5. Kết cấu của đề tài
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn dữ liệu Tác giả sử dụng để nghiên cứu gồm 2 nguồn là thông tin từ hệ thống kế toán tại đơn vị và thông tin bên ngoài hệ thống kế toán tại đơn vị:
Thông tin từ hệ thống kế toántại đơn vị bao gồm các Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính); một số tài liệu sổ sách kế toán (Báo cáo chi tiết về kết quả kinh doanh của Công ty; Báo cáo chi tiết về tình hình tăng giảm TSCĐ…), báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh của EVN và Công ty các năm 2012, 2013 và 2014;
Thông tin từ bên ngoài hệ thống kế toán tại đơn vị đƣợc sử dụng để phân tích nguyên nhân ảnh hƣởng, các yếu tố ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ các chính sách của Công ty tác động đến thực trạng quản lý tài chính tại Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dƣơng nhƣ thế nào. Các thông tin này chia thành 3 nhóm;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Thông tin chung về tình hình kinh tế: Hoạt động kinh doanh của Công ty chịu tác động của nhiều yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô nên việc phân tích thực trạng quản lý tài chính cần đặt trong bối cảnh chung của kinh tế trong nƣớc, khu vực và thế giới, những thông tin Tác giả sử dụng bao gồm: thông tin về tăng trƣởng, suy thoái kinh tế; các chính sách kinh tế của Nhà nƣớc về chế độ tài chính, kế toán có liên quan; thông tin về tỷ lệ lạm phát; các chính sách đầu tƣ, thông tin về lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái… các năm 2012, 2013 và 2014;
- Thông tin về ngành Điện lực: EVN và NPC đều có những ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao; các chính sách, chiến lƣợc phát triển ngành điện, các văn bản yêu cầu của Tập đoàn và Công ty mẹ… vì vậy, khi phân tích thực trạng quản lý tài chính Công ty không thể thiếu các dữ liệu của ngành Điện lực. Đó là những tài liệu quan trọng để nhà phân tích có thể nắm bắt đƣợc nguyên nhân của những hạn chế và tích cực của thực trạng quản lý tài chính là do yếu tố bên ngoài hay nội bộ Công ty;
- Thông tin về đặc điểm hoạt động của Công ty: Mỗi công ty đều có những mục tiêu, chiến lƣợc riêng để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Để đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Công ty một cách chính xác cần nghiên cứu đặc điểm hoạt động của Công ty thông qua các dữ liệu về: mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh của đơn vị; đặc điểm mô hình tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh; chính sách tài chính, tín dụng; đặc điểm công nghệ và chính sách đầu tƣ của Công ty;
Tất cả các thông tin trên sẽ đƣợc sử dụng cho việc phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dƣơng, đƣa ra cái nhìn bao quát và tổng thể hơn về quản lý tài chính tại Công ty.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc xử lý trên chƣơng trình Excel. Công cụ phần mềm này đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phân tích chính đƣợc vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng quản lý tài chính tại Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dƣơng thông qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trong đề tài, thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, sơ đồ,... để đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động, kết quả và thực trạng quản lý tài chính tại Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dƣơng giai đoạn 2012 - 2014. Dựa trên các số liệu đƣợc cung cấp từ phòng kế toán Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dƣơng, tài liệu liên quan về tài chính. Qua đó, thấy đƣợc hiệu quả và thực trạng quản lý tài chính tại Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dƣơng.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp Tác giả sử dụng chủ yếu trong phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Công ty là phƣơng pháp so sánh:
- So sánh chỉ tiêu tài chính của năm 2014 và các năm trƣớc đó (năm 2012 và năm 2013) cả về số tƣơng đối và số tuyệt đối, từ đó đánh giá đƣợc tình hình tăng giảm của năm phân tích so với hai năm trƣớc, xác định xu hƣớng của các chỉ tiêu tài chính qua các năm để có thể nhận định đƣợc tình hình tài chính của Công ty trong năm 2014 tốt lên hay xấu đi với các năm trƣớc;
- So sánh các chỉ tiêu tài chính của Công ty với một số Công ty khác trong NPC và với Công ty mẹ: Việc so sánh các chỉ tiêu tài chính của Công ty với các đơn vị khác trong cùng ngành sẽ giúp nhà phân tích đánh giá rõ hơn các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khía cạnh tài chính của Công ty so với các đơn vị khác hiện đang nhƣ thế nào, nguyên nhân do Công ty hoạt động yếu kém hay tình trạng chung của toàn ngành, vị trí và tình hình tài chính của đơn vị trong ngành hiện là tốt hay xấu.
Ngoài ra Tác giả có sử dụng phƣơng pháp phân tích bằng mô hình tài chính Doupont. Khi tiến hành phân tích hiệu quả tài chính, để đánh giá chính xác và logic các yếu tố ảnh hƣởng, Tác giả đã biến đổi chỉ tiêu phân tích thành hàm số của các biến số để tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi các chỉ tiêu tài chính trong năm phân tích.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Quản lý tài sản
* Quản lý tổng tài sản (ROA)
Đƣợc xác định bằng công thức:
ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
* Quản lý tài sản cố định
Đƣợc đánh giá thông qua chỉ tiêu vòng quay TSCĐ:
Vòng quay TSCĐ = Doanh thu thuần
TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp sử dụng TSCĐ có hiệu quả hay không, nó cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.
* Quản lý tài sản ngắn hạn
Đƣợc đánh giá thông qua:
- Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn:
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thời gian một vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần
TSNH bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSNH sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.
- Sức sinh lời của TSNH:
Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn = Lợi nhuận sau thuế
TSNH bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSNH sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho:
Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
- Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần
Số dƣ bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh trong một kì kinh doanh các khoản phải thu quay đƣợc mấy vòng.
- Số vòng luân chuyển vốn lưu động:
K luân chuyển = Doanh thu thuần
Vốn lƣu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số vòng vốn lƣu động luân chuyển trong 1 kì phân tích. K càng lớn thì vốn lƣu động sử dụng càng có hiệu quả.
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
K đảm nhiệm = Vốn lƣu động bình quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra đƣợc một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn lƣu động. Hệ số này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao, số vốn lƣu động tiết kiệm đƣợc càng lớn.
2.3.2. Quản lý nguồn vốn
* Quản lý tổng nguồn vốn
Đƣợc đánh giá thông qua:
- Tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ:
Tỷ số nợ = Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ số nợ có giá trị càng cao thì khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng thấp.
Tỷ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ số này có giá trị cang cao thì khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng cao.
* Quản lý vốn chủ sở hữu
Đƣợc thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong 1 kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn chủ sở hữu đƣợc sử dụng càng hiệu quả.
* Quản lý vốn vay
Đƣợc thể hiện qua hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hệ số này cho biết lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay của doanh nghiệp có đủ trả lãi hay không. Hệ số này lớn hơn 1, lợi nhuận của doanh nghiệp đủ trả lãi và ngƣợc lại. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lợi của vốn vay càng lớn.
2.3.3. Khả năng thanh toán
Các nhà phân tích sử dụng các chỉ tiêu sau:
* Khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả Nguồn [7, tr 241]
Đây là chỉ số phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp. Chỉ số cho biết với tổng tài sản hiện có doanh nghiệp có đảm bảo trang trải đƣợc các khoản nợ phải trả không. Trị số chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có thừa khả năng thanh toán tổng quát, trị số càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất khả năng thanh toán;
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn Nguồn [7, tr 242]
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu trị số của chỉ tiêu này ≥ 1, doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thƣờng hoặc khả quan. Ngƣợc lại, nếu trị số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thấp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thƣờng xuyên phải đối mặt với các khoản nợ ngắn hạn đáo hạn, vì vậy các nhà phân tích cần phải xem xét 2 chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tiêu sau:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn Nguồn [7, tr 243]
Chỉ tiêu này cho biết: với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ đi giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn thì doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không. Khi trị số của chỉ tiêu này ≥1, doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán nhanh và ngƣợc lại, khi trị số này <1, doanh nghiệp không đủ đảm bảo khả năng thanh toán nhanh; Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tƣơng đƣơng tiền
Tổng số nợ ngắn hạn Nguồn [7, tr 243]
Do tính chất của tiền và tƣơng đƣơng tiền nên khi xác định khả năng thanh toán tức thời, các nhà phân tích thƣờng so sánh với các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng 3 tháng. Vì vậy trị số của chỉ tiêu này (với các khoản nợ phải trả trong vòng 3 tháng) ≥ 1, doanh nghiệp đảm bảo và thừa khả năng thanh toán tức thời và ngƣợc lại, trị số của chỉ tiêu này < 1 doanh nghiệp không đủ đảm bảo khả năng thanh toán tức thời.
* Khả năng thanh toán ngắn hạn
- Phân tích tính cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; hệ số khả năng thanh toán nhanh; hệ số khả năng thanh toán tức thời
- Phân tích khả năng tạo tiền: Hệ số dòng tiền/nợ ngắn hạn; hệ số dòng tiền/nợ vay đến hạn trả.
- Phân tích chu kỳ vận động của vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phân tích khả năng thanh toán gốc vay nợ dài hạn qua các chỉ tiêu: Hệ số nợ, hệ số tài trợ, hệ số tài trợ, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, hệ số nợ phải trả/tài sản đảm bảo, hệ số thanh toán của tài sản dài hạn đối với nợ dài hạn.
- Phân tích khả năng thanh toán lãi vay thông qua chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC HẢI DƢƠNG
3.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng ra đời và phát triển có quan hệ tới quá trình phát triển của kinh tế xã hội tỉnh Hải Dƣơng ngày nay và Hải Hƣng trƣớc kia. Quá trình thay đổi đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dƣơng cũng là quá trình thay đổi đơn vị quản lý của ngành điện Hải Dƣơng mà bắt đầu đƣợc đánh dấu mốc lịch sử của sự ra đời của ngành điện lực Hải Hƣng. Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu của điện lực là phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân và đời sống dân sinh của nhân dân tỉnh Hải Hƣng, Sở quản lý và phân phối điện Hải Hƣng đƣợc thành lập ngày 8 tháng 4 năm 1969. Sở quản lý và phân phối điện Hải Hƣng đƣợc thành lập trên cơ sở từ 2 đội quản lý điện của hai tỉnh Hải Dƣơng và Hƣng Yên trƣớc khi sáp nhập thành tỉnh Hải Hƣng năm 1968. Cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của Điện lực Hải Hƣng còn hạn chế, với 8 trạm trung gian (thị xã Hải Dƣơng, thị xã Hƣng Yên, Thanh Miện, Thanh Hà, Kim động, Phù Cừ, Hƣng Long, Nhân Vinh) tổng dung lƣợng 9.300 KVA, 8 nguồn Diezel công suất 3.400 KVA và 317 trạm biến áp phụ tải có tổng dung lƣợng 84.130 KVA. Công suất sử dụng của các phụ tải thời gian đó vào khoảng từ 15.000 KW - 24.000 KW. Phần lớn các thiết bị còn lại từ thời Pháp thuộc, nên độ an toàn không cao, khả năng cung cấp điện còn rất hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Do có sự thay đổi trong tổ chức quản lý, Sở quản lý và phân phối điện Hải