Cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên điện lực Hải Dương (Trang 64)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả có những đặc điểm khác biệt, và đó là hai nhân tố quan trọn ảnh hƣởng tới cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Do đó Tác giả phân tích cơ cấu nguồn vốn thông qua bảng phân tích sau:

Bảng 3.2. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

Số tiền (Tr.đ) Tỉ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỉ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỉ lệ (%) Tỉ trọng (%) 1 2 3 4 5=3-1 6=(3-1)/1 7=4-2 A- Nợ phải trả 1.102.356 90,98 1.053.688 65,52 -48.668 -4,41 -25,46 I- Nợ ngắn hạn 756.161 62,41 430.302 26,76 -325.859 -43,09 -35,65 II- Nợ dài hạn 346.195 28,57 623.386 38,76 277.191 80,07 10,19 B - Vốn chủ sở hữu 109.290 9,02 554.565 34,48 445.275 407,43 25,46 I- Vốn chủ sở hữu 109.290 9,02 554.565 34,48 445.275 407,43 25,46 II- Nguồn kinh phí - - - - - - - TỔNG NGUỒN VỐN 1.211.646 100 1.608.254 100 396.607 32,73

(Nguồn: Tác giả phân tích trên cơ sở dữ liệu Phòng TCKT - Công ty)

Tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2014 so với đầu năm tăng 396.607 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 32,73%. Chứng tỏ khả năng huy động vốn của Công ty tốt hơn so với đầu năm, Công ty đã nỗ lực nhiều trong việc huy động vốn để mở rộng, phát triển sản xuất. Cụ thể nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình thay đổi tổng nguồn vốn là:

- Thứ nhất là việc tăng giá trị vốn chủ sở hữu: cuối năm 2014 tăng 445.275 triệu đồng so với đầu năm, tƣơng ứng 407,43%. Nguyên nhân chính là do vốn đầu tƣ của chủ sở hữu tăng đáng kể: 357.641 triệu đồng (đầu năm 2014: 203.441 triệu đồng, cuối năm 2014: 561.082 triệu đồng), bên cạnh đó quỹ đầu tƣ phát triển của Công ty nếu nhƣ đầu năm là -2.670 triệu đồng thì đến cuối năm quỹ đầu tƣ phát triển là 0 đồng, lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối đầu năm là -82.253 triệu đồng, đến cuối năm lợi nhuận bằng 0 đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhƣ vậy, tỷ trọng của của vốn chủ sở hữu cuối năm 2014 đã tăng 25,46% (Từ 9,02% tăng lên 34,48%). Đây là một biểu hiện tích cực, chứng tỏ tính tự chủ tài chính của Công ty đƣợc nâng cao;

- Thứ hai là việc giảm nợ phải trả. Cụ thể: Nợ phải trả cuối năm 2014 giảm 48.668 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 4,41% và tỷ trọng của nợ phải trả cũng giảm 25,46% so với đầu năm. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn giảm 325.859 triệu đồng, tỷ trọng giảm 35,65% và nợ dài hạn tăng 277.191%, tỷ trọng tăng 10,19%. Nhƣ vậy, tỷ trọng của nợ ngắn hạn trong cơ cấu nguồn vốn giảm đáng kể, trong khi tỷ trọng nợ dài hạn có tăng lên nhƣng không quá lớn, dẫn đến tỷ trọng nợ phải trả cuối năm giảm tƣơng đối nhiều. Trong đó, khoản phải trả ngƣời bán giảm 221.971 triệu đồng (đầu năm: 391.976 triệu đồng, cuối năm: 170.005 triệu đồng) tƣơng ứng 56,6% là nguyên nhân chính khiến nợ ngắn hạn cuối năm giảm so với đầu năm 2014. Đây là một dấu hiệu tích cực, các khoản phải trả ngƣời bán đƣợc thanh toán kịp thời, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty tăng lên.

Trong cơ cấu nguồn vốn, đầu năm 2014: nợ phải trả chiếm 90,98%; VCSH chiếm 9,02 %. Đây là một cơ cấu thể hiện sự mất cân đối khi nợ phải trả chiếm quá lớn, điều đó chứng tỏ tài sản của Công ty chủ yếu đƣợc tài trợ từ các nguồn đi vay, tình hình tài chính sẽ gặp rủi ro cao. Đến cuối năm 2014, cơ cấu nguồn vốn dần trở nên cân đối hơn: tỷ trọng nợ phải trả giảm 25,46% còn 65,52%, tỷ trọng VCSH tăng lên 25,46 % tức bằng 34,48%. Với những khó khăn của ngành điện trong năm 2012 và 2013 do yếu tố thời tiết và giá cả ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Điện lực thì đến năm 2014 tình hình tài chính của Công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn.

Để có thể đánh giá cụ thể hơn về mối quan hệ của nợ phải trả với vốn chủ sở hữu, Tác giả tiến hành nghiên cứu giữa Công ty với các công ty thành viên khác và Tổng công ty trong năm 2014.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3. Chỉ tiêu nợ phải trả/VCSH của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên

Đơn vị Nợ phải

trả/VCSH Đạt (<3)

Công ty mẹ 1,19 Đạt

Công ty TNHH MTV ĐL Hải Phòng 1,61 Đạt

Công ty TNHH MTV ĐL Hải Dƣơng 1,9 Đạt

Công ty TNHH MTV ĐL Ninh Bình 1,08 Đạt

Công ty TNHH MTV thí nghiệm điện 2,35 Đạt

Công ty TNHH MTV tƣ vấn điện MB 3,3 Không đạt

Công ty TNHH MTV KS, DL & TMDV ĐL 0,49 Đạt

Các công ty cổ phần chi phối 2,51 Đạt

(Nguồn: Báo cáo hội nghị tài chính kế toán năm 2015 của EVN NPC)

Vì đặc trƣng của ngành điện vốn đầu tƣ lớn nên vốn nhà nƣớc hay VCSH thƣờng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nợ phải trả, vì vậy theo đánh giá của Tổng công ty tỷ số nợ phải trả/VCSH nhỏ hơn 3 là đạt. Nhƣ vậy tỷ số này của Công ty bằng 1,9 là đạt. Nhƣng so với các đơn vị thành viên, tỷ số này của Công ty vẫn cao (chỉ thấp hơn 3 đơn vi: Công ty TNHH MTV thí nghiệm điện, Công ty TNHH MTV tƣ vấn điện MB và Các công ty cổ phần chi phối). Vì vậy xét về chiến lƣợc lâu dài để nâng cao khả năng tự chủ tài chính, cơ cấu nguồn vốn của Công ty cần đƣợc nâng cao tỷ trọng VCSH và giảm tỷ trọng nợ phải trả hơn nữa.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên điện lực Hải Dương (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)