn và tác động của các hoạt động thu gom CTR đến môi trƣờng.

Thành phần của hệ thống trung chuyển rác thải của TP. HCM bao gồm: Bô rác, điểm hẹn, trạm trung chuyển

Bô rác

-Là các khu đất trống đƣợc xây tƣờng bao làm nơi lƣu chứa rác tạm thời, thƣờng không có mái che, không đƣợc xây dựng kiên cố và không đƣợc xử lý các vấn đề liên quan đến môi trƣờng.

- Hiện nay, toàn thành phố có khoảng 39 bô rác trong đó nội thành có 4 bô, ngoại thành 35 bô.

Hình 9. Các bô rác hợp vệ sinh

Điểm hẹn

-Trong tƣơng lai, các điểm hẹn nằm trong thành phố cần phải đƣợc giảm dần, thay thế bằng các trạm trung chuyển với công nghệ tốt hơn.

Trạm trung chuyển

-Là nơi tiếp nhận rác từ các xe thu gom nhỏ để chuyển sang xe có tải trọng lớn vận chuyển đến khu xử lý.

-Trạm đƣợc xây dựng kiên cố, có nền bêtông cứng, mái che và có hệ thống xử lý mùi, bụi…

Tuỳ vào mỗi loại rác mà có các trạm trung chuyển, tiếp nhận khác nhau

Đối với rác sinh hoạt

Có 2 trạm trung chuyển chính nhận rác từ các xe ép rác nhỏ, xe tải nhỏ, xe đẩy tay: Trạm trung chuyển 12B Quang Trung, Gò Vấp; Trạm trung chuyển Vận chuyển số 2 (345/2 Lạc Long Quân, Quận 11).

Đối với rác xây dựng

Có 3 trạm trung chuyển:

- Trạm trung chuyển Vận chuyển số 3 (150 Lê Đại Hành, Quận 11). - Trạm trung chuyển container (42– 44 Võ Thị Sáu, Quận 1).

- Trạm trung chuyển 75 Bà Hom.

Các trạm trung chuyển nêu trên đều đƣợc trang bị cân để xác định khối lƣợng rác thu gom mang đến.

Các trạm ép rác kín

Là loại trạm trung chuyển sử dụng phƣơng tiện nạp rác là container kín có thể tích từ 15-25 m3. Thùng ép rác kín khi đƣợc nạp đầy sẽ đƣợc cẩu nâng lên xe có trang bị cơ cấu hooklift.

TP.HCM có 5 trạm ép rác kín đó là:

- Trạm ép rác kín Phan Văn Trị, Q. Bình Thạnh.

- Trạm ép rác kín Lô A cƣ xá Thanh Đa, P.27, Q. Bình Thạnh. - Trạm ép rác kín 350B Trần Bình Trọng, P. 1, Q. 10.

- Trạm ép rác kín 12 Quang Trung, Q. Gò Vấp. - Trạm ép rác kín phƣờng Bình Trƣng Tây, Q. 2.

2.2. Thực trạng công nghệ xử lý rác thải tại Tp.HCM

Công nghệ truyền thống đƣợc sử dụng để xử lý rác thải rắn đô thị ở nƣớc ta là chôn lấp vệ sinh với rất nhiều nhƣợc điểm nhƣ chiếm đất, tạo thành nƣớc rò rỉ có nồng độ ô nhiễm cao, khí bãi chôn lấp gây hiệu ứng nhà kính, …

Tuy nhiên, hiện nay thành phố đã có chiến lƣợc quản lý rác thải rắn ngày càng hiệu quả, việc tìm kiếm các loại hình công nghệ mới và kêu gọi đầu tƣ để

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ thích hợp trong đầu tư trạm ép rác kín nhằm tăng công suất xử lý rác thải tại TP hồ chí minh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)