Doanh thu theo từng loại hàng hóa

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI NHÀ BÈ (Trang 53)

Bảng 4.10 : Doanh Thu Theo Từng Loại Hàng Hóa

ĐVT: Triệu đồng Loại hàng 2006 2007 Chênh lệch Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) ±% Hàng hóa 2.037 14,11 3.356 15,19 1319 64,75 Xăng dầu 11.296 78,24 17.716 80,21 6420 56,83 Hành khách 1.105 7,65 1.016 4,6 -89 -8,05 TỔNG 14.438 100 22.088 100 7.650 53,0 Nguồn: Phòng TC-KT

Hình 5: Đồ Thị Doanh Thu Theo Từng Loại Hàng Hóa Năm 2006 – 2007

Trong năm 2006, doanh thu từ vận chuyển xăng dầu của HTX là 11.296.000.000 đồng (chiếm tỉ trọng 78,24%) và đến năm 2007 thì doanh thu của mặt hàng này tăng lên 17.716.000.000 đồng (chiếm tỉ trọng 80,21%) Đây là mặt hàng mang lại doanh thu cao nhất 6.420.000.000 đồng (tăng 56,83% so với năm 2006)

Doanh thu từ vận chuyển các loại hàng hóa cũng tăng từ 2.037.000.000 đồng (tỉ trọng 14,11%) trong năm 2006 lên 3.356.000.000 đồng (tỉ trọng 15,19%) năm 2007. Đây là mặt hàng tăng cao nhất về tỉ trọng trong năm 2007 (tăng 64,75% so với năm 2006)

Nguyên nhân làm tăng doanh thu của hai loại hàng trên là do năm 2007 là năm có chỉ số tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 10 năm qua nên kéo theo nhu cầu vận chuyển sẽ tăng. Ngoài ra Việt Nam là nước đông dân đứng thứ 3 trên thế giới, năm 2007 dân số Việt Nam ước đạt 85,2 triệu người, tỉ lệ tăng dân số so với năm 2006 là 1,3%. Với tốc độ tăng cao như vậy thì nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nhu cầu đi lại, và giao thương của con người sẽ tăng

Bên cạnh đó doanh thu từ vận chuyển hành khách của HTX lại bị sụt giảm 89.000.000 đồng từ 1.105.000.000 đồng năm 2006 (tỉ trọng 7,65%) còn 1.016.000.000 đồng năm 2007 (tỉ trọng 4,6%) Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do năm 2007 là năm có nhiều biến động về tình hình xã hội: bệnh dịch tả hoành hành ở các tỉnh phía Bắc và bão lũ liên tiếp ở miền Trung làm lượng khách du lịch sụt giảm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI NHÀ BÈ (Trang 53)