Thực trạng sử dụng chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ thích hợp trong đầu tư trạm ép rác kín nhằm tăng công suất xử lý rác thải tại TP hồ chí minh (Trang 70)

9. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng sử dụng chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ

thích hợp trong đầu tƣ trạm ép rác kín của các doanh nghiệp công ích trên địa bàn TP.HCM

Hoạt động đầu tƣ công nghệ ép rác kín của mỗi doanh nghiệp công ích chịu sự tác động tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau. Qua điều tra khảo sát ở các doanh nghiệp công ích, có thể tổng hợp thành một số yếu tố chủ yếu sau đây:

- Khả năng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đặc biệt là nhân lực KH&CN.

- Khả năng tiếp cận với nguồn thông tin bên ngoài. Nhất là khả năng thông tin công nghệ của doanh nghiệp.

- Khả năng hợp tác với các tổ chức KH&CN với bên ngoài: các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức Nghiên cứu khoa học.

- Khả năng giám sát các chi phí cho hoạt động đầu tƣ và ứng dụng công nghệ mới.

- Khả năng tiếp thị và xúc tiến bán hàng.

- Khả năng tìm nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp cho ứng dụng công nghệ mới.

- Các quy định của Nhà nƣớc về chế độ khấu hao, thời gian hoàn vốn. Các chính sách thuế của Nhà nƣớc liên quan đến ứng dụng công nghệ mới.

- Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung. - Khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.

Các yếu tố trên có tác động tƣơng hỗ với nhau, có yếu tố thuộc năng lực nội tại của doanh nghiệp, có nhân tố tác động từ bên ngoài. Mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố tới quá trình thúc đẩy đầu tƣ công nghệ cũng khác nhau, có khi thúc đẩy tích cực, có lúc lại là khó khăn cản trở tiến trình thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới của doanh nghiệp. Nhƣng nhìn chung có lẽ, khó khăn cản trở lớn nhất hiện nay đối với hoạt động này của các doanh nghiệp công ích là thiếu vốn. Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp còn hạn hẹp, các công cụ và hình thức huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp cho thúc đẩy ứng dụng công nghệ còn ít và kém hiệu quả.

Đi sâu nghiên cứu tình hình huy động và sử dụng vốn cho đầu tƣ công nghệ mới của các doanh nghiệp công ích cho thấy:

Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng, bắt đầu công cuộc đổi mới và công nghiệp hoá từ một xuất phát điểm rất thấp về công nghệ. Hiện nay công nghệ và máy móc, thiết bị của nhiều ngành công nghiệp lạc hậu 2-3 thế hệ so với các nƣớc công nghiệp tiên tiến. Chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và khoảng 30% doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc coi là có trang thiết bị tƣơng đối hiện đại, nhƣng tốc độ đổi mới công nghệ còn khiêm tốn, khoảng 10-

11% năm (có tài liệu công bố 8-10% năm), các nƣớc trong khu vực đã đạt 15- 20% năm.

Công nghệ, thiết bị cũ nát, lạc hậu, chắp vá đã làm hạn chế rất lớn đến việc nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm và giảm giá thành. Đây đang là khó khăn thách thức lớn cản trở quá trình phát triển và cạnh tranh hội nhập của các doanh nghiệp nƣớc ta.

Để khắc phục những hạn chế yếu kém về công nghệ, thiết bị sản xuất, đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp cần lƣợng vốn dài hạn rất lớn. Nhƣng thực tế hiện nay vốn tự có của các doanh nghiệp rất thấp, tiềm lực của các nhà đầu tƣ chƣa mạnh, thị trƣờng vốn trong nƣớc chƣa hoàn chỉnh, chƣa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Bởi vậy, việc sử dụng các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tƣ ứng dụng công nghệ thích hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ thích hợp trong đầu tư trạm ép rác kín nhằm tăng công suất xử lý rác thải tại TP hồ chí minh (Trang 70)