7. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Một số yêu cầu đối với PTDH
Trong quá trình dạy học, để chế tạo, bảo quản, sử dụng các phượng tiện dạy học, người giáo viên cần phải nắm được một số yêu cầu đối với Các phương tiện dạy học. Với mỗi loại phương tiện dạy học sẽ có những yêu cầu riêng nhưng nhìn chung để đánh giá chất lượng của các loại phương tiện dạy học, người ta thường dựa vào các tiêu chí chính: tính khoa học sư phạm, tính trực quan, tính thẩm mỹ, tính khoa học kỹ thuật và tính kinh tế phù hợp với phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.
1.3.4.1. Tính khoa học sư phạm
Phương tiện dạy học phải đảm bảo cho học sinh tiếp thu được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với chương trình học, giúp giáo viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
truyền đạt cho học sinh các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề một cách thuận lợi, làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.
Nội dung và cấu tạo của phương tiện dạy học phải đảm bảo các đặc trưng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm cơ bản. Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu của học sinh.
Các phương tiện dạy học tập hợp thành bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức trong đó mỗi loại trong một bộ phải có vai trò và chỗ đứng riêng. Phương tiện dạy học phải phù hợp với phương pháp dạy học và có tác dụng thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thái tổ chức dạy học tiên tiến.
1.3.4.2. Tính trực quan
Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh phải đủ lớn. Các phương tiện dùng cho cá nhân không chiếm nhiều chỗ trên bàn học. Phương tiện dạy học phải phù hợp với tâm sinh lý của học sinh và giáo viên.
Mầu sắc của phương tiện phải hài hoà, nên gần giống nhau thật. Phương tiện dạy học phải đảm bảo tất cả các yêu cầu của kỹ thuật an toàn và khi sử dụng không được gây độc hại hay nguy hiểm cho thầy và trò.
1.3.4.3. Tính thẩm mỹ
Tỷ lệ giữa các đường nét, hình khối phải cân xứng, hài hoà giống nhờ các công trình nghệ thuật.
Phương tiện dạy học phải làm cho giáo viên và học sinh thích thú khi sử dụng, kích thích tính yêu nghề, yêu môn học.
1.3.4.4. Tính khoa học kỹ thuật
Chất lượng vật liệu dùng để chế tạo phương tiện dạy học phải đảm bảo tuổi thọ cao và độ bền chắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phương tiện dạy học phải thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật.
Phương tiện dạy học phải có kết cấu thuận lợi cho việc bảo quản và chuyên chở.
1.3.4.5. Tính kinh tế
Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải sao cho số Lượng ít, chi phí tài chính nhỏ nhất vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất. Phương tiện dạy học phải bền chắc và chi phí bảo quản thấp. Điều kiện để bảo đảm sử dụng có hiệu quả Các phương tiện dạy học.
Hiệu quả dạy học chính là sự tăng chất lượng, khối lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, phù hợp với yêu cầu của chương trình, ít tiêu hao sức lực của giáo viên và học sinh. Trang bị tốt cho các lớp học là một việc làm có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả học tập. Muốn nâng cao hiệu quả dạy học cần phải trang bị tốt cả về phương tiện dùng trực tiếp để dạy học lẫn phương tiện hỗ trợ, điều khiển cho quá trình dạy học. Nếu chỉ chú trọng đến một loại thì sẽ khập khiễng và đôi khi sẽ dẫn đến kết quả xấu.
Vì vậy, muốn sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học cần phải đảm bảo các điều kiện trình bày dưới đây.