Lý do kiểm chứng

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Lý do kiểm chứng

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn để đề xuất các biện pháp nêu trên song đó mới chỉ là những ý kiến mang tính chủ quan, do đó, cần phải được kiểm chứng trong thực tiễn.

3.3.2. Cách thức triển khai

Gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo và một số nhà giáo tâm huyết của các trường THPT để trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

3.3.3. Kết quả

Bảng 3.1: Bảng điều tra tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp Biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Khả thi Có khó khăn Không khả thi 1 75% 25% 0% 80% 20% 0% 2 64% 36% 0% 69% 31% 0% 3 45% 65% 0% 34% 66% 0% 4 84% 16% 0% 93% 7% 0%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

5 22% 78% 0% 37% 63% 0%

Căn cứ theo tỷ lệ đã được tổng hợp trong bảng trên, chúng ta thấy hầu hết các ý kiến đều thống nhất với các nhóm biện pháp đã nêu ra trong luận văn.

Để khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp, các chuyên gia yêu cầu cần phải thực hiện việc thử nghiệm sư phạm.

Do không đủ thời gian để thực hiện thử nghiệm sư phạm nên chúng tôi chỉ thực hiện kiểm chứng ba trong năm nhóm biện pháp nêu trên trong học kì 2, năm học 2012-2003 tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc

Nhóm biện pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của PTDH với chất lượng giáo dục.

Nhóm biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực sử dụng PTDH cho giáo viên và phụ tá thí nghiêm.

Nhóm biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra đánh giá sử dụng PTDH trong nhà trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Phương tiện dạy học là một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu của quá trình dạy học; nó vừa là nguồn tri thức vừa là phương tiện chứa đựng, chuyển tải thông tin hai chiều, công cụ lao động sư phạm của giáo viên và học sinh.

Sử dụng PTDH một cách hợp lý, khoa học sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu không có PTDH thì không thể có sự đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường theo hướng tích cực.

Thực tế hiện nay, việc quản lý sử dụng PTDH còn một số bất cập sau: Đại đa số các trường trên địa bàn còn thiếu phòng học bộ môn nhất là môn học ngoại ngữ, thiếu phòng thí nghiệm thực hành, thiếu kho chứa thiết bị, việc duy tu, bảo dưỡng, bổ sung PTDH tại các nhà trường còn khó khăn, đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác quản lý PTDH vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ; việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác PTDH chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác quản lý PTDH còn buông lỏng, chưa quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng đến việc sử dụng PTDH và nâng cao chất lượng dạy học.

Nhà trường chưa chủ động về mặt kinh phí để mua sắm trang bị PTDH. Hệ thống PTDH hiện có do từ dự án, từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau nên không đồng bộ,mất cân đối giữa các loại hình, giữa các môn học; điều kiện để bảo quản thiết bị chưa đầy đủ; việc bảo dưỡng tái trang đồ dung dạy học cũng gặp nhiều khó khăn do trình độ của đội ngũ chuyên trách còn nhiều hạn chế;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phương tiện bảo quản, duy tu thiếu nên không đủ khả năng để tái chế, phục hồi lại các loại thiết bị hư hỏng.

Ý thức khai thác, sử dụng PTDH của đa số giáo viên hiện nay còn rất thấp. Một số trường tuy được trang bị phương tiện hiện đại như phòng Lab, phòng thí nghiệm thực hành, phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ chuyên dụng và các phương tiện kĩ thuật hiện đại khác song không duy trì sử dụng thường xuyên hoặc sử dụng nhưng không có hiệu quả. PTDH chưa được sử dụng cao, chưa thực sự gắn bó chặt chẽ với nội dung, chương trình, chưa tạo động lực để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc tự làm đồ dùng dạy học trong các trường chưa được quan tâm đúng mức nên không phát huy được tiềm năng sang tạo PTDH của đội ngũ cán bộ, giáo viên toàn ngành. Đây cũng là một nhược điểm cơ bản trong công tác quản lí PTDH ở các trường THPT trong tỉnh.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và giáo viên về công tác đồ dung dạy học chưa được thực hiện thường xuyên.

Công tác kiểm kê, kiểm tra, đánh giá chất lượng và việc sử dun PTDH của các đơn vị triển khai không thường xuyên, liên tục.

Việc huy động các nguồn vốn để trang bị PTDH không được nhiều chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Chế độ bồi dưỡng khen thưởng cho những cán bộ, giáo viên trong công tác quản lý PTDH chưa được thỏa đáng.

Từ công tác quản lý còn nhiều bất cập trên, để nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trong các trường THPT thì chung tôi cần sử dụng các biện pháp nâng cao nhân thức cho giáo viên, cán bộ công nhân viên về ý nghĩa, vai trò,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiệu quả của sử dụng PTDH trong dạy học; Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực sử dụng PTDH cho giáo viên và phụ tá thí nghiêm; Tăng cường kiểm tra đánh giá sử dụng PTDH trong nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Ban hành quy chế quản lý, quy chế sử dụng PTDH trong hệ thống giáo dục. Cải tiến quy chế, cải tiến quy chế đánh giá và kiểm tra.

2.2. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra chuyên đề công tác quản lý PTDH của các trường. Tổ chức các cuộc thi làm và sử dụng PTDH cho giáo viên và các kỳ thi thí nghiệm thực hành cho học sinh để thúc đẩy phong trào làm và sử dụng PTDH ở các trường và phong trào chung của toàn tỉnh.

Tăng cường tập huấn cho cán bộ công nhiên viên thiết bị thí nghiệm và thư viện về việc quản lý và bảo quản PTDH.

Tăng cường cấp kinh phí đầu tư trang bị PTDH, CSVC để phục vụ tốt cho công tác chuyên môn.

Tiếp tục bổ sung cán bộ chuyên trách về TBDH và thư viện để có thể đáp ứng được hoạt động dạy học.

Tăng cường phân cấp, phân quyền và cơ chế tự chủ hơn cho các nhà trường về đội ngũ cũng như đầu tư CSVC - PTDH.

2.3. Đối với Hiệu trưởng-CBQL các trường THPT

Huy động các nguồn lực để trang bị thêm PTDH cho các nhà trường đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy tính, mạng máy tính, Website của nhà trường.

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các cá nhân, tổ nhóm chuyên môn về hoạt động dạy học sử dụng PTDH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất để cán bộ, giáo viên đi học, đi tham gia các lớp tập huấn về sử dụng và bảo quản PTDH.

Động viên khích lệ giáo viên tham gia làm đồ dùng dạy học tự làm.

2.4. Đối với Hội cha mẹ học sinh

Cần tích cực hỗ trợ nhà trường việc huy động sự đóng góp tài lực, vật lực của các bậc cha mẹ học sinh, của các tổ chức và cá nhân tâm huyết với ngành giáo dục để tăng cường thêm cho việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ thiết thực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục…..

Tóm lại, quản lý giáo dục là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục. Để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục người hiệu trưởng phải đặc biệt quan tâm đến việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Bởi vì cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá tình dạy học, là điều kiện cần thiết, là cơ sở thực hiện những mục tiêu dạy-học và mục tiêu quản lí.

Vì vậy, đề tài cần được tiếp tục nhiên cứu ở bình diện rộng hơn, cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp quản lí giáo dục, các nhà nghiên cứu để có những giải pháp khả thi, vận dụng phù hợp trong nhà trường, góp phần “Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sang tạo; long ham học hỏi. ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống” cho học sinh THPT như mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục giai đoan 2010-2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý GD-ĐT, Hà Nội.

[2] Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội

[3] Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. NXB giáo dục, Hà Nội.

[4] Võ Chấp (1999), Hệ thống PTDH và việc sử dụng ở trường THPT (Tập bài giảng cho học viên cao học), ĐHSP Huế.

[5] Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ lộc, Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, Tập bài giảng cho cáo học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội, 1994/2004

[6] Mai Thành Chung (2003), Đổi mới mẫu cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm phục vụ quá trình đổi mới giáo dục- Đôi điều cần nhìn nhận. [7] Nguyễn Cương (1995), Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH Trung ương Đảng Công Sản Việt Nam khóa VIII, Nxb Chính trị quốc giá, Hà Nội

[9] Trần Quốc Đắc (2011), Sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông.

[10] F.W Taylor, Thuyết quản lý khoa học

[11] Tô Xuân Giáp (1998), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [12] Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dục. Nxb Giáo dục.

[13] Phạm Minh Hạc (1997), Xã hội hoá công tác giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội.

[14] Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[15] Nguyễn Văn Hộ và Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học Đại cương, Nxb Giáo dục

[16] Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế ngữ (1998), Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [17] Đặng Thành Hưng (2003), Quan niệm về hiệu quả trong giáo dục và hiệu

quả sử dụng học liệu, phương tiện, thiết bị giáo dục. Tạp chí phát triển Giáo dục.

[18] H. Fayor, Thuyết tổng quát

[19] Trần Kiều - Vũ trọng Rỹ (2011) Thiết bị dạy học với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, Tạp chí TTKHGD

[20] M. Ikow Dkop, Biện pháp quản lý giáo dục [21] M. Pollett, Thuyết hành vi trong quản lý

[22] Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục Đại học, NXB ĐHQG, Hà Nội.

[23] P. Vkhudo Minxky(1982), Về công tác Hiệu trưởng, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Trung ương Hà Nội.

[24] Nguyễn Trọng Phúc (2001), Phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong dạy học địa lý, NXB ĐHQG, Hà Nội.

[25] Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[26] Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

[27] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị quyết số 40/2000/QH10.

[28] Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

[29] Nguyễn Gia Quý (2002), Lý luận về quản lý giáo dục và quản lý nhà trường (Tập bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục), Huế. [30] Vũ Trọng Rỹ (2004), Quản lý cơ sở vật chất - Đồ dùng dạy học ở nhà

trường phổ thông (Giáo trình dùng cho học viên cao học quản lý giáo dục), Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội.

[31] Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, Kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn và báo cáo tổng kết năm học (Từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2013 - 2014).

[32] Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

[33] UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quyết định số 2497/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

[34] Viện ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội- Đà Nẵng năm 2006

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:

PHIẾU XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC

(Dành cho Ban giám hiệu các trường THPT)

Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý PTDH, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học trong các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về các vấn đề có liên quan đến các công tác quản lý PTDH ở trường đồng chí bằng cách đánh dấu (x) vào ô lựa chọn.

1. Nhân viên phụ trách PTDH của trƣờng hiện nay là:

 Chuyên trách đã được đào tạo về công tác PTDH  Chuyên trách nhưng chưa được đào tạo

 Mỗi phòng bộ môn có một giáo viên thuộc môn đó kiêm nhiệm phụ trách  Mỗi giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng PTDH cho tất cả các môn  Một nhân viên hành chính kiêm nhiệm.

2. Phòng chuyên dùng cho công tác PTDH hiện nay là:

(đánh chéo vào những ô phù hợp).  Có phòng bộ môn riêng cho từng môn học  Có phòng PTDH cho từng môn học

 Có phòng PTDH cho từng nhóm môn học: Lý - KTCN; Hóa-Sinh-KTNN; Văn-Sử-Địa; Ngoại ngữ, Tin …

 Một phòng PTDH cho tất cả các môn

 Chưa có phòng hoạt động riêng cho PTDH.

3. Tình hình trang bị PTDH và dụng cụ bảo quản PTDH hiện nay là:

 đầy đủ  thiếu ít  thiếu nhiều  thiếu rất nhiều b. Về phương tiện bảo quản (tủ, giá, kệ, bàn, đèn, máy hút bụi, quạt…) Tủ:  đầy đủ  thiếu ít  thiếu nhiều  thiếu rất nhiều Giá:  đầy đủ  thiếu ít  thiếu nhiều  thiếu rất nhiều Kệ:  đầy đủ  thiếu ít  thiếu nhiều  thiếu rất nhiều Bàn:  đầy đủ  thiếu ít  thiếu nhiều  thiếu rất nhiều Đèn:  đầy đủ  thiếu ít  thiếu nhiều  thiếu rất nhiều Máy hút bụi: đầy đủ  thiếu ít  thiếu nhiều  thiếu rất nhiều Quạt:  đầy đủ  thiếu ít  thiếu nhiều  thiếu rất nhiều

4. Chất lƣợng và tính đồng bộ của PTDH ở trƣờng đồng chí:

a. Về chất lượng:

 Tốt  Khá  Đạt yêu cầu  Không đạt yêu cầu b. Tính đồng bộ:

 Đồng bộ  Chưa đồng bộ  Không đồng bộ *Lý do không đồng bộ: (đánh chéo vào những ô phù hợp)  Sở giáo dục cấp về chưa đồng bộ

 Nhà trường mua sắm không đầy đủ, đồng bộ

 Do sử dụng hư hỏng nhưng không có kinh phí sửa chữa hoặc mua sắm bổ sung. *Ý kiến khác:

5. Phong trào tự làm PTDH của trƣờng đồng chí hiện nay:

(Tốt: thường xuyên, đủ đáp ứng giảng dạy, Khá: Thường xuyên, chưa đáp ứng tốt giảng dạy; Tạm được: Không thường xuyên, chưa thật sự đạt yêu cầu về chất lượng; Còn yếu: Có làm nhưng mang tính đối phó, chất lượng còn thấp).

 Tốt  Khá  Tạm được  Còn yếu *Lý do còn yếu: (đánh chéo vào những ô phù hợp)

 Nhận thức của giáo viên về vai trò của PTDH và tự làm PTDH còn yếu  Các giáo viên ngại khó, ngại mất thời gian, chưa đầu tư chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ PTDH cho giờ lên lớp.

 Do nhà trường chưa đủ kinh phí hỗ trợ

 Công tác chỉ đạo của ban giám hiệu, của Sở giáo dục - đào tạo về mặt này chưa thật cụ thể.

*Ý kiến khác:

6. Nguồn kinh phí trang bị PTDH trong những năm qua của trƣờng đồng chí: (đánh chéo vào những ô phù hợp).

 Do Sở cấp theo thông tư 30/LB.  Từ quỹ xây dựng của nhà trường  Từ quỹ hội phụ huynh

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)