Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp marketing cho sản phẩm nước suối aquafina của công ty suntory pepsico cần thơ (Trang 41)

3.2.2.1 Môi trường bên ngoài

Khi đầu tư kinh doanh ở một thị trường mới, kể cả kinh doanh ở thị trường Việt Nam, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn từ thị trường đó mang lại. Từ môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, các yếu tố chính trị và pháp luật,… Đó là những vấn đề khó khăn nhưng khi đã thích ứng và giải quyết tốt, đây sẽ là tiền đề để một doanh nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững. Khi Pepsi đầu tư sản xuất cho sản phẩm nước suối Aquafina cũng vậy, đây là các vấn đề mà Công ty phải đối mặt:

- Môi trường tự nhiên: Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nan giải. Ô nhiễm môi trường, kéo theo sự ô nhiễm về nhiều mặt, đặt biệt là vấn đề ô nhiễm về nguồn nước. Nguồn nước sạch luôn là yếu tố tiên quyết để một Công ty nước giải khát cân nhắc khi xây dựng nhà máy. Có nguồn nước sạch, ổn định mới có thể tạo ra được sản phẩm chất lượng nhất. Nguồn nước đóng vai trò vô cũng quan trọng, đặc biệt là đối với những sản phẩm nước suối, nước tinh khiết. Vì đây là sản phẩm người tiêu dùng có thể nhận ra rõ chất lượng của sản phẩm như thế nào qua mùi vị. Nên khi Pepsi chọn Cần Thơ là nơi xây dựng nhà máy đã cân nhắc, kiểm tra rất kỹ về điều này. Và ở đây cũng cho ra những chai Aquafina rất chất lượng, phù

ra, doanh nghiệp còn đối mặt với các quy định về môi trường của chính phủ nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp luôn chủ động trong vấn đề này. Công ty hạn chế rác thải, khí thải ra môi trường, tận dụng lại các chai, sản phẩm cũ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tổ chức các sự kiện trao đổi, thu nhận lại chai nhựa vứt đi với quà tặng của Công ty để tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng.

- Môi trường pháp lý: Khi nói về pháp lý, Pepsi cũng đã phải đón nhận nhiều khó khăn khi đầu tư, những cũng có những chính sách có lợi mà nhà nước đã tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn nước ngoài như Công ty PepsiCo. Để có thể kinh doanh tốt và tạo niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm nước suối Aquafina ở thị trường Việt Nam cũng như Cần Thơ, Công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh theo các quy định pháp lý của chính Việt Nam về sản xuất nước uống đóng chai. Định nghĩa về nước suối, đây là nước nằm trong các tầng địa chất đặc biệt, có hàm lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nhưng hàm lượng này trong nước suối không ổn định, không cao, nó đúng

nghĩa là nước thiên nhiên tiệt trùng. Nước phải được khai thác trực tiếp từ các

nguồn thiên nhiên hoặc giếng khoan từ các mạch nước ngầm trong phạm vi vành đai bảo vệ để tránh bất kỳ sự ô nhiễm nào hoặc yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến chất lượng lý, hoá của nước suối thiên nhiên. Không thay đổi về thành phần cấu tạo, ổn định về lưu lượng và nhiệt độ cho dù có biến động của thiên nhiên. Được khai thác trong điều kiện bảo đảm độ sạch ban đầu về vi sinh vật và cấu tạo hoá học của các thành phần đặc trưng. Được đóng chai tại nguồn với các yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt và chỉ được phép xử lý để đóng chai bằng cách sử dụng một hoặc kết hợp các giải pháp kỹ thuật dưới đây nếu các giải pháp đó không làm thay đổi hàm lượng các thành phần cơ bản của nước khoáng thiên nhiên so với nguồn.

+ Tách các thành phần không bền cũng như các hợp chất có chứa sắt, mangan, sulfid hoặc asen bằng cách gạn và/ hoặc lọc và trong trường hợp cần thiết có thể xử lý nhanh bằng phương pháp sục khí trước.

+ Khử hoặc nạp khí carbon dioxyd. + Tiệt trùng bằng tia cực tím.

+ Việc đóng chai nước suối thiên nhiên ngay tại nguồn nước hoặc được dẫn trực tiếp từ nguồn tới nơi xử lý, đóng chai bằng một hệ thống đường ống kín, liên tục mà vẫn bảo đảm các quy định vệ sinh nghiêm ngặt trong suốt quá trình khai thác và bảo đảm thành phần, chất lượng của nước khoáng thiên nhiên không thay đổi so với nguồn nước.

+ Quy định về kỹ thuật: Nước sử dụng để sản xuất nước uống đóng chai phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước suối thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai

Kiểm tra

Chỉ tiêu Lượng

mẫu

Yêu cầu Phương pháp thử Phân loại

chỉ tiêu 1. E. coli hoặc coliform chịu nhiệt 1 x 250 ml Không phát hiện được trong bất kỳ mẫu nào TCVN 6187- 1:2009 (ISO 9308- 1:2000, With Cor 1:2007) A 2. Coliform tổng số 1 x 250 ml Nếu số vi khuẩn (bào tử) >=1 và <=2 thì tiến hành kiểm tra lần thứ hai

Nếu số vi khuẩn (bào tử) > 2 thì loại bỏ TCVN 6187- 1:2009 (ISO 9308- 1:2000, With Cor 1:2007) A 3. Streptococci feacal 1 x 250 ml ISO 7899-2:2000 A 4. Pseudomonas aeruginosa 1 x 250 ml ISO 16266:2006 A 5. Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit 1 x 50 ml TCVN 6191- 2:1996 (ISO 6461- 2:1986) A Nguồn: Bộ y tế

Chỉ tiêu loại A: Bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy hay không. Chỉ tiêu loại B: Không bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm nước thiên nhiên đóng chai phải đáp ứng các quy định đối với chỉ tiêu loại B về phương pháp thử và số lượng cầu khuẩn trên một lượng nước được quy định (lượng mẫu). Ngoài ra, nước uống đóng chai cũng phải đáp ứng các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu hóa học và các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.

+ Quy định về quản lý: Các sản phẩm nước thiên nhiên đóng chai và

nước uống đóng chai được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng

nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy

được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.

+ Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm nước suối thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Bộ Y tế và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nước suối thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với các quy định của pháp luật.

- Môi trường văn hóa: Đối với người Việt Nam, văn hóa tiêu dùng chịu

nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố khác nhau đặc biệt là về kinh tế. Tâm lý người tiêu dùng Việt thường cân nhắc kỹ về giá cũng như chất lượng sản phẩm mang lại trước khi ra quyết định mua bán. Đối với mặt hàng nước suối cũng vậy, Aquafina của Công ty Pepsi được định dạng là một sản phẩm cao cấp, vì vậy cũng kéo theo giá của sản phẩm có mức chênh lệch so với những sản phẩm nước thiên nhiên đóng chai khác. Người tiêu dùng Việt thường có xu hướng tự nấu nước uống hoặc mua các dạng bình 20 lít để sử dụng. Vì đây là sản phẩm rẻ, sử dụng được nhiều, ngoài ra đây cũng là các sản phẩm dễ sản xuất, có thể mua các dây chuyền sản xuất từ trong nước hoặc nhập từ nước ngoài về với mức chi phí khá rẻ (từ 70-100 triệu đồng), có mức chi phí vẫn thấp hơn rất nhiều so với dây chuyền công nghệ để sản xuất Aquafina. Nhưng Aquafina vẫn có chỗ đứng cho riêng mình tại thị trường Việt, Công ty hướng tới tần lớp ưu tiên sức khỏe, có mức thu nhập tốt, hoặc phải đi làm việc ở ngoài trời nhiều. Đó là các đối tượng phù hợp với đặc thù của sản phẩm, và cũng đã mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp. Và từ năm 2003, Công ty cũng đã cho ra 4 loại bình Aquafina là 0,355l; 0,5l; 1,5l và 5l để phù hợp hơn với văn hóa tiêu dùng Việt.

- Môi trường kinh tế: Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam Bộ từ hơn trăm năm trước, giờ đây Cần

Thơ đã trở thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Lợi thế của TP. Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý cho phép phát triển các lĩnh vực: Công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến nông - thủy - hải sản, đồ uống, dịch vụ, du lịch, và các ngành công nghiệp phụ trợ. 1950 2350 2680 3110 0 1000 2000 3000 4000 2010 2011 2012 2013

GDP bình quân đầu người tính bằng USD qua các năm (USD/người)

Nguồn: http://canthopromotion.vn

Hình 3.6 Biểu đồ GDP bình quân đầu người của Cần Thơ từ 2010 – 2013 Qua hình 3.6, ta thấy mức GDP bình quân ở Cần Thơ tăng dần qua các năm. Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tốc độ tăng trưởng kinh năm đó khá cao. Nhưng sau khi gia nhập chưa lâu thì năm 2008 đã xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài suốt năm năm từ 2008 đến 2012. Điều này cho thấy tình hình tăng trưởng kinh tế ở Cần Thơ phần nào cũng bị ảnh hưởng. Nhưng Cần Thơ vẫn có mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người cao và ổn định qua từng năm. Năm 2011 tăng trưởng GDP ở Cần Thơ đạt 20,51% so với năm 2010. Cần Thơ cứ chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2012 chỉ còn 14,04%. Năm 2013, nền kinh tế Cần Thơ đã có sự phục hồi đáng kể với mức tăng trưởng GDP đạt 16,04%, nhưng ở Việt Nam dường như đến nay tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thể phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất ổn khi lạm phát và lãi suất cho vay cao, nợ xấu trở nên nhức nhối, thu nhập tăng chậm và đời sống người dân khó khăn…

- Môi trường nhân khẩu học: Số lượng người tiêu dùng là yếu tố rất

quan trọng khi một doanh nghiệp chọn đầu tư ở một thị trường nào đó. Thành phố Cần Thơ là thị trường vô cùng lớn về tiềm năng phát triển, đây là nơi sinh sống của hơn 1.200.000 người (thống kê năm 2012), và hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu vô cùng lớn cho doanh nghiệp.

- Môi trường chính trị pháp luật: Hệ thống pháp luật ngày càng được

hoàn thiện, nhiều luật như: Luật chống độc quyền, luật cạnh tranh, luật sở hữu phát minh trí tuệ, luật nhượng quyền,… Ngày càng được chú trọng nhằm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Luật doanh nghiệp cũng đã được sửa đổi và bổ sung ngày càng hoàn thiện, cơ chế thông thoáng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Bên cạnh hệ thống pháp luật, các nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như Hội bảo vệ người tiêu dùng cũng đã và đang xuất hiện. Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn trong việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ của mình cho khách hàng.

- Môi trường tự nhiên: Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung

ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Cần Thơ có vị trí vô cùng thuận lợi ở khu vực đồng bằng song Cửu Long, đồng thời cũng có sự ưu đãi tuyệt vời từ thiên nhiên. Đặc biệt là về nguồn nước ngọt cũng như nước ngầm, phù hợp với quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty về sản xuất sản phẩm Aquafina. Ngoài ra, Cần Thơ còn có hệ thống sông ngòi dày đặc, có thể vận chuyển bằng đường thủy cho các xã, huyện, thị, thành khác.

- Thực trạng ngành nước giải khát: Tình hình sản xuất đồ uống Việt

Nam những năm gần đây tăng trưởng đều đặn, đem lại nguồn thu lớn cho các đơn vị. Cụ thể, năm 2012, tổng sản lượng nước giải khát ngành đạt 4,226 tỷ lít. Doanh thu sản lượng đồ uống, nước giải khát ngành đạt 7 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tốc độ tăng trưởng của ngành đồ uống đạt 9,6%. Theo một báo cáo gần đây của Cục quản lý cạnh tranh, trên thị trường nước giải khát Việt Nam hiện có khoảng 300 loại nước giải khát với nhiều tính năng, tác dụng khác nhau như giải nhiệt, đẹp da, giảm béo, chữa bệnh, tăng cường sức khỏe… Tổng sản lượng các loại nước giải khát đã đạt 3.013 ngàn lít năm 2010, năm 2011 đạt 3.907 ngàn lít và năm 2012 đạt 4.055 ngàn lít. Nếu so với mặt hàng bia, mức bình quân đầu người mới đạt gần 30 lít/năm (2012), thì bình quân đầu người về nước giải khát đã cao gấp rưỡi, đạt 45,6 lít/người/năm (2012), gần bằng mức bình quân đầu người 50 lít của Phillipines. Theo một báo cáo khác của tổ chức Business Monitor International – BMI, tốc độ tăng trưởng kinh doanh nước giải khát trong 5 năm từ 2013 đến dự báo 2017 sẽ có mức tăng khoảng 20% khi thu nhập đầu người dần tăng lên, chất lượng cuộc sống được cải thiện. Chính vì vậy mà trong năm 2010 vừa qua, việc nhập khẩu

nước giải khát về Việt Nam, nhất là các loại nước giải khát có gas như sản phẩm Coca - Cola, Redbull…đã xảy ra. Điều này cũng cho thấy năng lực sản xuất trong nước về một số loại sản phẩm còn thấp hơn nhu cầu. Còn theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen Việt Nam, nước uống đóng chai đang chiếm khoảng 22% sản lượng nước giải khát ở Việt Nam, với mức tăng trưởng bình quân 26%/năm. Việt Nam là một trong năm thị trường nước giải khát không cồn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trung bình mỗi người uống khoảng 3 lít/năm... Theo thống kê tại một số siêu thị lớn, doanh số bán ra của các sản phẩm nước uống đóng chai tuy không cao như trà xanh nhưng cũng “Qua mặt” nước uống có ga. Quay sang tấn công cả những hãng nước uống tinh khiết. Cục diện thị trường nước uống đóng chai vì thế ngày càng phức tạp và cạnh tranh gay gắt hơn. Ở lĩnh vực nước tinh khiết, nổi trội là Aquafina, Dasani, Joy..., trong đó, Aquafina là “Đối thủ đáng gờm” của các hãng nước khoáng và nước tinh khiết khác. Và theo dự báo của Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế, giai đoạn 2011 - 2016, ngành đồ uống không cồn ở Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu 8,2 %, tốc độ tăng trưởng doanh

Một phần của tài liệu giải pháp marketing cho sản phẩm nước suối aquafina của công ty suntory pepsico cần thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)