Một số giải pháp triển khai chính sách đa dạng hóa nguồn vốn tài chính

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ thích hợp trong đầu tư trạm ép rác kín nhằm tăng công suất xử lý rác thải tại TP hồ chí minh (Trang 96)

9. Kết cấu của luận văn

3.5.Một số giải pháp triển khai chính sách đa dạng hóa nguồn vốn tài chính

khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ thích hợp.

Trên cơ sở những định hƣớng sử dụng công cụ tài chính khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ, tác giả luận văn xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

1.Tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực KH&CN, nhất là đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng trong các doanh nghiệp công ích, thúc đẩy đổi mới công nghệ.

Thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ chế thị trƣờng. Nhà nƣớc đã coi trọng việc đầu tƣ cho KH&CN, coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực và nền tảng để phát triển kinh tế xã hội.

Trong thời gian tới để thúc đẩy đổi mới công nghệ ép rác kín, TP.HCM cần tăng cƣờng hơn nữa đầu tƣ hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc (cả ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng) cho hoạt động KH&CN nói chung, đổi mới công nghệ nói riêng trong các doanh nghiệp công ích.

Qua phỏng vấn, trao đổi với lãnh đạo và chuyên viên cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhƣ: sở KH&CN, Kế hoạch và Đầu tƣ, sở Tài chính, tất cả đều cho rằng kinh phí từ Ngân sách Nhà nƣớc trong những năm qua đầu tƣ cho KH&CN đã ngày càng tăng. Tuy nhiên, vẫn chƣa thoả đáng mới chỉ chiếm hơn 2% chi ngân sách địa phƣơng hàng năm, việc đầu tƣ còn dàn trải, hiệu quả đầu tƣ chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Cũng ở vấn đề này tác giả luận văn đã gặp gỡ, trao đổi với một số giám đốc doanh nghiệp nhƣ: công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Tân Bình, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 1, công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận Gò Vấp, công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 3,…họ đều cho rằng vốn từ ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ cho doanh nghiệp ĐMCN còn quá ít, hầu nhƣ chƣa có. Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 và Nghị Định 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động KH&CN thì ở TP.HCM chƣa có một doanh nghiệp nào đƣợc hỗ trợ. Vẫn còn cơ chế xin – cho trong đầu tƣ từ Ngân sách Nhà nƣớc cho các hoạt động đầu tƣ đổi mới ứng dụng công nghệ thích hợp. Quỹ phát triển KH&CN đã đƣợc thành lập từ năm 2006, nhƣng cho đến nay 90% doanh nghiệp đƣợc hỏi đều trả lời không biết đến quỹ này.

Từ thực tế trên tác giả luận văn đề xuất nhƣ sau:

- Đổi mới cơ chế đầu tƣ của Nhà nƣớc đối với hoạt động KH&CN (trong đó có hoạt động ĐMCN) theo hƣớng sửa đổi cơ chế tài trợ, hạn chế đầu tƣ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu ĐMCN theo cơ chế xin - cho, chuyển sang đầu tƣ gián tiếp (nhƣ tạo điều kiện hạ tầng, hoàn thiện khung khổ pháp luật cho thị trƣờng vốn phát triển ở TP.HCM)

- Đầu tƣ Ngân sách Nhà nƣớc của TP.HCM phải có trọng tâm, trọng điểm để tạo bƣớc bứt phá về một số công nghệ cao tác động tích cực đến việc nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Việc đầu tƣ cho các đề tài nghiên cứu cần ƣu tiên và chú trọng đầu tƣ cho giai đoạn sản xuất thử và thử nghiệm đủ điều kiện để đánh giá đƣợc chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công nghệ; mở rộng khả năng tiếp cận của nhiều đối tƣợng đối với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nƣớc cho ĐMCN trên cơ sở cạnh tranh, tuyển chọn công khai; bảo đảm các dự án đầu tƣ ĐMCN do ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ phải gắn với nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp. Tăng cƣờng triển khai hoạt động của Quỹ KH&CN, có đánh giá định kỳ về hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc từ quỹ này.

- Tăng cƣờng phổ biến, tuyên truyền về Quỹ phát triển KH&CN, đồng thời dành tỷ lệ thích đáng nguồn vốn để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu ĐMCN, phát triển các sản phẩm công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Hàng năm, ngân sách Thành phố bố trí đủ mức chi ngân sách cho hoạt động KH&CN đạt tỷ lệ tối thiểu 2% tổng chi ngân sách theo luật định. Từng bƣớc bổ sung nâng mức vốn điều lệ của Quỹ phát triển KH&CN của Thành phố mới đƣợc thành lập để tăng khả năng hỗ trợ cho hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích.

- Uỷ ban nhân dân TPHCM chỉ đạo Sở KH&CN phối hợp với các Sở ngành thƣờng xuyên khảo sát, điều tra, đánh giá về trình độ, năng lực công nghệ và tình hình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, đề xuất với Thành phố những giải pháp cần thiết để điều chỉnh hoàn thiện chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích.

- Nâng mức hỗ trợ của ngân sách cho các doanh nghiệp công ích để xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế: ISO 9000, quản lý môi trƣờng ISO 14000, thực hiện tiêu chuẩn xã hội SA 8000... giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO.

- Ƣu đãi khuyến khích thu hút đầu tƣ các dự án chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài có trình độ công nghệ thích hợp, công nghệ sạch thân thiện môi trƣờng.

- Ƣu tiên giành kinh phí KH&CN cho các hoạt động R&D, nhất là các đề tài, dự án thuộc chƣơng trình trọng điểm, dự án đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích theo hƣớng CNH, HĐH, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, rút ngắn chu kỳ đổi mới công nghệ từ 10 - 11 năm hiện nay xuống 5 - 7 năm, tiếp cận trình độ trung bình, tiên tiến thế giới.

- Hàng năm trích ngân sách TP.HCM từ nguồn vƣợt thu ngân sách, cấp bổ sung vốn cho Quỹ đầu tƣ phát triển của Thành phố theo qui định của Bộ Tài

chính. Qui định cụ thể việc thẩm định các dự án đầu tƣ của các doanh nghiệp công ích, ƣu tiên cho vay với mức lãi suất thấp đối với các dự án đầu tƣ chiều sâu, đổi mới và ứng dụng công nghệ thích hợp của các doanh nghiệp công ích, đồng thời tiếp tục áp đụng hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ để khuyến khích các doanh nghiệp công ích đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

- Tích cực đẩy mạnh công tác vận động cũng nhƣ tận dụng một cách hiệu quả nguồn vốn ODA, nhằm cải thiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công ích thuộc địa bàn TP.HCM thông qua các chƣơng trình hỗ trợ đổi mới và ứng dụng công nghệ thích hợp.

2. Chính sách tín dụng

Nguồn vốn vay từ tín dụng ngân hàng vẫn là nguồn vốn chủ yếu giúp các doanh nghiệp công ích đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ. Phỏng vấn các doanh nghiệp công ích trên địa bàn Thành phố thì có tới 90% doanh nghiệp trả lời có vay vốn từ tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên có 60% doanh nghiệp trả lời họ khó tiếp cận nguồn vốn này. Ngân hàng ngại cho các doanh nghiệp vay vốn, mặt khác các doanh nghiệp lại không chứng tỏ đƣợc dự án có khả thi để thuyết phục ngân hàng cho vay, khi đƣợc vay vốn thì tỷ lệ lãi suất lại thƣờng xuyên thay đổi gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Với vai trò của mình Nhà nƣớc cần nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các công cụ chính sách tín dụng mới nhằm khuyến khích đầu tƣ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp công ích:

- Ấn định tỷ lệ lãi suất tín dụng (cố định trong một số năm) để hỗ trợ các dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ từ Quỹ Đầu tƣ phát triển của TP.HCM.

- Ban hành văn bản hƣớng dẫn về các tiêu chí cụ thể xác định các dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ cần đƣợc ƣu tiên hỗ trợ.

- Đơn giản hoá thủ tục xét duyệt các dự án, mở rộng đối tƣợng đƣợc quỹ hỗ trợ (kể cả doanh nghiệp KH&CN), đổi mới hình thức thế chấp, tín chấp hoặc bảo lãnh.

- Cho phép các doanh nghiệp đƣợc sử dụng quỹ đầu tƣ phát triển KH&CN của mình, các tổ chức nghiên cứu đƣợc sử dụng vốn tự có để góp vốn vào Quỹ

đầu tƣ mạo hiểm khi Quỹ này đƣợc thành lập ở Việt Nam, đƣợc hƣởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn vào quỹ này. Tiến tới ban hành khung pháp luật cho loại hình quỹ này hoạt động ở Việt Nam.

- Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp công ích đƣợc dùng quyền sử dụng đất để góp vốn trong các liên doanh hoặc công ty công nghệ và chuyển giao công nghệ đƣợc thế chấp vay ngân hàng để thực hiện những dự án đổi mới công nghệ.

3. Chính sách thuế

Kết quả điều tra, phỏng vấn 22 doanh nghiệp công ích trên địa bàn TP.HCM cho thấy: 12/22 doanh nghiệp (chiếm 54,5% doanh nghiệp điều tra) cho rằng chính sách thuế đã khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ bằng chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc về thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp…. Tuy nhiên, 10/22 doanh nghiệp (chiếm 45,5% doanh nghiệp điều tra) trả lời họ không hiểu nhiều về chính sách thuế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp công ích đầu tƣ đổi mới công nghệ.

Tác giả luận văn cũng đã trao đổi với lãnh đạo và một số chuyên viên Cục thuế TP.HCM về chính sách thuế của Nhà nƣớc trong việc khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp công ích đổi mới công nghệ. Tất cả đều có đánh giá là chính sách thuế của Nhà nƣớc trong thời gian qua đã hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên, việc tuyên truyền phổ biến thông tin chính sách thuế vẫn còn hạn chế, năng lực của một số cán bộ chuyên môn còn yếu, thủ tục hành chính thuế còn nhiều bất cập,... nên cũng phần nào gây khó khăn cho doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế trên để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp công ích TP.HCM đổi mới công nghệ, tác giả luận văn kiến nghị các giải pháp sau:

- Nhà nƣớc cần hoàn thiện các công cụ khuyến khích về thuế, mở rộng đối tƣợng và tạo điều kiện để các đối tƣợng có liên quan biết và hƣởng các ƣu đãi về thuế để đầu tƣ đổi mới công nghệ: nhanh chóng triển khai thực hiện những chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ ĐMCN theo tinh thần của Nghị định 119/CP.

- Đơn giản hoá các quy định và thủ tục xác nhận hỗ trợ thuế để các doanh nghiệp công ích dễ dàng tiếp cận và hƣởng lợi từ các chính sách khuyến khích của Nhà nƣớc dựa trên nguyên tắc công khai, bình đẳng.

- Quy định trong Luật Thuế việc cho hƣởng ƣu đãi đối với kinh phí để đổi mới công nghệ mà doanh nghiệp đã đầu tƣ.

- Sử dụng phổ biến chính sách khấu hao nhanh để đẩy nhanh tiến trình đổi mới thiết bị công nghệ của doanh nghiệp.

- Thiết lập chế độ vốn dự phòng phát triển khoa học công nghệ, cụ thể là cho phép doanh nghiệp trích ra một tỷ lệ nhất định từ thu nhập bán hàng để thành lập vốn dự phòng

- Tiếp tục áp dụng chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp công ích, nhất là đối với đầu tƣ nâng cấp, ĐMCN, thực hiện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 5 năm đầu kể từ khi doanh nghiệp thực hiện ĐMCN nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm thu hồi vốn đầu tƣ, có năng lực tài chính để tiếp tục ĐMCN.

- Cho phép các Doanh nghiệp công ích đƣợc hạch toán các khoản chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, đầu tƣ để ứng dụng công nghệ vào giá thành sản phẩm.

- Cho phép các doanh nghiệp công ích đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lợi nhuận thu đƣợc từ việc ứng dụng các kết quả của dự án đổi mới công nghệ vào sản xuất và thực hiện các hợp đồng KH&CN với các tổ chức khác để chuyển giao công nghệ đã đƣợc đổi mới trong thời hạn 3 - 5 năm.

- Miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai đối với các hợp đồng mua bán sản phẩm công nghệ và chuyển giao công nghệ do chính doanh nghiệp tạo ra.

- Tăng cƣờng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thông tin về hệ thống chính sách hỗ trợ về thuế của Nhà nƣớc tới những đối tƣợng có liên quan qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, xuất bản sổ tay hƣớng dẫn, tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, hình thành địa chỉ riêng trên trên mạng để trả lời hỏi đáp về thông tin chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp ĐMCN.

4. Chính sách đẩy mạnh hình thức đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và cấp bù kinh phí qua hình thức trợ giá sản phẩm:

Khuyến khích nguồn vốn đầu tƣ từ bản thân nội tại các doanh nghiệp công ích hoặc tƣ nhân để cùng tham gia đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ thích hợp, giảm dần việc phụ thuộc quá nhiều từ nguồn vốn ngân sách, giảm gánh nặng chi ngân sách của nhà nƣớc.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tƣ qua các hình thức cơ bản sau:

+ Cấp bù và trợ giá thông qua hình thức tính đơn giá vận chuyển rác thải về các trạm xử lý tập trung.

+ Điều chỉnh đơn giá định mức cho phù hợp với các doanh nghiệp công ích đã tự bỏ vốn để đầu tƣ và ứng dụng các công nghệ thích hợp.

+ Doanh nghiệp có đầu tƣ trạm ép rác kín và có công nghệ thích hợp thì đƣợc hỗ trợ ƣu đãi trong đầu tƣ đổi mới công nghệ.

5. Phát triển ổn định và lành mạnh thị trường chứng khoán

Trong nền kinh tế thị trƣờng, TTCK là một loại thị trƣờng tài chính quan trọng, một kênh huy động vốn rất lớn, một môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn của các nhà đầu tƣ.

Qua điều tra 22 doanh nghiệp công ích trên địa bàn TP.HCM thì chƣa có doanh nghiệp nào tham gia thị trƣờng chứng khoán, hầu hết các doanh nghiệp công ích phải huy động vốn từ các nguồn khác để phát triển sản xuất kinh doanh nói chung và ĐMCN của doanh nghiệp nói riêng. Đây chính là một trong những hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp công ích hiện nay.

Trong thời gian tới cần tiếp tục tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu và tham gia niêm yết lên sàn chứng khoán để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ của xã hội vào ĐMCN, phát triển sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp nhà nƣớc và cổ phần hoá, tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở pháp lý đầy đủ cho các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu tham gia TTCK. Khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ

các doanh nghiệp bán cổ phần cho các cổ đông là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để tranh thủ kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trƣờng…

Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của TTCK nhằm bảo đảm TTCK phát triển ổn định, bền vững, tránh rủi ro lớn cho các nhà đầu tƣ. Tạo niềm tin thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào các doanh nghiệp để đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh.

Đối với các doanh nghiệp công ích muốn phát hành trái phiếu, cổ phiếu và tham gia TTCK nhằm huy động vốn có hiệu quả cần làm tốt một số việc sau đây:

- Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh và lộ trình hội nhập cạnh tranh của doanh nghiệp bảo đảm phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ thích hợp trong đầu tư trạm ép rác kín nhằm tăng công suất xử lý rác thải tại TP hồ chí minh (Trang 96)