Quá trình hình thành và phát triển Công ty

Một phần của tài liệu giải pháp marketing cho sản phẩm nước suối aquafina của công ty suntory pepsico cần thơ (Trang 29)

3.1.1.1 Tổng Công ty Pepsi

Hình 3.1 Logo Công ty PepsiCo Inc

PepsiCo Inc là một Công ty đa quốc gia chuyên sản xuất, cung cấp, phân phối thức ăn nhanh và những sản phẩm nước giải khát tại Mỹ, có trụ sở tại Purchase, New York, Hoa Kỳ, thành lập vào năm 1898. Năm 1965, sau khi hợp nhất giữa Pepsi-Cola và Frito-Lay (công ty thực phẩm có doanh số lớn nhất thế giới, chiếm hơn 25% sản lượng thức ăn nhanh trên toàn cầu) thì Công ty lấy tên chính thức là PepsiCo. Từ lúc này, PepsiCo đã bắt đầu đa dạng hóa các sản phẩm của mình cũng như mua lại những thương hiệu nước giải khát có doanh số tốt ở nhiều quốc gia khác nhau. Từ cuối những năm 1970 và giữa thập niên 1990, PepsiCo mở rộng quy mô Công ty thông qua việc mua lại các doanh nghiệp ngoài nước mạnh về sản xuất các sản phẩm thức ăn nhanh, nước ngọt và đóng gói sản phẩm. Tuy nhiên trong giai đoạn nay, Công ty đã thoát ra khỏi những ngành nghề kinh doanh không cốt lõi (thức ăn nhanh, nước ngọt) trong năm 1997. PepsiCo Inc trước đây cũng sở hữu trước đây một số thương

hiệu khác mà sau đó Công ty đã bán để có thể tập trung vào thực phẩm ăn nhẹ và nước giải khát. Danh sách các thương hiệu mà PepsiCo thoái vốn trước đây là: Pizza Hut, Taco Bell, KFC, East Side của Mario, D'Angelo Cửa hàng Sandwich, Chevys Fresh Mex, California Pizza Kitchen, Stolichnaya, Wilson Sporting Goods và North American Van Lines. Sau giai đoạn thoái vốn năm 1997, Công ty tiếp tục thực hiện nhiều vụ thâu tóm quy mô lớn, ở giai đoạn này PepsiCo bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài nước giải khát và thức ăn nhẹ. PepsiCo mua lại Công ty nước cam Tropicana sản phẩm vào năm 1998, và sáp nhập với Công ty Quaker Oats vào năm 2001, bổ sung thêm dòng đồ uống thể thao Gatorade và nhãn hiệu khác như Quaker Oats, Chewy Granola Bars, Aunt Jemima và nhiều thương vụ khác. Vào tháng Tám năm 2009, PepsiCo đã đưa ra một đề nghị 7 tỷ USD cho hai Công ty đóng chai lớn nhất cho sản phẩm của mình tại Bắc Mỹ: Pepsi Bottling Group và Pepsi Americas. Năm 2010, bản hợp đồng được ký kết, kết quả là sự hình thành của một chi nhánh mới của PepsiCo, Công ty nước giải khát Pepsi. Trong tháng 2 năm 2011, Công ty thực hiện thương vụ sát nhập lớn nhất chưa từng có trong lịch sử Pepsi bằng cách mua hai phần ba cổ phần của Công ty Wimm -Bill- Dann Foods (trị giá 3,8 tỷ đô la Mỹ), đây một Công ty thực phẩm của Nga, chuyên sản xuất sữa, sữa chua, nước ép trái cây, và các sản phẩm khác từ sữa. Khi mua lại 23% cổ phần còn lại của Wimm-Bill-Dann Foods trong tháng 10 năm 2011, PepsiCo đã trở thành thực phẩm lớn nhất và Công ty nước giải khát tại Nga. Trong tháng 7 năm 2012, PepsiCo công bố một liên doanh với Theo Muller Group, tập đoàn được đặt tên là Muller Quaker sữa. Điều này đánh dấu bước nhập cảnh đầu tiên của PepsiCo vào không gian sữa ở Mỹ.

Về đối thủ cạnh tranh, Coca-Cola được coi là đối thủ cạnh tranh truyền

kiếp của Pepsi tại mọi thị trường trên thế giới. Từ khởi đầu khác biệt, câu

chuyện được bắt đầu vào năm 1886 khi một người đàn ông tên John S. Pemberton phát hiện ra công thức loại nước soda đầu tiên và đặt tên Công ty là Coke (tên viết tắt của Coca Cola). 13 năm sau đó, đối thủ chính của Coca xuất hiện khi một dược sĩ tên Caleb Bradham tạo ra công thức của Pepsi Cola. Sự đối này có thể gọi là kinh điển của hai hãng nước giải khát lớn nhất trên thế giới, hầu như ở nơi nào, quốc gia nào hai Công ty này đều thể hiện sự cạnh tranh, thù địch nhau của mình. Điển hình nhất là các pha chọc ngoáy nhau trên quảng cáo. Trong giai đoạn từ 1920 cho đến nay đã xảy ra rất nhiều cuộc chiến trên mọi lĩnh vực của hai hãng nước giải khát hàng đầu thế giới này. Có thể kể đến chiến dịch tranh giành nhau ngoài không gian vũ trụ. Họ thiết kế những thùng nước ngọt đặc biệt để gửi theo phi hành đoàn của tàu vũ trụ Space Shuttle Challenger và STS-51-F nhằm thử nghiệm công nghệ đóng gói và

phân phối trong tình trạng không trọng lực. Tuy nhiên, các chương trình không gian của hai công ty này đều bị đánh giá là thất bại. Nó chỉ được nhắc đến như là bằng chứng về sự đấu đá kịch liệt của hai đại gia nước giải khát.

Hình 3.2 Coca bị hạ sát bởi Pepsi

Hiện nay, PepsiCo hiện là Công ty giải khát và thực phẩm hàng đầu với tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới hoạt động trên 100 năm có mặt trên hơn 200 quốc gia với hơn 285.000 nhân viên. Công ty có doanh số hàng năm đạt hơn 60 tỷ USD, theo PepsicoCareer và con số này ngày càng tăng nhanh hơn nữa. PepsiCo đang bắt đầu nắm bắt xu hướng tiêu dùng hiện đại, và cho cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của người tiêu dùng, từ những sản phẩm mang tính vui nhộn, năng động cho đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và lối sống lành mạnh.

3.1.1.2 Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam

Theo thông tin từ trang chủ Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam – suntorypepsico.vn, Công ty PepsiCo Việt Nam, với tên gọi chính thức hiện nay là Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam có mặt chính thức ở Việt Nam từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Khi bắt đầu bước vào thị trường Việt Nam, Công ty Pepsi đã liên doanh với Công ty International Baverages Company (IBC) của Hà Lan để tiến hành kinh doanh ở Việt Nam với hình thức đầu tư là 100% vốn nước ngoài. Số vốn đầu tư của Pepsi ở thị trường Việt Nam là 130 triệu USD, với số vốn pháp định là 90 triệu USD. Và cho tới thời điểm hiện tại, công việc kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển

mạnh, với số lượng nhân viên gần 2000 người phân bố ở 4 chi nhánh khắp các miền đất nước. Hiện tại, Công ty đang có 4 chi nhánh chính, phân bố ở:

- TP HCM: A77 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình - Hà Nội: 233B Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội - Đà Nẵng: QL1A Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam

- Cần Thơ: Lô 8 Đường Trục Chính, KCN Trà Nóc, Cần Thơ

Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn: Tầm nhìn của Công ty là tận dụng nền tảng sức mạnh của

PepsiCo và xây dựng dựa trên nền tảng này để tạo nên một Công ty vừa tạo ra lợi nhuận tài chính lành mạnh vừa cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng, nhân viên và cộng đồng của chúng ta.

Sứ mệnh: Trở thành Công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập

trung chủ yếu vào thực phẩm tiện dụng và nước giải khát. Chúng tôi không ngừng tìm kiếm và tạo ra các hiệu quả tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động. Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực, công bằng và chính trực trong mọi hành động của mình.

Lịch sử hình thành:

24/12/1991 – Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh giữa SP. Co và Marcondray - Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%. Đánh dấu bước chân đầu tiên của Pepsi vào thị trường Việt Nam. Năm 1994, PepsiCo chính thức gia nhập thị trường Việt Nam khi liên doanh với Công ty Nước giải khát Quốc tế IBC cùng với sự ra đời của hai sản phẩm đầu tiên là Pepsi và 7 Up, từ những ngày đầu khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994.

1998 - 1999 – Thời điểm này cũng là lúc cấu trúc về vốn được thay đổi với sở hữu 100% thuộc về PepsiCo.

2003 – Công ty được đổi tên thành Công ty Nước Giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Nhiều sản phẩm nước giải khát không ga tiếp tục ra đời như: Sting, Twister, Lipton Ice Tea, Aquafina.

2004 – Thông qua việc mua bán, sáp nhập nhà máy Điện Bàn, Công ty mở rộng sản xuất và kinh doanh tại Quảng Nam.

2005 – Chính thức trở thành một trong những Công ty về nước giải khát lớn nhất Việt Nam.

2006 – Công ty mở rộng sản xuất và kinh doanh thêm về thực phẩm với sản phẩm snack Poca được người tiêu dùng, và giới trẻ ưa chuộng.

2007 – Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành.

2008-2009, sau khi khánh thành thêm nhà máy thực phẩm ở Bình Dương, (sau này đã tách riêng thành Công ty Thực phẩm PepsiCo Việt Nam), Công ty mở rộng thêm vùng nguyên liệu tại Lâm Đồng. Nhiều sản phẩm thuộc mảng nước giải khát mới cũng được ra đời như: 7Up Revive, Trà xanh Lipton; Twister dứa.

2010 – đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với PepsiCo Việt Nam thông qua việc PepsiCo tuyên bố tiếp tục đầu tư vào Việt Nam 250 triệu USD cho ba năm tiếp theo. 2/2010, nhà máy mới tại Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động.

2012 – trong năm này xảy ra sự kiện mua bán sáp nhập nhà máy San Miguel tại Đồng Nai vào tháng 3 năm 2012 và nhà máy PepsiCo có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á đã được khánh thành tại Bắc Ninh vào tháng 10 năm 2012.

3.1.1.3 Công ty Suntory PepsiCo Cần Thơ

Năm 2008, nhà máy ở Cần Thơ bắt đầu xây dựng, sau gần một năm vận hành thử từ tháng 6/2009, ngày 22/5/2010, Công ty PepsiCo Việt Nam đã chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy tại khu công nghiệp Trà Nóc 2, quận Ô Môn, TP Cần Thơ với tổng mức đầu tư 30 triệu USD. Đây là nhà máy thứ 5 của PepsiCo trên cả nước (Hà Nội, Điện Bàn, Hóc Môn, Bình Dương và Thành Phố Cần Thơ), có công suất lớn thứ 2 và hiện đại nhất. Công suất của nhà máy đạt 16 triệu két, thùng/năm với 4 dây chuyền hiện đại, sản xuất 10 mặt hàng nước giải khát chủ lực của PepsiCo như: Pepsi, Mirinda, Aquafina, Sting...Với các loại vỏ bao bì như chai thủy tinh, chai pet và lon, các sản phẩm này sẽ cung cấp chủ yếu cho thị trường Đồng bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh đó, Công ty còn đầu tư dây chuyền xử lý nước thải đồng bộ với công nghệ hiện đại, kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của tập đoàn và quy định tại Việt Nam. Nhà máy sử dụng khoảng 300 lao động trực tiếp, và khoảng 1.000 lao động khác tham gia vào các hoạt động thuộc hệ thống của PepsiCo. Trong 6 tháng vận hành thử, PepsiCo đã nộp thuế trên 20 tỉ đồng.

4/2013 – liên minh nước giải khát chiến lược Suntory PepsiCo Việt Nam đã được thành lập giữa Suntory Holdings Limited và PepsiCo Inc. Trong đó Suntory chiếm 51% và PepsiCo chiếm 49% với sự ra mắt của các sản phẩm mới trà Olong Tea+ Plus, Moutain Dew và mới đây là sản phẩm CC Lemon (ra mắt vào tháng 7/2014). Về tập đoàn Suntory, tập đoàn được sáng lập năm 1899 và đã trở thành một Công ty nước giải khát đa quốc gia lớn với hoạt động kinh doanh rộng khắp bao gồm sản phẩm bổ dưỡng, thực phẩm, nhà hàng và hoa. Năm 2013, tổng doanh thu của Suntory là hơn 20 tỷ Đô la Mỹ. Tập đoàn Suntory có khoảng 228 Công ty, với 34.129 nhân viên ở Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương. Triết lý kinh doanh của tập đoàn Suntory là "Hài hòa với Con người và Thiên nhiên". Tập đoàn Suntory đẩy mạnh các hoạt động của Công ty nhằm đạt được những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao nhất cho khách hàng của mình và góp phần phát triển thành công văn hóa và lối sống cũng như đóng góp vào một môi trường bền vững toàn cầu. Đây cũng là mục tiêu mà Công ty PepsiCo đang hướng tới, nên giải pháp liên doanh với Suntory là quyết định được đánh giá là bước ngoặt. Quyết định này giúp hai bên Suntory và Pepsi cùng được nhiều lợi ích. Về khía cạnh Pepsi, Công ty có thể sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thương hiệu của Suntory như CC Lemon, Olong Tea Plus,… Đây đều là các sản phẩm lâu đời và có uy tín của Suntory trên trường quốc tế, điểm nổi bật của các sản phẩm đế từ Nhật Bản là đặt sức khỏe lên hàng đầu. Đặc biệt là sản phẩm Olong Tea plus được Công ty sản xuất vào tháng 8/2013 mang lại hiệu ứng tích cực từ người tiêu dùng.

Sản phẩm Pepsi có mặt tại Việt Nam cách đây khoảng hai thập niên. Khi bắt đầu tiếp cận vào thị trường Việt Nam, Pepsi đã chọn miền Nam làm căn cứ cho suốt quá trình phân phối sản phẩm. Và hiện nay, có thể nói, Pepsi đã thành công trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đặc biệt là khu vực miền Nam. Trong đó, khu vực Mekong là thành công nhất. Hiện nay văn phòng đại diện PepsiCo ở khu vực Mekong được đặt tại khu công nghiệp Trà Nóc, hay còn gọi là chi nhánh Cần Thơ. Chi nhánh được thành lập vào năm 1997. Chi nhánh bao gồm văn phòng, nhà máy và kho lưu hàng. Từ kho này, hàng sẽ được chuyển đi tất cả các tỉnh khu vực Mekong bao gồm từ Long An đến Cà Mau. Tính đến thời điểm này, số lượng nhân viên trực thuộc chi nhánh là 108 nhân viên (không bao gồm nhân viên kí hợp đồng và các nhân viên qua Công ty thứ 2 như: Bảo vệ, bốc xếp, lái xe nâng,…). Ngoài ra Công ty còn có văn phòng đại diện đặt ở mỗi tỉnh, giúp cho việc quản lí, trao đổi và tư vấn cho khách hành. Tại Cần Thơ là văn phòng đại diện Ter 3. Văn phòng này được thành lập từ năm 1998 với trách nhiệm chính là phân phối hàng khu

vực Cần Thơ. Hiện tại, văn phòng Ter 3 có trên 40 nhân viên nhưng trong đó chỉ có 10 nhân viên chính thức. Bao gồm: 2 TDM (Giám sát vùng), 1 TC (Quản lí văn phòng đại diện), 6 DR (Giám sát bán hàng), 1 SA (Hỗ trợ bán hàng). Ngoài ra còn có 35 DCR (nhân viên bán hàng), các nhân viên sẽ hỗ trợ nhà phân phối trong việc bán hàng và kiểm soát thị trường hàng hóa.

Hình 3.3 Cơ cấu tổ chức Công ty Suntory PepsiCo – Chi nhánh Cần Thơ Từ hình 3.3, ta thấy được mô hình hoạt động của Công ty Suntory Pepsico Cần Thơ. Các chiến lược hoạt động được Tổng Công ty Suntory Pepsico Việt Nam đưa xuống, từ đó chi nhánh có nhiệm vụ chuyển cho giám đốc nhân sự. Từ đây, giám đốc nhân sự sẽ điều phối, phân bố các hoạt động cho các phòng khác thực hiện một cách thống nhất để đạt hiệu quả cao nhất khi thực hiện. Về mặt phân phối hàng hóa và Marketing là nhiệm vụ của phòng Marketing và phòng kinh doanh. Hai phòng này sẽ lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm cũng như lập kế hoạch phân phối hàng cho người tiêu dùng. Cách thức vận hành, phân phối sẽ được đưa xuống phòng điều vận, kho ở Trà Nóc và 9 Ter ở khu vực Mekong. Từ đây, hàng sẽ được phòng điều vận chuyển đi khắp khu vực Mekong đồng thời cũng sẽ chuyển đi cho các Ter cũng như các kho khác của Công ty để trữ hàng, phòng trường hợp khẩn cấp.

Giám đốc Phòng nhân sự

Phòng KA nh

Tổng Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam

Phòng nhân sự Phòng Marketing Phòng kế toán Phòng KA Giám đốc chi nhánh Phòng huấn luyện ần Thơ Phòng kinh doanh Phòng huấn luyện luyện 9 TER Khu vực Mekong Phòng điều vận Kho Trà Nóc

Một phần của tài liệu giải pháp marketing cho sản phẩm nước suối aquafina của công ty suntory pepsico cần thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)