Các giải pháp hỗ trợ bổ sung

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ thích hợp trong đầu tư trạm ép rác kín nhằm tăng công suất xử lý rác thải tại TP hồ chí minh (Trang 104)

9. Kết cấu của luận văn

3.6.Các giải pháp hỗ trợ bổ sung

Đầu tƣ, Xây dựng, Tài nguyên & Môi trƣờng, Tài chính và một số chuyên viên kinh tế, tài chính, xây dựng, qui hoạch của Thành phố về vấn đề qui hoạch, thu hút đầu tƣ, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công ích trong đổi mới công nghệ, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp hỗ trợ bổ sung nhƣ sau:

1. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện, quản lý tốt Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn TP.HCM thời kỳ 2015 - 2020 làm cơ sở huy động vốn đầu tư phát triển nói chung và ĐMCN của các doanh nghiệp công ích nói riêng.

UBND TP.HCM nhanh chóng xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy, chính sách đầu tƣ, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động đầu tƣ ĐMCN, phù hợp với hệ thống pháp luật liên quan bao gồm: Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật KH&CN, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng, Luật Cạnh tranh, Luật Đấu thầu, Luật Thƣơng mại, Luật Đất đai, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng, Bộ Luật dân sự sửa đổi và bổ sung… và các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn kèm theo.

2. Tăng cường đầu tư chiều sâu ở các doanh nghiệp công ích:

Trên cơ sở nguồn vốn huy động đƣợc, vấn đề quan trọng tiếp theo là quản lý và sử dụng số vốn đó sao cho có hiệu quả cao nhất. Để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp công ích phải ƣu tiên đầu tƣ chiều sâu, ĐMCN và tăng cƣờng thiết bị cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy từng doanh nghiệp phải có chiến lƣợc phát triển, đổi mới cơ cấu đầu tƣ, tăng cƣờng đầu tƣ chiều sâu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ.

3. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động huy động vốn đầu tư ĐMCN theo hướng đơn giản, nhanh chóng, như áp dụng mô hình “Một cửa liên thông” khi đăng ký kinh doanh, khắc dấu và cấp mã số thuế.

quản lý các doanh nghiệp, quản lý sở hữu công nghiệp và chất lƣợng sản phẩm trên địa bàn Thành phố...

4. Đổi mới và sớm thực hiện Đề án hiện đại hoá hệ thống tín dụng ngân hàng TP.HCM theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nhằm tăng nhanh nguồn vốn cho đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp công ích thực hiện ĐMCN.

Tạo điều kiện cho phép một số ngân hàng (kể cả các ngân hàng nƣớc ngoài) cùng tham gia kinh doanh trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố. Việc mở rộng các loại hình ngân hàng nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, đồng thời tăng cƣờng vốn cho đầu tƣ ĐMCN của các doanh nghiệp công ích trên địa bàn TP.HCM.

Tăng cƣờng sự liên kết, hợp tác chiến lƣợc giữa các Ngân hàng thƣơng mại với các doanh nghiệp công ích. Các Ngân hàng thƣơng mại có thể cùng tham gia liên doanh đầu tƣ, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp đầu tƣ ĐMCN, phát triển sản xuất, nhƣ mô hình hợp tác đầu tƣ giữa Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (VCB), Ngân hàng công thƣơng Việt Nam (ICB), Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV)… với các tập đoàn Dầu khí, Điện lực, các Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Rƣợu Bia - Nƣớc giải khát, Tổng công ty Dệt may,… Trên địa bàn TP.HCM, các chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại cần chủ động liên doanh, hợp tác đầu tƣ với các doanh nghiệp công ích trên địa bàn khi có dự án khả thi, thay vì chỉ là chủ nợ cho vay, tạo quan hệ đối tác chiến lƣợc giữa nhà đầu tƣ với các doanh nghiệp, hỗ trợ tích cực cho các dự án đầu tƣ ĐMCN.

5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và thu hút nguồn nhân lực KH&CN vào các doanh nghiệp công ích, đáp ứng yêu cầu ĐMCN của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Chúng ta đã biết, với một quy mô nhất định, chất lƣợng lao động là nguồn lực khai thác vô tận. Nhân lực luôn đƣợc xem là nguồn lực căn bản và mạnh nhất của TP.HCM trong các doanh nghiệp. Trong những năm qua, TP.HCM luôn quan tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, song do sự phát triển mạnh

mẽ của khoa học kỹ thuật, hội nhập kinh tế diễn ra nhanh chóng, TP.HCM vẫn chƣa thiết lập kịp một chiến lƣợc dài hơi cho phát triển và bố trí sử dụng nguồn nhân lực. Vì vậy, trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp cần phải có kế hoạch đào tạo cụ thể, trong đó xác định rõ đối tƣợng, nguyên tắc và hình thức đào tạo cho phù hợp. từng loại đối tƣợng: công nhân kỹ thuật, lao động quản lý, đội ngũ quản trị doanh nghiệp và công chức Nhà nƣớc.

Bên cạnh đó, Thành phố phải có chính sách tạo sự hấp dẫn để thu hút nhân tài và lao động có kỹ năng, có trình độ chuyên môn cao ở nƣớc ngoài phục vụ sự phát triển kinh tế của Thành phố, trƣớc hết là phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công ích.

6. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại.

Cùng với việc quy hoạch, đầu tƣ xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các KCN, CCN cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tƣ, nhất là vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tƣ thông qua việc tổ chức các hội chợ triển lãm và các công ty tƣ vấn đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Phối hợp hoặc thuê các tổ chức tƣ vấn, tổ chức xúc tiến đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, nhất là các tổ chức có kinh nghiệm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài xây dựng cơ sở dữ liệu và tài liệu kêu gọi đầu tƣ, tổ chức các cuộc hội thảo tại nƣớc ngoài, để tiếp thị các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài có yếu tố chuyển giao công nghệ vào TP.HCM.

Các giải pháp hỗ trợ bổ sung nêu trên có vai trò rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công ích nói riêng huy động vốn đầu tƣ và thực hiện ĐMCN có hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

1) Trong chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra những kinh nghiệm của một số quốc gia về xã hội hóa hoạt động KH&CN và đa dạng hóa nguồn vốn cho KH&CN

2) Điểm nhấn quan trọng trong chƣơng 3 mà tác giả tập trung vào đó chính là chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ cho đổi mới công nghệ và sử dụng công nghệ thích hợp cho các doanh nghiệp công ích với mục tiêu nhằm tăng năng suất xử lý rác thải tại các trạm ép rác kín và từng bƣớc tạo hành lang pháp lý khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần khác tham gia hoạt động KH&CN. Chính sách này đƣợc xây dựng dựa trên các nguyên tắc nhất định.

3) Tác giả cũng đã xây dựng một số giải pháp nhằm triển khai, hỗ trợ cho chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ nhằm hiện thực hóa và tăng tính khả thi cho định hƣớng chính sách mà tác giả đã đƣa ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * KẾT LUẬN

Trong giới hạn của luận văn, tác giả tập trung giải quyết một số nội dung chính nhƣ sau:

1. Nêu đƣợc tổng quan về cơ sở lý thuyết liên quan đến chính sách, chính sách tài chính, công nghệ, công nghệ thích hợp và rác thải cũng nhƣ công nghệ xử lý rác thải.

2. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng của việc ứng dụng công nghệ trong đầu tƣ ép rác kín và thực trạng chính sách tài chính trong sử dụng công nghệ thích hợp trong đầu tƣ ép rác kín, tác giả đã nhận ra đƣợc điểm yếu trong yếu tố vốn của các doanh nghiệp công ích. Các doanh nghiệp công ích chỉ có 2 nguồn vốn chính là Ngân sách Nhà nƣớc và nguồn vốn vay, tuy nhiên, nguồn chính vẫn là từ Ngân sách nhà nƣớc. Sự hạn hẹp về vốn và quản lý tài chính khiến cho việc đầu tƣ đổi mới công nghệ gặp khó khăn, từ đó, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp công ích là chƣa đƣợc phát huy hết hiệu suất.

3. Tác giả đã đƣa ra định hƣớng chính sách tài chính với triết lý đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ cho công nghệ thích hợp trong đầu tƣ ép rác kín nhằm tăng năng suất xử lý rác thải. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra những giải pháp nhằm thực thi hóa định hƣớng chính sách mà tác giả đã đƣa ra.

* KHUYẾN NGHỊ

1. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện, quản lý tốt Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn TP.HCM thời kỳ 2015 - 2020 làm cơ sở huy động vốn đầu tƣ phát triển nói chung và ĐMCN của các doanh nghiệp công ích nói riêng.

2. Tăng cƣờng đầu tƣ chiều sâu ở các doanh nghiệp công ích.

3. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động huy động vốn đầu tƣ ĐMCN theo hƣớng đơn giản, nhanh chóng, nhƣ áp dụng mô hình “Một cửa liên thông” khi đăng ký kinh doanh, khắc dấu và cấp mã số

thuế. Sớm ban hành quy chế quản lý các cụm công nghiệp, Quy chế phối hợp quản lý các doanh nghiệp, quản lý sở hữu công nghiệp và chất lƣợng sản phẩm trên địa bàn Thành phố... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Đổi mới và sớm thực hiện Đề án hiện đại hoá hệ thống tín dụng ngân hàng TP.HCM theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nhằm tăng nhanh nguồn vốn cho đầu tƣ hỗ trợ các doanh nghiệp công ích thực hiện ĐMCN.

5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động và thu hút nguồn nhân lực KH&CN vào các doanh nghiệp công ích, đáp ứng yêu cầu ĐMCN của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới, Xanh hóa công nghiệp- vai trò mới của cộng đồng, thị trường và chính phủ, Ngân hàng thế giới, 2000.

2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng, Cục Môi trƣờng, Giới thiệu về công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam, Hà Nội, 2001

3. Nguyễn Thế Chinh, Áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1999

4. Vũ Cao Đàm, chủ biên (2010), Nghiên cứu xã hội về môi trường, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

5. Vũ Cao Đàm, (2007) Giáo trình Lý thuyết hệ thống, Trƣờng Đại học khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.

6. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học chính sách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7.Phạm Ngọc Đăng, Trần Hiếu Nhu (1999), Chất thải và quản lý chất thải ở đô thị và công nghiệp Việt Nam

8.Nguyễn Thị Thìn, Tuấn Lan (2001), Môi trường ô nhiễm và hậu quả, NXB Khoa học và Kỹ thuật

9.Charles A.Wentz (1989), Hazadous waste management, McGraw-Hill Book

10.Ahmed M. Hussen, Principles of Environmental Economics: Economics, ecology and public policy, T.J. Internatinal Ltd., Padstow, Great Britain, 2000.

11.Barry C Field, The Economics of Environmental Quality, Environmental Economis Mc Graw Hill Publishers, New York 1994.

12.David O'Connor, Managing the Environment with Rapid Industrialization Lessons from the East Asian Experience, OECD, Development Centre, Paris, 1994

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ thích hợp trong đầu tư trạm ép rác kín nhằm tăng công suất xử lý rác thải tại TP hồ chí minh (Trang 104)