5. Kết cấu của đề tài
4.2.2. Các giải pháp nâng cao khả năng thanh toán
4.2.2.1. Giải pháp giảm lượng hàng tồn kho
* Cơ sở của biện pháp
Thông thƣờng các doanh nghiệp sản xuất phải dự trữ một lƣợng hàng tồn kho phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong toàn bộ quá trình sản xuất. Đối với đặc thù ngành điện, sự cố đƣờng dây, cháy công tơ, TBA có thể xảy ra bất ký lúc nào do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan; bên cạnh đó các công trình ĐTXD, SCL, SCTX đƣợc thực hiện trong năm, trong quá trình dự toán và thi công đòi hỏi luôn cần vật tƣ dự phòng. Vì vậy, Công ty dự trữ hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu, các loại cáp, công cụ dụng cụ...
Mức độ dự trữ lƣợng hàng tồn kho chủ yếu dựa vào nhu cầu dự đoán trong tƣơng lai và tình hình SXKD hiện tại của đơn vị. Quản lý và kiểm soát tốt lƣợng HTK có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất tại đơn vị đƣợc tiến hành liên tục, có hiệu quả. Nhƣng dự trữ nhiều có thể sẽ khiến doanh nghiệp mất chi phí lƣu kho, không tận dụng đƣợc nguồn vốn vào SXKD.
Xét thực tế Công ty, giá trị HTK cuối năm 2014 là 34.203 triệu đồng, tăng 3,17% (cuối năm 2013: 33.152 triệu đồng), trong khi đó tài sản ngắn hạn cuối năm 2014 là: 197.627 triệu đồng, giảm 38,51% (cuối năm 2013:308.474
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
triệu đồng). So với năm 2013, lƣợng HTK của Công ty tăng không nhiều, nhƣng tỷ lệ tài sản ngắn hạn lại giảm tƣơng đối lớn, điều này cho thấy HTK trong năm 2014 đã chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm trƣớc (năm 2013 chiếm 10,7% tài sản ngắn hạn, năm 2014 chiếm 17,3%).
* Biện pháp thực hiện
Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở của những năm trƣớc đó, tình hình, chủ trƣơng của Tập đoàn, Tổng Công ty...kết hợp chặt chẽ với định hƣớng, chiến lƣợc phát triển đầu tƣ của Công ty theo từng tháng, quý. Kế hoạch mua sắm công tơ, hàng tồn kho: Công ty cần có kế hoạch và thực hiện quản lý việc mua sắm và sử dụng hàng tồn kho tại các đơn vị, đảm bảo cung ứng kịp thời yêu cầu SXKD nhƣng không để tồn kho quá lớn đặc biệt là công tơ vì đây là vật tƣ có giá trị cao và số lƣợng nhiều. Kiểm tra hàng hoá ngay khi nhập về, tránh tình trạng hàng hoá lỗi hoặc kém phẩm chất không xuất kho sử dụng đƣợc, ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, cần chú ý tới điều kiện bảo quản hàng tồn kho, nhiều vật tƣ làm bằng sắt, thép có thể han rỉ nếu để lâu. Vì vậy, hàng tháng, Phòng Vật tƣ và xuất nhập khẩu cần kết hợp với các đơn vị đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng quá lâu để tiến hành tìm biện pháp giải phóng nhanh chóng thu hồi vốn, đối với những vật tƣ đã kém hoặc mất phẩm chất, không thể sử dụng đƣợc trong hoạt động SXKD Công ty cần tiến hành thanh xử lý triệt để, không đƣợc để tồn đọng tại kho trong thời gian dài.
Tăng cƣờng công tác nghiên cứu, rà soát, xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp, thực hiện dự trữ vật tƣ hợp lý nhằm xác định lƣợng HTK cần thiết. Kết hợp với việc theo dõi tiến độ thực hiện các dự án ĐTXD, SCL để có kế hoạch về vật tƣ hợp lý, đảm bảo cho hoạt động SXKD diễn ra kịp thời bên cạnh đó không để tồn kho quá nhiều gây ứ đọng, lãng phí.
Bên cạnh đó, Công ty có thể thực hiện chính sách khen thƣởng, khuyến khích các đơn vị thực hiện kế hoạch thanh xử lý vật tƣ, kế hoạch tồn kho tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tại đơn vị; khiển trách những đơn vị để lƣợng tồn kho cao, gây lãng phí vốn. Đây là một chính sách rất hiệu quả nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc của nhiều cán bộ.
4.2.2.2. Tăng lượng tiền và tương đương tiền
* Cơ sở của biện pháp
Quản trị tiền mặt là quá trình bao gồm quản lý lƣu lƣợng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn. Dự trữ tiền mặt là điều tất yếu mà doanh nghiệp phải làm để đảm bảo thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp giữ nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỷ giá, tăng chi phí sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít tiền mặt, sẽ không đủ tiền để thanh toán, giảm uy tín với nhà cung cấp và các bên liên quan, dễ dẫn đến rủi ro trong thanh toán. Vì vậy, lƣợng tiền mặt dự trữ tối ƣu của doanh nghiệp phải thoả mãn đƣợc nhu cầu chính là cho cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.
Qua phân tích Tác giả nhận thấy, lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền của Công ty năm 2014 là 125.179 triệu đồng, giảm 78.384 triệu đồng tƣơng đƣơng 38,51% so với năm 2013 (năm 2013: 203.563 triệu đồng). Đồng thời, tỷ trọng tiền và tƣơng đƣơng tiền trong tổng tài sản cũng giảm 9,02% so với năm 2013 (Năm 2013: 16,8%; năm 2014: 7,78%). Điều này cho thấy năm 2014 Công ty đã để lƣợng tiền mặt tồn quỹ giảm tƣơng đối so với năm 2013, điều này đã ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán của Công ty: tình hình thanh toán ngắn hạn của Công ty vẫn không đƣợc cải thiện và gặp nhiều rủi ro. Vì vậy Công ty cần tiến hành quản trị tiền mặt nhằm cân đối tiền mặt tồn quỹ và lƣợng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó làm tăng khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
năng thanh toán đồng thời duy trì tốt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Biện pháp thực hiện
Để nâng tăng lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền tại đơn vị, Công ty có thể thực hiện một số biện pháp nhƣ:
- Thực hiện công tác dự báo đầu vào của dòng tiền sát với tình hình tài chính của Công ty; kế hoạch mua sắm, đầu tƣ, chi tiêu cần phải đƣợc lập kế hoạch phù hợp với kế hoạch vốn và hoạt động kinh doanh của Công ty; kế hoạch vốn và kế hoạch tài chính cần đƣợc kiểm soát và xây dựng hàng quý dựa vào khả năng tình hình thực hiện trƣớc khi kế hoạch triển khai... Đặc biệt với công tác ĐTXD, SCL đều là các công trình có giá trị lớn cần đƣợc xem xét, thẩm định kỹ lƣỡng trƣớc khi đầu tƣ...Với những giải pháp này, Công ty sẽ tránh đầu tƣ lãng phí, không hiệu quả. Về công nợ phải trả cần đƣợc theo dõi chặt chẽ, theo đó công nợ cần đƣợc phân theo nhóm tuổi nợ, tăng cƣờng công tác đối chiếu thu hồi nợ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong khâu thanh toán, chủ động thu hồi dứt điểm công nợ, đặc biệt công nợ khó đòi…;
- Bên cạnh đó, đối với các tài sản đã cũ hỏng, vật tƣ thiết bị kém phẩm chất, không đem lại hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả thấp trong đơn vị, Công ty nên thực hiện thanh lý, nhƣợng bán để thu về một lƣợng tiền nhất định. Theo Báo cáo hội nghị tài chính năm 2014 của EVN: Năm 2014, tình hình thanh lý vật tƣ của Công ty đạt 90% so với kế hoạch (kế hoạch: 1.050 triệu đồng, thực hiện: 945 triệu đồng), tình hình thanh lý tài sản cố định của Công ty đạt 92% so với kế hoạch (kế hoạch: 600 triệu đồng, thực hiện: 552 triệu đồng), nhƣ vậy theo chỉ đạo của Tổng công ty yêu cầu phải thanh xử lý VTTB tồn kho kém phẩm chất tối thiểu 95% so với kế hoạch đầu năm thì trong năm 2014 Công ty đã không đạt yêu cầu đề ra. Vì vậy Công ty cần chỉ đạo sát sao hơn nữa công tác thanh xử lý vật tƣ, tài sản, cần có văn bản cụ thể giao chỉ tiêu thanh xử lý vật tƣ thiết bị thu hồi kém phẩm chất và TSCĐ hƣ hỏng, lỗi thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chờ thanh lý, văn bản chấn chỉnh công tác quản lý vật tƣ tới từng đơn vị, yêu cầu rà soát lại nếu còn sử dụng đƣợc thì tận dụng phục vụ SXKD nhằm tiết kiệm chi phí mua mới, số còn lại không phục hồi sửa chữa đƣợc thì thực hiện thanh xử lý kịp thời nhằm thu hồi vốn phục vụ SXKD. Thực hiện tiết kiệm chi phí hành chính nhƣ chi phí điện, nƣớc, các chi phí trang trí phục vụ hội nghị,… thƣờng xuyên bảo dƣỡng, đôn đốc nhắc nhở các phòng ban, đơn vị sử dụng các trang thiết bị, công cụ sản xuất, các trang thiết bị văn phòng theo đúng quy trình vận hành để nâng cao thời gian sử dụng các thiết bị, tiết kiệm chi phí trong mua sắm.