Định hƣớng tăng cƣờng quản lý tài chính của Công ty TNHH một

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên điện lực Hải Dương (Trang 94)

5. Kết cấu của đề tài

4.1. Định hƣớng tăng cƣờng quản lý tài chính của Công ty TNHH một

thành viên Điện lực Hải Dƣơng trong thời gian tới

4.1.1. Định hướng và mục tiêu chung của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty luôn luôn theo sát những định hƣớng phát triển của Tập đoàn. Với tầm nhìn “Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lƣợng tại Việt Nam và khu vực, đóng vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia” và sứ mệnh: “Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của khách hàng với chất lƣợng và dịch vụ ngày càng tốt hơn” đƣợc Tập đoàn đặt ra, Công ty luôn nỗ lực phát triển, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn giao. Cùng với tình hình phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc và địa phƣơng, Công ty đã đặt ra mục tiêu phát triển đến năm 2020, cụ thể nhƣ sau:

- Đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Hải Dƣơng trong năm 2013;

- Phấn đấu đạt chỉ tiêu tổn thất toàn hệ thống không lớn hơn 6,12 %; - Giảm tối đa sự cố lƣới điện, nâng cao chất lƣợng điện đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và chất lƣợng cho các khách hàng dùng điệ;

- Không để xảy ra tai nạn lao động nặng và chết ngƣời, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sản xuất kinh doanh;

- Tiếp tục đẩy mạnh việc cải tiến theo hƣớng đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính, phát triển nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhằm tạo điều kiện tiện lợi dễ dàng nhất cho các khách hàng sử dụng điện;

- Tổ chức thực hiện củng cố mô hình của các Điện lực theo định hƣớng của Tổng công ty. Sắp xêp lao động hợp lý, hiệu quả hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, đặc biệt là chỉ tiêu tổn thất điện năng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Bảo toàn vốn, SXKD có lãi và đảm bảo mức thu nhập của CBCNV không thấp hơn năm trƣớc.

4.1.2. Định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý tài chính tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương

Để đạt đƣợc mục tiêu chung của Tập đoàn và Công ty, đầu năm 2015 Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng đã lập kế hoạch các chỉ tiêu tài chính cụ thể năm 2015 nhƣ sau:

- Thực hiện bán điện đến tận hộ dân nhằm nâng cáo giá bán điện bình quân, phấn đầu giá bán điện bình quân: 1.307,8 đồng/kWh;

- Tổng doanh thu chƣa thuế: 3.923,5 tỷ đồng;

- Thực hiện kế hoạch SCL lƣới điện theo đúng kế hoạch Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao (tiết kiệm 10%), với giá trị 27, 9 tỷ;

- Tranh thủ nguồn vốn để ĐTXD theo kế hoạch đã đăng ký với Tổng công ty Điện lực miền Bắc với tổng số kế hoạch vốn là: 364,5 tỷ đồng: vay nƣớc ngoài 150 tỷ, KHCB 169,5 tỷ, vay tín dụng 40 tỷ, vay khác 5 tỷ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ĐTXD dở dang chuyển tiếp và các dự án ĐTXD mới năm 2013. Sử dụng các nguồn vốn vay nƣớc ngoài WB, JICA, DEP 2 để bổ sung để tập trung ĐTXD cải tạo nâng cấp lƣới điện hạ áp. Vay thêm nguồn vốn tín dụng để xây dựng các công trình chống quá tải lƣới điện hạ áp nông thôn, tiếp cận nguồn vốn vay ƣu đãi để ĐTXD chống quá tải hai TBA 110kV Nhị Chiểu và Thanh Miện, ĐTXD đƣờng dây và TBA Tứ Kỳ... sẵn sàng đáp ứng cung cấp đủ điện cho các nhu cầu phụ tải của Tỉnh.

4.2. Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý tài chính tại Công ty

4.2.1. Các giải pháp tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu và thực hiện tốt công tác quản lý nợ quản lý nợ

* Cơ sở của biện pháp

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc cân đối giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu một cách hợp lý luôn là một yêu cầu cần thiết nhƣng lại là một bài toán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khó. Sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ phải trả để tài trợ cho tài sản, điều này mang lại tích cực cho doanh nghiệp ở mặt tự chủ tài chính và khả năng còn đƣợc vay nợ của doanh nghiệp cao, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ không tận dụng đƣợc lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Ngƣợc lại, nếu doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nợ vay sẽ dễ gặp rủi ro tài chính và khả năng còn đƣợc vay nợ của doanh nghiệp thấp. Bên cạnh đó, đối với mỗi ngành nghề có những đặc trƣng riêng quyết định tỷ trọng vốn khác nhau, ví dụ nhƣ những ngành có tốc độ quay vòng vốn nhanh thƣờng có tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp...

Qua phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty, Tác giả nhận thấy tỷ trọng nợ phải trả của Công ty đang tƣơng đối cao: 62,52 % (trong đó: nợ ngắn hạn chiếm 26,76%; nợ dài hạn chiếm: 38,76%), tỷ trọng vốn chủ sở hữu bằng 34,48%. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty dựa vào nguồn vốn đi vay và vốn chiếm dụng tƣơng đối nhiều. Mặc dù so với năm 2013 cấu trúc tài chính của Công ty đã thay đổi theo chiều hƣớng tích cực hơn rất nhiều (năm 2013: tỷ trọng nợ phải trả bằng 90,98%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu bằng 9,02%) nhƣng việc sử dụng vốn vay vẫn tƣơng đối nhiều của Công ty trong năm 2014 làm tính tự chủ tài chính của Công ty thấp, phụ thuộc vào các đối tƣợng cho vay.

Bên cạnh đó, vốn hoạt động thuần của Công ty trong năm 2014 âm 232,675 tỷ đồng. Điều này cho thấy, tài sản dài hạn của Công ty đang đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và một phần nguồn vốn ngắn hạn, mặc dù tận dụng đƣợc lợi thế của nguồn vốn ngắn hạn nhƣng cũng đồng nghĩa với việc Công ty sẽ gánh chịu mức rủi ro cao.

Vì vậy, để nâng cao tính tự chủ tài chính của Công ty hơn nữa trong những năm tới, Công ty cần thực hiện những giải pháp tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Biện pháp thực hiện - Về vốn chủ sở hữu

♦ Về mặt kinh tế, vốn chủ sở hữu gồm vốn do các chủ sở hữu đóng góp và nó còn đƣợc tạo ra trong quá trình kinh doanh dƣới dạng lợi nhuận giữ lại. Vì Công ty không phát hành cổ phiếu và thực hiện liên doanh, liên kết với các công ty khác trong ngành hay khác ngành nên việc tăng vốn chủ sở hữu chủ yếu nhờ vào việc gia tăng lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối. Để có thể gia tăng lợi nhuận sau thuế đòi hỏi doanh nghiệp phải gia tăng đƣợc doanh thu đồng thời hạn chế tăng chi chi phí.

♦ Chứng minh đƣợc mục đích sử dụng vốn bằng các kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả vòng quay vốn cần đƣợc gia tăng và triển vọng cùng với kế hoạch kinh doanh của năm tới mang nhiều tính khả thi để trình Tập đoàn xét duyệt và cấp vốn. Để có một kế hoạch kinh doanh khả thi, đòi hỏi những nỗ lực hơn nữa của Công ty. Hiện nay công tác kế hoạch của Công ty tƣơng đối đầy đủ về các hoạt động SXKD nhƣng trong những năm tới cần có sự sâu sắc hơn nữa trong việc phân tích các khía cạnh, giữa các khía cạnh cần đƣợc đánh giá mối liên hệ, tác động qua lại, các chỉ tiêu tài chính cần đƣợc dự báo cụ thể hơn thông qua dự báo các chỉ tiêu về SXKD. Khi lập kế hoạch kinh doanh Công ty nên áp dụng mô hình SWOT (điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ) để có thể xây dựng kế hoạch mang tính khả thi và ít biến động nhất, từ đó tạo cho Công ty tính chủ động trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Các giải pháp quản lý nợ vay: Hiện nay nguồn vốn vay và nợ của Công ty đang rất lớn, với đặc trƣng của ngành điện việc ĐTXD và SXKD không thể chủ yếu sử dụng VCSH mà còn cần sử dụng vốn đi vay, vì vậy tỷ lệ vốn vay của ngành điện thƣờng cao, bên cạnh đó đặc thù của ngành điện là vốn đầu tƣ ban đầu thƣờng rất lớn nhƣng hiệu quả nhìn thấy ngay trong những năm đầu chƣa cao, vốn đầu tƣ không thể thu hồi về ngay trong 1, 2 năm sau khi bỏ vốn. Nhƣng cũng có một nguyên nhân chủ quan trong nội bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngành ảnh hƣởng tiêu cực tới vấn đề này, một số giải pháp sau sẽ góp phần làm giảm nợ vay của Công ty trong thời gian tới:

♦ Mặc dù Công ty đã chú trong tới việc tập trung nguồn vốn cho các công trình quyết toán, các công trình dở dang chuyển tiếp. Tranh thủ mọi nguồn vốn vay ƣu đãi tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch ĐTXD đã đăng ký với Tổng Công ty. Bên cạnh đó Công ty nên có đội ngũ CBCNV hàng tháng chịu trách nhiệm theo dõi tình hình, tiến độ các dự án, các công trình cũng nhƣ đánh giá hiệu quả của các dự án, với những dự án chậm trễ cần đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án dở dang, hoàn thiện hồ sơ giải ngân trình Tổng công ty phê duyệt giải ngân; thực hiện phân loại các dự án theo tính khả thi, theo tính cấp bách để có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, ví dụ: đặc biệt ƣu tiên các dự án sử dụng vốn vay ODA; vốn vay tín dụng thƣơng mại thực hiện đầu tƣ vào các dự án có tỷ lệ hoàn vốn và hiệu quả cao ; vốn khấu hao cơ bản: ƣu tiên sử dụng trả gốc và lãi vay đầu tƣ dài hạn, góp vốn, bố trí vốn cho các dự án đã phê duyệt quyết toán, vốn đối ứng cho các dự án vay vốn. Đầu tƣ các dự án dự án chống quá tải lƣới điện 110kV và các dự án, công trình mang lại hiệu quả kinh tế cao, giãn tiến độ đối với các dự án chƣa thực sự cấp bách;

♦ Công tác kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn: Công ty có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh doanh trong mối quan hệ với chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả dự án đầu tƣ, khả năng và thời điểm hoàn vốn, hiện nay chỉ tiêu tài chính đang đƣợc vận hành độc lập với chỉ tiêu kinh doanh. Điều này sẽ gây khó khăn về vốn vì khi đạt tới ngƣỡng, Công ty chỉ tập trung cho các mục tiêu kinh doanh, đầu tƣ thực hiện dàn trải mà bỏ qua các chỉ tiêu tài chính. Vì vậy việc sử dụng vốn tín dụng thƣơng mại cần đƣợc tính toán, kiểm soát kỹ lƣỡng để không làm tăng dƣ nợ vay, Công ty cần xây dựng kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản phù hợp với kế hoạch vốn và dòng tiền thực tế của Công ty đã cân đối để sử dụng. Để giải phóng vốn và nâng cao hiệu quả quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lý sử dụng vốn công ty cần đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm chất lƣợng các công trình đồng thời tiết kiệm chi phí trong quá trình sửa chữa và thi công. Việc này cũng giúp công ty giảm đƣợc chi phí do không phải sửa chữa sau này, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; đôn đốc sát sao việc lập phƣơng án, dự toán ngay từ đầu năm, hàng tháng hàng quý phải thực hiện đánh giá nhận xét các khâu để sớm thi công các hạng mục và quyết toán, hạch toán giá thành kịp thời, có kế hoạch mua sắm và tận dụng vật tƣ thu hồi hợp lý để tiết kiệm chi phí mua sắm vật tƣ mới.

4.2.2. Các giải pháp nâng cao khả năng thanh toán

4.2.2.1. Giải pháp giảm lượng hàng tồn kho

* Cơ sở của biện pháp

Thông thƣờng các doanh nghiệp sản xuất phải dự trữ một lƣợng hàng tồn kho phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong toàn bộ quá trình sản xuất. Đối với đặc thù ngành điện, sự cố đƣờng dây, cháy công tơ, TBA có thể xảy ra bất ký lúc nào do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan; bên cạnh đó các công trình ĐTXD, SCL, SCTX đƣợc thực hiện trong năm, trong quá trình dự toán và thi công đòi hỏi luôn cần vật tƣ dự phòng. Vì vậy, Công ty dự trữ hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu, các loại cáp, công cụ dụng cụ...

Mức độ dự trữ lƣợng hàng tồn kho chủ yếu dựa vào nhu cầu dự đoán trong tƣơng lai và tình hình SXKD hiện tại của đơn vị. Quản lý và kiểm soát tốt lƣợng HTK có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất tại đơn vị đƣợc tiến hành liên tục, có hiệu quả. Nhƣng dự trữ nhiều có thể sẽ khiến doanh nghiệp mất chi phí lƣu kho, không tận dụng đƣợc nguồn vốn vào SXKD.

Xét thực tế Công ty, giá trị HTK cuối năm 2014 là 34.203 triệu đồng, tăng 3,17% (cuối năm 2013: 33.152 triệu đồng), trong khi đó tài sản ngắn hạn cuối năm 2014 là: 197.627 triệu đồng, giảm 38,51% (cuối năm 2013:308.474

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triệu đồng). So với năm 2013, lƣợng HTK của Công ty tăng không nhiều, nhƣng tỷ lệ tài sản ngắn hạn lại giảm tƣơng đối lớn, điều này cho thấy HTK trong năm 2014 đã chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm trƣớc (năm 2013 chiếm 10,7% tài sản ngắn hạn, năm 2014 chiếm 17,3%).

* Biện pháp thực hiện

Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở của những năm trƣớc đó, tình hình, chủ trƣơng của Tập đoàn, Tổng Công ty...kết hợp chặt chẽ với định hƣớng, chiến lƣợc phát triển đầu tƣ của Công ty theo từng tháng, quý. Kế hoạch mua sắm công tơ, hàng tồn kho: Công ty cần có kế hoạch và thực hiện quản lý việc mua sắm và sử dụng hàng tồn kho tại các đơn vị, đảm bảo cung ứng kịp thời yêu cầu SXKD nhƣng không để tồn kho quá lớn đặc biệt là công tơ vì đây là vật tƣ có giá trị cao và số lƣợng nhiều. Kiểm tra hàng hoá ngay khi nhập về, tránh tình trạng hàng hoá lỗi hoặc kém phẩm chất không xuất kho sử dụng đƣợc, ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, cần chú ý tới điều kiện bảo quản hàng tồn kho, nhiều vật tƣ làm bằng sắt, thép có thể han rỉ nếu để lâu. Vì vậy, hàng tháng, Phòng Vật tƣ và xuất nhập khẩu cần kết hợp với các đơn vị đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng quá lâu để tiến hành tìm biện pháp giải phóng nhanh chóng thu hồi vốn, đối với những vật tƣ đã kém hoặc mất phẩm chất, không thể sử dụng đƣợc trong hoạt động SXKD Công ty cần tiến hành thanh xử lý triệt để, không đƣợc để tồn đọng tại kho trong thời gian dài.

Tăng cƣờng công tác nghiên cứu, rà soát, xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp, thực hiện dự trữ vật tƣ hợp lý nhằm xác định lƣợng HTK cần thiết. Kết hợp với việc theo dõi tiến độ thực hiện các dự án ĐTXD, SCL để có kế hoạch về vật tƣ hợp lý, đảm bảo cho hoạt động SXKD diễn ra kịp thời bên cạnh đó không để tồn kho quá nhiều gây ứ đọng, lãng phí.

Bên cạnh đó, Công ty có thể thực hiện chính sách khen thƣởng, khuyến khích các đơn vị thực hiện kế hoạch thanh xử lý vật tƣ, kế hoạch tồn kho tốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tại đơn vị; khiển trách những đơn vị để lƣợng tồn kho cao, gây lãng phí vốn. Đây là một chính sách rất hiệu quả nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên điện lực Hải Dương (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)