Khách hàng, chủ hàng:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI NHÀ BÈ (Trang 41)

Trong nền kinh tế thị trường, các chủ hàng luôn chú ý tiết kiệm chi phí sản xuất. Họ luôn tìm kiếm những mặt hàng tại chỗ có thể thay thế được các nguyên vật

liệu đang dùng trong sản xuất phải chở từ xa đến để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Mặt khác, khi cần vận chuyển thì họ luôn lựa chọn các phương tiện vận tải mà họ cho là có lợi nhất. Sự lựa chọn của chủ hàng cũng chính là sự đánh giá khách quan, nghiêm khắc của họ đối với chất lượng của mỗi loại phương tiện vận tải.

Trong thời gian trước đây, các chủ hàng hầu hết là các đơn vị kinh tế Nhà nước ít quan tâm đến việc lựa chọn phương tiện vận chuyển vì giá cước đã do Nhà nước quy định và thanh toán. Việc vận chuyển nếu có chậm làm ảnh hưởng đến sản xuất thì Nhà nước sẽ điều chỉnh kế hoạch. Đơn vị vận chuyển mà có hàng vận chuyển chậm cũng không bị thiệt hại gì. Nhưng từ khi có cơ chế kinh tế mới, nếu vận chuyển không tốt thì chủ hàng sẽ bị thiệt thòi vì Nhà nước không bao cấp nữa. Điều này làm thay đổi cách suy nghĩ và hoạt động của chủ hàng. Chủ hàng trong nền kinh tế thị trường khác hẳn với chủ hàng của thời bao cấp. Đa số các chủ hàng thường không muốn mất thời gian vào các công việc xin xe, xếp dỡ, áp tải.. Các kết quả nghiên cứu ứng dụng Marketing vào ngành vận tải cho thấy yếu tố quan trọng để chủ hàng quyết định gửi hàng trên loại phương tiện vận chuyển này hay phương tiện vận chuyển khác nhiều khi chỉ là các yếu tố mà trước đây coi là phụ như yếu tố thời gian, tỷ lệ hao hụt, an toàn, bảo hiểm… Điều này cũng dễ hiểu vì các chủ hàng ngày nay là các HTX và việc đưa hàng từ nơi này đến nơi kia là một khâu trong hoạt động kinh doanh của họ. Nếu khâu vận chuyển bị lỡ, không ăn khớp với các khâu khác thì chủ hàng có thể bị thiệt hại nhiều.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI NHÀ BÈ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w