9. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng công nghệ xử lý rác thải tại Tp.HCM
Công nghệ truyền thống đƣợc sử dụng để xử lý rác thải rắn đô thị ở nƣớc ta là chôn lấp vệ sinh với rất nhiều nhƣợc điểm nhƣ chiếm đất, tạo thành nƣớc rò rỉ có nồng độ ô nhiễm cao, khí bãi chôn lấp gây hiệu ứng nhà kính, …
Tuy nhiên, hiện nay thành phố đã có chiến lƣợc quản lý rác thải rắn ngày càng hiệu quả, việc tìm kiếm các loại hình công nghệ mới và kêu gọi đầu tƣ để tăng tỷ lệ tái chế, tái sinh và đề ra các giải pháp nhằm làm giảm lƣợng rác thải đổ vào bãi chôn lấp, giải quyết triệt để một cách căn cơ khối lƣợng rác thải rắn đô thị của thành phố Hồ Chí Minh đang đƣợc thành phố từng bƣớc triển khai.
Trạm phân loại thứ cấp
Công ty môi trƣờng đô thị đã hòan thiện phần thiết kế cơ sở dự án xây dựng trạm phân lọai thứ cấp có công suất 200 tấn/ngày tại Công trƣờng xử lý rác Gò Cát để tiếp nhận rác thải rắn sau khi phân lọai rác thải rắn tại nguồn từ các Quận 1, 4, 5, 6 và 10, nhằm phân loại “rác tái chế” một lần nữa để tách riêng các thành phần rác thải rắn cho mục đích tái chế và tái sử dụng khác nhau và tăng hiệu quả của hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp và đƣa vào hoạt động vào đầu tháng 06/2006.
Chôn lấp
Hiện nay, hầu hết lƣợng rác thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thu gom và vận chuyển lên các bãi chôn lấp, kể cả những rác thải nguy hại. Công tác vận hành tất cả các bãi chôn lấp do xí nghiệp Xử Lý Rác thải, thuộc CITENCO, thực hiện. Toàn bộ hệ thống phân loại rác thải rắn làm phế liệu, các cơ sở tái sinh, tái chế phế liệu đều do tƣ nhân thực hiện. Một phần rác thải rắn công nghiệp đƣợc thu gom, xử lý và tái sinh tái chế tại một số công ty tƣ nhân và cơ sở nhỏ. Rác thải rắn y tế đƣợc thu gom và xử lý bằng phƣơng pháp đốt tại Bình Hƣng Hòa. Chôn lấp là công nghệ duy nhất đƣợc sử dụng để xử lý rác thải rắn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh. .
- Bãi chôn lấp Phƣớc Hiệp : 3.200 tấn/ngày. - Bãi chôn lấp Gò Cát : 1.200 tấn/ngày. - Công trƣờng Đông Thạnh : 1.000 tấn/ngày.
Công trường xử lý Gò Cát: (cự ly trung bình cách trung tâm
Thành phố 16,5 km)
+ Diện tích: 25ha.
+ Công suất thiết kế: 3.650.000 tấn (2001- 2006) với công suất tiếp nhận 2.000 tấn/ngày.
+ Nhận rác từ tháng 1-2002, khối lƣợng rác xử lý đến nay: 4.320.000 tấn, hiện nay tăng công suất tiếp nhận hiện nay bình quân từ 2.500 tấn/ngày. Bãi đóng cửa vào cuối tháng 7/2007.
+ Đầu tháng 7/2005, công trƣờng xử lý rác Gò Cát đƣa vào hoạt động chƣơng trình đốt khí thu từ các hố chôn lấp chạy máy phát điện (công suất 750KW).
+ Xử lý nƣớc rỉ rác: do sự cố hệ thống xử lý nƣớc rỉ rác ngƣng hoạt động từ đầu năm 2006.
Công trường xử lý Phước Hiệp (cự ly trung bình cách trung tâm Thành phố 50 km):
+ Diện tích 43 ha.
+ Công suất thiết kế 2.600.000 tấn (2002-2006) với công suất tiếp nhận 3.000 tấn/ngày. Nhận rác từ 01/01/2003.
Hiện nay, công trƣờng xử lý Phƣớc Hiệp đã ngƣng tiếp nhận. Thành phố đã hoàn tất việc xây dựng bãi chôn lấp 1A tại Phƣớc Hiệp.
+ Tổng mức đầu tƣ: 123 tỷ;
+ Nguồn vốn đầu tƣ: ngân sách thành phố;
+ Công suất: 3.000 tấn/ngày;
+ Địa điểm:Khu Liên hợp xử lý rác thải rắn Tây Bắc Thành phố;
+ Diện tích đất: 9,75ha;
Bãi chôn lấp 1A đã đi vào hoạt động từ tháng 03 năm 2007. Hiện tại Công ty Môi trƣờng Đô thị đang thúc đẩy việc triển khai xây dựng ô chôn lấp số 2 của bãi chôn lấp số 1A, bên cạnh đó vẫn tiếp nhận rác thải rắn tại ô số 1 đã hoàn thành với khối lƣợng tiếp nhận khoảng 3000 tấn/ngày.
Bãi rác Đông Thạnh đã đóng cửa chỉ tiếp nhận rác thải hầm cầu.
+ Hiện nay lƣợng xà bần chuyển về Đông Thạnh khoảng 1000 tấn/ngày.
+ Công suất tiếp nhận bùn hầm cầu: 200 – 250m3/ngày.
Khu liên hiệp xử lý rác thải rắn Đa Phước
Hiện nay Tp.HCM đang xây dựng Khu liên hiệp xử lý rác thải rắn Đa Phƣớc tại Bình Chánh, có khả năng tiếp nhận 5000 tấn rác/ngày và chƣa hòan tất nên chƣa tiếp nhận xử lý rác. Khu liên hiệp Đa Phƣớc đƣợc xây dựng gồm các hạng mục sau:
Nhà máy xử lý rác chế biến phân công suất 800 tấn/ngày (200 tấn phân hầm cầu và 600 tấn rác thải rắn sinh hoạt);
Trạm thu khí biogas phát điện; Các công trình phụ trợ;
- Diện tích đất sử dụng: 10,2 ha.
- Phí xử lý rác yêu cầu: 80.000VNĐ/tấn; Giá bán điện : 4cent/KW. - Thời hạn hoạt động: 30 năm.
2.2.1. Đánh giá về thực trạng xử lý rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh
Những khó khăn chủ yếu về việc quản lý và xử lý rác thải kém hiệu quả: - Nguồn kinh phí đầu tƣ cho công tác xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải độc hại là rất lớn. Vốn đầu tƣ này lại cần đƣợc huy động từ các nguồn ngân sách nhà nƣớc, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, nguồn giúp đỡ của các Chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, nhiều địa phƣơng ở tỉnh ta đã có quy hoạch bãi chôn lấp rác, nhƣng kinh phí đầu tƣ cho việc xây dựng bãi chôn lấp và xử lý rác thải theo yêu cầu bảo vệ môi trƣờng lại thiếu nên không thực hiện đƣợc.
- Nhận thức về việc thu gom xử lý rác thải đối với cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác này còn chƣa cao, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng và hiệu quả phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ rác thải. Một số lãnh đạo cấp địa phƣơng, doanh nghiệp chƣa thực sự quan tâm đến việc xử lý
rác thải. Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng chƣa sâu rộng, từ đó đã gây sức ép không đáng có đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Môi trƣờng thực thi pháp luật chƣa thuận lợi mặc dù có Luật Bảo vệ môi trƣờng; Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều văn bản ban hành liên quan đến việc quản lý thu gom và xử lý rác thải ở khu vực thành thị, nông thôn, khu vực sản xuất công nghiệp, bệnh viện nhƣng các văn bản này chƣa thấm sâu vào đời sống xã hội. Nhiều địa phƣơng, doanh nghiệp, lãnh đạo chƣa quan tâm đầu tƣ kinh phí và phƣơng tiện để thực hiện công tác này.
- Các giải pháp xử lý rác thải chƣa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành còn kém hiệu quả trong mọi công đoạn quản lý rác thải. Hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng ở cấp địa phƣơng còn lỏng lẻo, còn thiếu các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và hệ thống chế tài hiệu quả để có thể khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia vào lĩnh vực này.
- Năng lực cung cấp các dịch vụ quản lý rác thải nói chung và đặc biệt là rác thải độc hại ở các địa phƣơng, doanh nghiệp không chỉ thiếu về số lƣợng mà chất lƣợng dịch vụ cũng còn chƣa cao. Bên cạnh đó, các địa phƣơng còn khó tiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ để xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải độc hại.
2.2.2 Các nguồn lực sử dụng trong đầu tư trạm ép rác kín ở thành phố Hồ Chí Minh
Để giải quyết khối lƣợng rác khổng lồ nêu trên, những năm qua, hệ thống quản lý rác thải rắn đô thị tại TPHCM đã hoạt động với đội ngũ nhân lực trên 7.000 ngƣời, 300 điểm tập kết rác, 40 bô rác (và trạm ép rác kín), khoảng 4.200 xe thô sơ và 1.037 xe cơ giới các loại... Vì thế, cứ 6 giờ hằng ngày, toàn bộ lƣợng rác đều đƣợc thu gom vận chuyển.
Hiện nay, trên địa bàn quận 2 chỉ còn một trạm rác ép kín tại phƣờng Bình Trƣng Tây với công xuất khoảng 30 tấn/ngày và một điểm hẹn tạm tại phƣờng Bình Khánh với công suất khoảng 80 tấn/ngày. Cả hai đều hoạt động vƣợt công
suất đồng thời cả hai vị trí hoạt động lấy rác này đều không phù hợp quy hoạch và đang hoạt động tạm thời chờ giải tỏa thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất. Đối với trạm rác ép kín phƣờng Bình Trƣng Tây đang hoạt động vƣợt công xuất khoảng 10 tấn so với thiết kế.
Ngày 25/8/2014, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố có Thông báo số 674/TB-VP theo đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp ủy ban nhân dân quận 2 rà soát lại nội dung đề xuất của Ủy ban nhân dân quận 2 về đầu tƣ trạm rác ép kín tại phƣờng Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 theo hƣớng tiết kiệm tối đa kinh phí nhƣng vẫn đảm bảo môi trƣờng; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố. Ngày 06/11/2014, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng có Công văn số 8081/TNMT-CTR kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận giao Ủy ban nhân dân quận 2 làm chủ đầu tƣ trạm trung chuyển tại phƣờng Thạnh Mỹ Lợi, chỉ đạo sở Kế hoạch và Đầu tƣ bố trí ngân sách để triển khai dự án trong năm 2015. Hiện nay, dự án đang chờ bố trí vốn đầu tƣ xây dựng, việc chậm trễ đầu tƣ trạm rác ép kín trong thời gian ngắn tới sẽ có nguy cơ tồn đọng rác không đƣợc thu gom xử lý gây ô nhiễm môi trƣờng là khó tránh khỏi.
2.3. Thực trạng sử dụng chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ thích hợp trong đầu tƣ trạm ép rác kín của các doanh nghiệp công ích trên thích hợp trong đầu tƣ trạm ép rác kín của các doanh nghiệp công ích trên địa bàn TP.HCM
Hoạt động đầu tƣ công nghệ ép rác kín của mỗi doanh nghiệp công ích chịu sự tác động tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau. Qua điều tra khảo sát ở các doanh nghiệp công ích, có thể tổng hợp thành một số yếu tố chủ yếu sau đây:
- Khả năng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đặc biệt là nhân lực KH&CN.
- Khả năng tiếp cận với nguồn thông tin bên ngoài. Nhất là khả năng thông tin công nghệ của doanh nghiệp.
- Khả năng hợp tác với các tổ chức KH&CN với bên ngoài: các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức Nghiên cứu khoa học.
- Khả năng giám sát các chi phí cho hoạt động đầu tƣ và ứng dụng công nghệ mới.
- Khả năng tiếp thị và xúc tiến bán hàng.
- Khả năng tìm nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp cho ứng dụng công nghệ mới.
- Các quy định của Nhà nƣớc về chế độ khấu hao, thời gian hoàn vốn. Các chính sách thuế của Nhà nƣớc liên quan đến ứng dụng công nghệ mới.
- Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung. - Khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.
Các yếu tố trên có tác động tƣơng hỗ với nhau, có yếu tố thuộc năng lực nội tại của doanh nghiệp, có nhân tố tác động từ bên ngoài. Mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố tới quá trình thúc đẩy đầu tƣ công nghệ cũng khác nhau, có khi thúc đẩy tích cực, có lúc lại là khó khăn cản trở tiến trình thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới của doanh nghiệp. Nhƣng nhìn chung có lẽ, khó khăn cản trở lớn nhất hiện nay đối với hoạt động này của các doanh nghiệp công ích là thiếu vốn. Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp còn hạn hẹp, các công cụ và hình thức huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp cho thúc đẩy ứng dụng công nghệ còn ít và kém hiệu quả.
Đi sâu nghiên cứu tình hình huy động và sử dụng vốn cho đầu tƣ công nghệ mới của các doanh nghiệp công ích cho thấy:
Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng, bắt đầu công cuộc đổi mới và công nghiệp hoá từ một xuất phát điểm rất thấp về công nghệ. Hiện nay công nghệ và máy móc, thiết bị của nhiều ngành công nghiệp lạc hậu 2-3 thế hệ so với các nƣớc công nghiệp tiên tiến. Chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và khoảng 30% doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc coi là có trang thiết bị tƣơng đối hiện đại, nhƣng tốc độ đổi mới công nghệ còn khiêm tốn, khoảng 10-
11% năm (có tài liệu công bố 8-10% năm), các nƣớc trong khu vực đã đạt 15- 20% năm.
Công nghệ, thiết bị cũ nát, lạc hậu, chắp vá đã làm hạn chế rất lớn đến việc nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm và giảm giá thành. Đây đang là khó khăn thách thức lớn cản trở quá trình phát triển và cạnh tranh hội nhập của các doanh nghiệp nƣớc ta.
Để khắc phục những hạn chế yếu kém về công nghệ, thiết bị sản xuất, đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp cần lƣợng vốn dài hạn rất lớn. Nhƣng thực tế hiện nay vốn tự có của các doanh nghiệp rất thấp, tiềm lực của các nhà đầu tƣ chƣa mạnh, thị trƣờng vốn trong nƣớc chƣa hoàn chỉnh, chƣa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Bởi vậy, việc sử dụng các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tƣ ứng dụng công nghệ thích hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết.
2.3.1. Đầu tư từ ngân sách Nhà nước
Đầu tƣ ứng dụng công nghệ mới từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tƣ và ứng dụng công nghệ mới ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Những khoản đầu tƣ từ Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc thực hiện thông qua nhiều chƣơng trình khoa học công nghệ. Trong thời gian qua, Nhà nƣớc đã dành nguồn vốn đầu tƣ đáng kể thực hiện các đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ (thuộc chƣơng trình trọng điểm của Nhà nƣớc, đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp bộ, ngành và địa phƣơng), hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp thông qua các chƣơng trình kinh tế - kỹ thuật về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và công nghệ tự động hoá. Riêng trong giai đoạn 2010 - 2015 ngoài những đề tài, dự án cấp bộ và độc lập cấp Nhà nƣớc, ngân sách Nhà nƣớc đã tài trợ cho 15 chƣơng trình trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ với tổng số 445 tỷ đồng, chiếm 15,7% tổng nguồn chi cho sự nghiệp khoa học ở trung ƣơng. Trong đó,
năm chƣơng trình khoa học công nghệ trọng điểm thuộc bốn lĩnh vực công nghệ cao ƣu tiên (bao gồm: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa) đã chiếm tới 51% của tổng vốn ngân sách cấp cho chƣơng trình trọng điểm quốc gia. Trong khuôn khổ các chƣơng trình này, Nhà nƣớc tài trợ toàn phần hoặc một phần cho các hoạt động nghiên cứu, làm chủ công nghệ hiện đại và ứng dụng chúng.
Theo Luật KH&CN năm 2013, Luật ngân sách nhà nƣớc hiện hành, kinh phí của ngân sách hàng năm đầu tƣ cho KH&CN từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc hàng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp khoa học và công nghệ. Ngân sách cho khoa học và công nghệ phải đƣợc ghi thành một mục chi riêng trong ngân sách nhà nƣớc hàng năm của bộ, ngành, địa phƣơng. Theo Bộ Tài chính báo cáo là 2% luôn đƣợc bố trí đủ, tuy nhiên, phần