9. Kết cấu của luận văn
2.3.4. Thuê mua tài chính
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp để tăng quy mô, trình độ sản xuất, chất lƣợng sản phẩm, năng lực cạnh tranh đã tạo ra một cơ hội rất lớn đối với lĩnh vực cho thuê tài chính
Trên thực tế, việc cung ứng vốn trung và dài hạn thông qua kênh cho thuê tài chính thời gian qua cho các doanh nghiệp bị hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, mặc dù đã xuất hiện 15 năm trên thị trƣờng Việt Nam nhƣng sự quảng bá, giới thiệu để cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp công ích về lĩnh vực cho thuê tài chính còn hạn chế.
Thứ hai, mạng lƣới hoạt động của các công ty cho thuê tài chính mới chỉ có mặt tại một vài trung tâm kinh tế lớn, chƣa trải rộng trong cả nƣớc cũng nhƣ chƣa có sự phối hợp với các ngân hàng thƣơng mại để có thể quảng bá hoặc bán trọn gói sản phẩm.
Thứ ba, trình độ của cán bộ kinh doanh trong các Công ty cho thuê tài chính chƣa chuyên nghiệp, không năng động trong việc tiếp cận và tƣ vấn cho doanh nghiệp về cơ cấu nguồn vốn.
Thứ tư, quy định về đối tƣợng TMTC tại Việt Nam chỉ bó hẹp trong động sản, đối với dây chuyền sản xuất lại yêu cầu tỷ lệ tham gia vốn lớn.
Thứ năm, các doanh nghiệp phần lớn còn yếu kém về năng lực sản xuất, trình độ quản lý, tính khả thi của dự án thiếu thuyết phục (tình hình tài chính không rõ ràng, doanh nghiệp mới thành lập...). Đây là thế yếu khi họ có nhu cầu tìm nguồn vốn cho dự án.
Trên thực tế, các quy trình thủ tục cho thuê tại các công ty cho thuê mua tài chính nói chung rất đơn giản, tiện lợi. Ƣu điểm rõ nhất của cho thuê mua tài chính là không cần tài sản thế chấp, điều đó giải toả áp lực cho các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, còn hạn chế năng lực tài chính hoặc các doanh nghiệp mới thành lập.
Tuy nhiên, công tác tiếp thị khách hàng, quảng bá doanh nghiệp của các công ty thuê mua tài chính nói chung cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới để các doanh nghiệp khi có nhu cầu vốn sẽ nhanh chóng tìm ra “địa chỉ” các kênh tín dụng, trong đó họ sẽ hiểu rõ hơn “lợi thế” của thuê mua tài chính so với tín dụng truyền thống.
Có câu hỏi đặt ra là: khó nhất trong việc thuê mua tài chính đối với các doanh nghiệp nƣớc ta là gì, có phải do nhận thức của doanh nghiệp chƣa đầy đủ hay do cơ chế của chúng ta chƣa thực sự rộng mở cho doanh nghiệp?
Câu trả lời là: bên cạnh những ƣu điểm vốn có thì khó khăn trong cho thuê mua tài chính không phải là ít. Do không cần tài sản thế chấp nên cho thuê mua tài chính rất phù hợp với các đối tƣợng doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp mới thành lập.
Hoạt động thuê mua tài chính thực chất là một hình thức bán chịu cho doanh nghiệp máy móc thiết bị và thu lại tiền sau, thông qua kinh doanh sản phẩm do doanh nghiệp làm ra. Hình thức này đặc biệt phổ biến và tỏ ra rất phù hợp đối với các doanh nghiệp dệt may và da giầy ở nƣớc ta. Ở TP.HCM đã có Công ty cổ phần Vina Giầy, Công ty cổ phần Vibook, Công ty cổ phần May Thành Công, công ty dệt Thắng Lợi,... đã áp dụng hình thức này. Lợi thế chính của hình thức này là các doanh nghiệp đẩy việc tính toán đầu tƣ và tiêu thụ sản phẩm cho các nhà đầu tƣ vốn hoặc ngƣời trung gian môi giới, họ rất có kinh nghiệm thƣơng trƣờng. Do vậy khi dự án đã đƣợc vay thì độ rủi ro thấp. Tác dụng của hình thức này giống nhƣ đầu tƣ của các quỹ chuyên biệt, rất thích hợp với các doanh nghiệp cần vốn để đầu tƣ và ứng dụng công nghệ mới, các doanh nghiệp mới khởi sự sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 1: Sơ đồ Cấu trúc hoạt động TMTC
(2) (3)
Lựa chọn thiết bị (1)
Chuyển giao tài sản (4)
Theo sơ đồ trên, Thuê mua tài chính thuần có mối quan hệ bởi cấu trúc 03 bên: ngƣời thuê mua (cho vay), ngƣời đi thuê (đi vay) và nhà cung cấp tài sản, thiết bị. Để đẩy mạnh hoạt động Thuê mua tài chính cần tác động đến các chủ thể trong hoạt động thuê mua này.
Thị trƣờng cho thuê tài chính nƣớc ta năm qua đã tỏ rõ là một kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Hiện trên thị trƣờng Việt Nam hiện có 12 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, gồm 6 công ty trực thuộc các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, 4 công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và 2 công ty thuộc ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Ngoài ra, có rất nhiều các công ty tài chính, quỹ đầu tƣ đã và đang tiếp tục đƣợc phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Hoạt động cho thuê tài chính đã có lãi và đang hỗ trợ tích cực trong việc cung cấp các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên hoạt động thuê mua tài chính hiện nay chƣa tƣơng xứng với tốc độ phát triển Kinh tế - Xã hội và nhu cầu đầu tƣ của các doanh nghiệp. Các văn bản pháp quy nhƣ Nghị định 39/2014/NĐ-CP, ngày 07/05/2014 của Chính phủ chƣa cụ thể, chƣa thực sự khuyến khích các tổ chức Thuê mua tài chính phát triển, mà còn trong giai đoạn kiểm soát, quản lý chặt chẽ. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công ích còn rất dè dặt khi đề cập đến nguồn tín dụng
Công ty TMTC (cho
thuê)
Nhà cung cấp máy móc, thiết bị
(tổ chức, cá nhân)
Hợp đồng mua Hợp đồng thuê mua
Doanh nghiệp
mới mẻ này. Phần lớn các doanh nghiệp chƣa tiếp cận và chƣa có thói quen sử dụng dịch vụ Thuê mua tài chính, khi cần vốn họ chủ yếu nghĩ đến ngân hàng.
Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận một thực tế là thời gian qua còn ít doanh nghiệp mặn mà với hoạt động này. Nếu nhƣ ở các nƣớc đang phát triển, tỷ trọng của thị trƣờng cho thuê tài chính so với thị trƣờng tín dụng vào khoảng từ 15 đến 20% thì ở Việt Nam, tỷ lệ này mới chỉ đạt khoảng 1,4%. Nhƣ vậy, cứ 100 doanh nghiệp thì chƣa đến 2 doanh nghiệp sử dụng những tiện ích của hoạt động cho thuê tài chính.