Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI NHÀ BÈ (Trang 45)

Đối thủ cạnh tranh của HTXVT là tất cả các tổ chức sản xuất, kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này. Đối thủ cạnh tranh cò thể sử dụng phương tiện vận chuyển giống như của HTX hoặc các loại phương tiện vận chuyển khác.

Tính đến cuối tháng 6/2006, có tổng số 631.580 xe ôtô các loại đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó lượng xe của các HTX trong cả nước là 60.000 xe. Hàng năm lượng xe tham gia vào lĩnh vực vận tải tăng khoảng 95.000 xe (tăng 15%). Tham gia vào lĩnh vực vận tải có nhiều thành phần kinh tế khác nhau, các HTX tư nhân và các HTX vận tải lần lượt ra đời và luôn vận dụng giá cước một cách linh hoạt, cải tiến cách phục vụ để tăng khối lượng vận chuyển. Các đối thủ cạnh tranh dễ dàng nhảy vào tham gia trong lĩnh vực vận tải, chỉ cần có vốn và phương tiện là họ có thể nhảy vào tham gia. Đây là thách thức của HTX trong giai đoạn hiện nay.

Xét riêng trong huyện Nhà Bè nổi bật lên cả là 5 HTX : HTXVT Nhà Bè, HTXVT Thuỷ bộ du lịch Thăng Long, HTXVT Số 9, HTXVT Nam Sài Gòn. Mỗi đơn vị đều là HTX hoạt động trong lĩnh vực vận tải nhưng có chiến lược hoạt động khác nhau và hầu hết đều có chung mục đích là tạo cho mình vị trí vững chắc trên thị trường, mang lại lợi nhuận cho đơn vị và thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Bảng 4.5: Doanh Thu Của Các Đối Thủ Cạnh Tranh Năm 2006 - 2007

ĐVT: 1.000.000đ HTX Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch ±% HTXVT Nhà Bè

HTXVT Thuỷ bộ DL Thăng Long HTXVT Số 9 HTXVT Nam Sài Gòn 14.438 11.750 10.690 19.889 22.088 15.167 12.353 30.301 7.650 3417 1.663 10.412 52,79 29,08 15,56 52,35 Nguồn: Phòng TC - KT

Qua bảng 4.2 ta thấy các đối thủ cạnh tranh trong ngành đều có tốc độ tăng doanh thu khá cao. Trong năm 2006 - 2007 tốc độ tăng trưởng của HTXVT Nhà Bè là 52,79%, của HTXVT Thủy bộ du lịch Thăng Long là 29,08%, của HTXVT số 9 là

khá nhanh là HTXVT Nhà Bè và HTXVT Nam Sài Gòn. Nguyên nhân của việc tăng doanh số này là do trong năm 2007, công ty Hoa Mai và Thiên Phú đã đưa vào phục vụ thêm những tuyến xe mới với chất lượng phục vụ đảm bảo tốt yêu cầu của khách hàng về giờ giấc cũng như dịch vụ hỗ trợ, lịch trình phù hợp với nhu cầu của đối tác.

Tuy nhiên, bảng trên cũng chỉ mới đưa ra được tốc độ tăng trưởng về doanh thu của các HTX với nhau mà chưa đưa ra được mức độ ảnh hưởng của mỗi HTX trên thị trường. Mỗi HTX hoạt động đều có tiêu chí phục vụ riêng, có lượng khách hàng truyền thống khác nhau. Chính vì vậy, một HTX muốn thành công phải có chiến lược hoạt động khác biệt với các đối thủ còn lại.

4.2 Hiện trạng hoạt động của HTXVT Nhà Bè:

4.2.1 Kết quả kinh doanh cùa HTXVT Nhà Bè qua 2 năm 2006 và 2007:a) Hoạt động tài chính kế toán: a) Hoạt động tài chính kế toán:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình về kết quả hoạt động của đơn vị qua một thời kì kế toán. Báo cáo này phản ánh toàn bộ giá trị về dịch vụ mà HTX đã thực hiện trong kì và phần chi phí tương xứng để tạo nên kết quả đó. Kết quả kinh doanh của HTX là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động chịu tác động bời nhiều nhân tố nên có được nhiều sự quan tâm. Khi phân tích, đầu tiên sẽ so sánh một cách tổng quát kết quả kinh doanh của đơn vị giữa các kì, sau đó đi vào phân tích các nội sung cấu thành nên kết quả kinh doanh để đánh giá xu hướng biến động như thế nào.

Căn cứ vào số liệu của HTX, ta lập bảng sau:

Bảng 4.6 : Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Qua 2 Năm: 2006-2007

Đơn vị tính: 1000đ

Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch

±%

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI NHÀ BÈ (Trang 45)