Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực sử dụng PTDH cho

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 76)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực sử dụng PTDH cho

cho giáo viên và phụ tá thí nghiệm

3.2.2.1. Ý nghĩa

Việc bồi dưỡng, phát triển năng lực sử dụng PTDH cho giáo viên và phụ tá thí nghiệm trình độ sử dụng, tự làm, bảo quản, bảo dưỡng PTDH có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì đội ngũ kiêm nghiệm chủ yếu là giáo viên và nhân viên phụ trách thí nghiệm một phần chưa qua đào tạo, một phần đào tạo có trình độ chuyên môn trái tuyến làm công tác nân trình độ, năng lực còn hạn chế. Do đó việc đào tạo, bồi dưỡng, thường xuyên phát triển năng lực sử dụng PTDH sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng PTDH trong quá trình dạy học.

3.2.2.2. Nội dung

Tổ chức đánh giá giáo viên, nhân viên hàng năm, phân loại để quản lý có hiệu quả;

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và định kỳ nhất là trong thời gian nghỉ hè;

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng các PTDH, Tổ chức các lớp thao giảng sử dụng PTDH, bồi dưỡng và nâng cao trình độ sử dụng, tự làm PTDH cho giáo viên.

Đối với giáo viên chuyên trách cần có sự phân công rõ các công việc, yêu cầu nhân viên chuyên trách thường xuyên nắm bắt kịp thời những quy định, trách nhiệm, chức năng nhiệm vụ của nhân viên từ đó đưa ra các hướng đào tạo, bồi dưỡng hợp lý nhằm phát huy hiệu quả cao.

Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được học tập nâng cao trình độ sau đại học và tham quan học hỏi kinh nghiệm tốt của các đơn vị tiêu biểu trong và ngoài tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tạo điều kiện để giáo viên cốt cán tại các trường tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về sử dụng, tự làm và bảo quản PTDH.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

Để công tác bồi dưỡng có chất lượng, hiệu trưởng phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên bằng các hình thức khác nhau như tổ chức dự giờ, thăm lớp, thao giảng, tổ chức hội thi sử dụng PTDH, tổ chức các hoạt động chuyên môn khác... căn cứ vào đó đánh giá thi đua theo năm học.

Kết hợp với sự đánh giá của các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và qua kết quả giảng dạy để phân loại cán bộ, giáo viên. Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ, giáo viên.

Tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì, tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ thuật sử đụng các phương tiện dạy học.

Hàng năm, nhà trường nên mời một số cán bộ, giáo viên, chuyên viên có năng lực chuyên môn tốt của Sở giáo dục đào tạo, hoặc của các trường bạn trong tỉnh đến đơn vị mình để bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác sử dụng PTDH, cách bồi dưỡng này rất thuận lợi, ít tốn kém nhưng hiệu quả đạt được rất cao.

Để việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ chuyên trách, kiêm nhiệm đạt yêu cầu, cần có sự phân loại kĩ về tuổi tác, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và về yêu cầu cụ thể của từng trường. Đối với cán bộ trẻ, có năng lực thực sự nên cho đi đào tạo dài hạn theo tuyến chuyên môn nâng cao, đối với số cán bộ lớn tuổi nên tạo điều kiện cho họ theo học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để tạm phục vụ trong thời gian trước mắt, đồng thời có kế hoạch họp đồng nhân viên mới, được đào tạo bài bản về thay thế số cán bộ lớn tuổi nhằm tạo nên một đội ngũ cán bộ Phụ trách thí nghiệm có năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mục đích của việc bồi dưỡng là giúp cho giáo viên và cán bộ phục vụ công tác thí nghiệm thực hành nắm chắc kĩ thuật sử dụng PTDH, đặc biệt là các bộ thí nghiệm đồng bộ, đa năng. Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm việc sử dụng và tự làm PTDH trong quá trình giáng dạy. Đây là công việc khó, song không thể buông lỏng, nên hiệu trưởng phải có kế hoạch chỉ đạo công tác này từ đầu năm học, huy động giáo viên có năng lực tham gia nòng cốt, hướng dẫn giáo viên cách viết tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học, tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm, phổ biến những kinh nghiệm tốt, có chế độ khuyến khích những giáo viên làm tốt công tác này, chỉ đạo tốt sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng cho đội ngũ tổ trưởng có năng lực làm việc sáng tạo và đi sâu tổ chức tốt công tác bồi dưỡng các thành viên trong tổ; lựa chọn một số giáo viên có năng lực và tâm huyết soạn bài trên tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng triệt để các phương tiện dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh .

Về việc phân công phân nhiệm và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách: Việc phân công phân nhiệm là khâu có tính chất quyết định trong việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Chú ý đến việc phân cấp quản lí trong nội bộ trường học và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên có liên quan.

Cần bố trí cán bộ hoặc giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm chuyên trách công tác quản lý PTDH. Cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm có nhiệm vụ bảo quản thiết bị, sách vở, tài liệu, giúp đỡ giáo viên chuẩn bị và sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo, các PTDH cần thiết phục vụ cho các tiết học, giúp hiệu trưởng lập kế hoạch mua sắm PTDH và các vật liệu cần thiết khác phục vụ cho hoạt động tự làm PTDH của giáo viên và học sinh. Giới thiệu cho giáo viên những loại PTDH hiện có của trường để mỗi giáo viên có thể lập được kế hoạch tự nghiên cứu và sử dụng chúng. Cần tránh hiện tượng có PTDH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mà không sử dụng. Tất cả giáo viên cần được bồi dưỡng thường xuyên về kĩ thuật sử đụng và phương pháp vận dụng các PTDH vào bài giảng.

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ sử dụng và tự làm PTDH cho giáo viên là một trong những hoạt động chuyên môn mang tính thường xuyên.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và phân công, phân nhiệm một cách khoa học, đúng yêu cầu sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao hịêu quả sử dụng phương tiện dạy học trong các trường THPT hiện nay.

3.2.3. Biện pháp 3: Phối hợp biện pháp hành chính và kinh tế tạo động lực cho các thành viên trong trường nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH

3.2.3.1. Ý nghĩa

Phương pháp hành chính, pháp luật là tổng thể các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lí dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực nhà nước. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này lừ sự cưỡng bức đơn phương của chủ thể quản lí. Quan hệ ở đây là quan hệ giữa quyền uy và phục tùng, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cá nhân và tổ chức. Cấp trên ra lệnh cấp dưới buộc phải chấp hành.

Phương pháp kích thích là tổng thể những tác động đến con người thông qua lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng trí tuệ, tình cảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm hành động vì lợi ích chung của tổ chức.

Nếu phối hợp hai phương pháp này một cách phù hợp trong quá trình quản lí PTDH thì hiệu quả sử dụng PTDH sẽ được nâng cao.

3.2.3.2. Nội dung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu kỹ văn bản như Chiến lược phát triển giáo dục. Luật Giáo dục, Pháp lệnh công chức, Điều lệ trường trung học, Qui chế sử dụng PTDH, Chỉ thị năm học của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Phương hướng nhiệm vụ của ngành giáo dục đào tạo tỉnh và các văn bản hành chính có liên quan đến công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tác PTDH để ra những quyết định quản lí phù hợp nhằm điều chỉnh quá trình trang bị, sử dụng và bảo quản phương tiện dạy học.

Nghiên cứu các hình thức khuyến khích phù hợp trong quá trình quản lí để động viên cán bộ giáo viên tăng cường sử dụng, bảo quản, tự làm PTDH.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

Căn cứ vào các văn bản pháp qui và những yêu cầu về công tác chuyên môn, hiệu trưởng xây dựng các tiêu chí để quản lí trang bị, tái trang bị, sử dụng, tự làm và bảo quản PTDH.

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung, thông qua các hiệu phó giúp việc, lập kế hoạch về xây dựng, trang bị, sử dụng và bảo quản hệ thống PTDH trong phạm vi toàn trường; tổ chức thực hiện kế hoạch và phân công quản lý việc sử dụng, bảo quản PTDH trong nhà trường.

Xây dựng quy chế bảo quản, sử dụng PTDH, quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường.

Phát triển phong trào thi đua, xây dựng tiêu chí thi đua khen thưởng động viên kịp thời, có các biện pháp sử phạt rõ ràng để tạo ra phong chào thi đua sử dụng PTDH một cách hiệu quả nhất.

Hiệu phó nào giúp hiệu trưởng trực tiếp quản lí một loại quá trình giáo dục nào đó thì quản lí luôn cơ sở vật chất với tư cách là một nhân tố của quá trình đó. Nhiệm vụ của các hiệu phó là giúp hiệu trưởng lập kế hoạch về xây dựng, bổ sung, hoàn chính, sửa chữa hệ thông PTDH thuộc bộ phận mình phụ trách theo từng học kì và từng năm học; tổ chức triển khai kế hoạch do hiệu trưởng đề ra, kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng và bảo quản của cán bộ cấp dưới của giáo viên, học sinh.

Mỗi trường có một cán bộ chịu trách nhiệm quản lý các PTDH như phòng thí nghiệm, kho thiết bị, thư viện, phòng bảo tàng, truyền thống.... Cán bộ này phải có hiểu biết nhất định về không gian sư phạm và có khả năng trực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiếp tham gia vào quá trình sư phạm diễn ra trong không gian đó. Ví dụ, phòng bộ môn phải do giáo viên bộ môn quản lí, phòng đoàn, đội do cán bộ chuyên trách đoàn đội quản lí...

Cán bộ chuyên trách phải đảm bảo giờ giấc, đảm bảo cung cấp PTDH đầy đủ theo nhu cầu của giáo viên trước khi lên lớp. Phải xây dựng kế hoạch phục vụ việc mượn, trả PTDH cho giáo viên, kế hoạch duy tu, bảo dưỡng PTDH hàng tuần, hàng tháng và từng học kì.

Nhiệm vụ của cán bộ quản lí này là tổ chức bảo quản các phương tiện như cất giữ, lau chùi, sửa chữa nhỏ, cho mượn và thu hồi; giúp giáo viên và học sinh sử dụng các phương tiện vào quá trình dạy học - giáo dục; theo dõi việc sử dụng; lập kế hoạch xây dựng, trang bị, bổ sung và sửa chữa lớn các phương tiện; báo cáo định kì cho cấp trên.

Trên cơ sở các tiêu chí đã xây dựng, hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra việc thực hiện để có cơ sở đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên từng học kì và cả năm học.

Các tiêu chí trên được xem như là “phần cứng” có tính chất bắt buộc để cán bộ giáo viên phải thực hiện tốt việc sử dụng PTDH.

Mặt khác các PTDH được cấp phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của chương trinh SGK mới, song đó là những đồ dùng được thiết kế chung cho toàn quốc nên có phần chưa phù hợp với một số địa phương và đối tượng học sinh, trong khi đó những PTDH tự làm lại xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của giáo viên nhằm phục vụ cho một đối tượng cụ thể nên thường đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.

Vì vậy, nên phát động mạnh mẽ phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong nhà trường, coi đây là hoạt động mang tính thường xuyên và tự giác gắn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với những chỉ tiêu cụ thể để mọi giáo viên phấn đấu hòan thành trong điều kiện phù hợp.

Tự làm và sử dụng đúng PTDH tự làm lâu nay đã được thừa nhận có ý nghĩa to lớn về giáo dục, giáo dưỡng, kinh tế. Phong trào này đã được duy trì nhiều năm ở hầu hết các trường học. Tuy nhiên, quá trình đổi mới PPDH đòi hỏi công tác này cần phát triển sâu và rộng hơn. Mỗi giờ học theo hướng đổi mới PPDH là thể hiện sự hoạt động đa dạng, phong phú cách tổ chức hoạt động của thầy để mọi học sinh có cơ hội được tham gia vào quá trình học tập. Mỗi giờ học, giáo viên phải nghĩ cách tạo ra PTDH bằng vật liệu dễ tìm, rẻ tiền, phù hợp với điều kiện của nhà trường và của địa phương, giúp cho bài học trở nên phong phú và sinh động, lôi cuốn mọi thành viên đều được tham gia. Do cách hoạt động đó mà giáo viên, học sinh tạo ra được những bộ phiếu học tập, tư liệu học tập, dụng cụ học tập như các loại cây trồng, vật nuôi của địa phương, của từng vùng và cả nước, sản phẩm của sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp lâm nghiệp rất gần gũi với các em.

Vì vậy nghiên cứu, hướng dẫn tập huấn để giáo viên luôn có sáng tạo cho mỗi bài dạy bằng các PTDH tự làm là nội dung cần được quan tâm và phát triển hơn nữa.

Để tạo cơ sở vững chắc, duy trì và phát triển phong trào, ngành GD-ĐT tỉnh cần quan tâm tăng cường qui mô và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng tự làm PTDH cho đội ngũ CBGV toàn ngành. Quan điểm chung là gắn công tác tự làm với công tác sử dụng, bảo quán PTDH trong một chu trình khép kín trong đó, nhân tố giữ vai trò quyết định để nâng cao chất lượng là bồi dưỡng kĩ năng tự làm PTDH.

Khuyến khích bằng hình thức đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách. Đội ngũ cán bộ chuyên trách, giáo viên phụ tá thí nghiệm có vai trò đặc biệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan trọng trong việc bảo quản, bảo trì và triển khai việc sử dụng các PTDH. Hiệu quả của việc sử dụng PTDH phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ này. Tuy nhiên về chế độ thì còn nhiều thiệt thòi vì chưa có chính sách ưu đãi thích đáng nên đội ngũ này còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy mỗi nhà trường cần có sự quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần và tạo điều kiện để đội ngũ này có thu nhập thêm ngoài lương.

Trong quá trình quản lí nếu vận dụng hai phương pháp trên một cách phù hợp vào điều kiện cụ thể của từng trường thì hiệu quả sử dụng PTDH chắc chắn sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 76)