Yếu tố chính trị, pháp luật:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI NHÀ BÈ (Trang 36)

Yếu tố chính trị:

Việt Nam đã được thế giới biết đến như một quốc gia có thiện chí trong công cuộc xây dựng hòa bình, an ninh trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Vừa qua trong ngày 16/10/2007 Việt Nam đã đắc cử ghế thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc khóa 2008-2009 cơ quan có vai trò hàng đầu trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Việc được các nước châu Á thống nhất đề cử và những lá phiếu ủng hộ của nhiều nước ngoài châu lục là sự ghi nhận về khả năng đóng góp của Việt Nam khi tham gia gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển khu vực cũng như toàn cầu. Sự kiện được báo chí quốc tế đánh giá là mốc quan trọng, khẳng định vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế.

kinh tế, đồng thời đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình và ổn định chung của khu vực và thế giới.

Đáng chú ý, với mỗi chuyến viếng thăm, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam được tháp tùng đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra sự nỗ lực phấn đấu trong nội tại đất nước cũng đóng góp to lớn cho uy tín của Việt Nam.

Theo như đánh giá của thế giới thì Việt Nam là nơi đầu tư an toàn nhất Châu Á. Đây sẽ là nhân tố quan trọng, tạo uy tín cho nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và các dịch vụ vận tải luôn là chính sách được các quốc gia trên thế giới hết sức coi trọng. Đối với Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã chủ trương phải ưu tiên đầu tư phát triển giao thông vận tải, để giao thông vận tải đi trước một bước tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển

Trong công cuộc đổi mới, nhất là thời gian vừa qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đã được nâng cấp một bước rất cơ bản trên cả năm lĩnh vực: đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không. Từ 1996 đến 2005, Nhà nước đã đầu tư khoảng 91.000 tỉ đồng cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải. Dựa vào khoản đầu tư này, ngành giao thông vận tải đã tiến hành cải tạo nâng cấp và làm mới hơn 16.000 km đường bộ; 1.400 km đường sắt; hơn 130.000 m cầu đường bộ; 11.000 m cầu đường sắt. Nâng cấp và xây dựng mới 5.400 m bến cảng; nạo vét 4,8 triệu m3 luồng lạch.

Nước ta là một nước dài và hẹp có trên 80 triệu dân, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhưng năng lực mạng lưới đường bộ cao tốc có giới hạn và không thể mở rộng mãi nên Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty Đường sắt VN nghiên cứu đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đôi cao tốc Bắc - Nam. Tuyến đường này dài khoảng 1.630km với kinh phí khoảng 33 tỉ USD

Vừa qua TP HCM đã đặt mục tiêu xây dựng hai hầm và 22 cầu vượt các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Lòng Tàu…, riêng sông Sài Gòn xây dựng 14 cầu. Xây dựng các tuyến đường sắt quốc gia TP.HCM về miền Tây, TP.HCM - Lộc Ninh, Biên Hòa - Vũng Tàu...

Dự án xây dựng đại lộ Đông Tây cải thiện hệ thống giao thông nội thị hiện đang quá tải. Có đại lộ Đông – Tây, các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn để đi và về các tỉnh miền Đông và miền Tây sẽ không phải đi vào trung tâm thành phố. Và còn rất nhiều những dự án đầu tư của chính phủ để cải thiện tình hình giao thông vận tải ở nước ta, góp phần giảm thiểu nạn kẹt xe do lưu lượng xe quá đông và tai nạn giao thông do hệ thống đường sá xuống cấp đã và đang là điểm nóng của cả nước.

Chính phủ còn có lộ trình giảm thuế nhập khẩu phụ tùng ôtô, ôtô nguyên chiếc (kể cả ôtô đã qua sử dụng) để ôtô trong nước có giá ngang bằng giá ôtô ở các nước trong khu vực; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất chế tạo ôtô trong nước áp dụng kỹ thuật công nghệ mới, đặc biệt đối với ôtô buýt đô thị, ôtô khách đường dài, ôtô tải chở container và hàng lỏng, hàng rời, hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng đông lạnh; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ôtô để chuyển đổi từ quy mô quá nhỏ sang quy mô nhỏ và vừa…

Nhà nước có những chính sách kềm chế lạm phát, bình ổn giá xăng dầu, giảm lỗ cho HTX; tăng thuế nhập khẩu xe ô tô nhằm hạn chế lượng xe lưu thông trong nước nhằm hạn chế ách tắt giao thông khi lượng xe nhập khẩu ồ ạt trong thời điểm giảm thuế nhập khẩu ô tô trong năm 2007; tăng thuế nhập khẩu xe đồng nghĩa với việc bảo hộ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, giúp doanh nghiệp và HTXVT mua xe với giá rẻ hơn, giảm giá vốn đầu tư phương tiện cho xã viên.

Nhìn chung chính phủ đã có những chính sách để phát triển ngành giao thông vận tải, điều này tạo cơ hội thuận lợi cho HTXVT và các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh.

Yếu tố pháp luật

Chính phủ có những qui định rõ ràng về điều kiện kinh doanh vận tải nhằm quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng các phương tiện đang tham gia kinh doanh trong lĩnh vực vận tải như:

 Qui định về kinh doanh vận tải đừơng bộ:

- Đăng ký kinh doanh ngành vận tải ô tô theo quy định của pháp luật.

- Đảm bảo số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh của HTX, hộ kinh doanh:

* Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải có lý lịch rõ ràng được chính quyền địa phương (cấp phường hoặc xã) xác nhận; có Giấy chứng nhận sức khoẻ đủ điều kiện lao động của cơ quan y tế có thẩm quyền; có hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động; Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

* Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.

- Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của HTX phải có trình độ chuyên môn chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên.

- Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của HTX, của hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

 Qui định về kinh doanh vận tải bằng đường thủy:

- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải hành khách đường thủy nội địa; - Phương tiện vận tải thủy nội địa phải đăng ký biển số và bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

- Thuyền viên trên phương tiện bảo đảm đủ số lượng, có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

- Thực hiện việc đăng ký với cơ quan quản lý giao thông vận tải có thẩm quyền về tuyến hoạt động và phương án kinh doanh đối với hình thức vận tải theo tuyến cố định hoặc về khu vực hoạt động đối với hình thức vận tải không theo tuyến cố định.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI NHÀ BÈ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w