9. Kết cấu của luận văn
3.3.1 Triết lý
Từ thực trạng và những điều kiện nhƣ đã phân tích ở trên, tác giả đƣa ra triết lý: Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho công nghệ thích hợp tại các doanh nghiệp công ích.
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp đã từng chi phối hoạt động KH&CN ở các tổ chức công ích trong một thời gian dài. Đặc điểm cơ bản của cơ chế quản lý cũ là đề cao tuyệt đối vai trò của Nhà nƣớc: hoạt động KH&CN đƣợc thực hiện trên cơ sở kinh phí Nhà nƣớc cấp, bằng lực lƣợng của Nhà nƣớc và thông qua biện pháp quản lý hành chính, trực tiếp từ Nhà nƣớc. Trải qua thực tế, cơ chế quản lý kế hoạch hoá quan liêu, bao cấp đã bộc lộ rõ những hạn chế của mình. Một mặt, phạm vi hoạt động bị bó hẹp do giới hạn trong phần kinh phí của Nhà nƣớc quá ít ỏi. Hơn nữa, hiệu quả sử dụng tiềm lực cho KH&CN không cao do chịu sự chi phối của phƣơng thức quản lý mang nặng tính hành chính, bao cấp, phụ thuộc. Đặc biệt đối với tài chính, nguồn
phƣơng tiện chính hoạt động của các đơn vị công ích thì việc thiếu hụt nguồn lực này dẫn đến sự kém hiệu quả trong hoạt động mặc dù trên thực tế, các hoạt động này có thể đạt đƣợc hiệu quả cao hơn nhờ huy động vốn từ bên ngoài. Hiện nay, xu hƣớng đa dạng hóa nguồn vốn cho các hoạt động KH&CN không còn là mới, tuy nhiên, ở Việt Nam, trong các tổ chức/doanh nghiệp vẫn chƣa thể tận dụng, khai thác đƣợc triệt để các nguồn lực tiềm năng này. Trong Luận văn của mình, tác giả muốn khai thác và nhân rộng hoạt động này và từ đó có thể triển khai, nhân rộng ra các tổ chức/doanh nghiệp khác.