Vị trí, vai trò của PTDH trong quá trình giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.Vị trí, vai trò của PTDH trong quá trình giáo dục

1.3.2.1. Vị trí

Quá trình dạy học là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố, trong đó có Phương tiện dạy học. Là một thành tố của quá trình dạy học, Phương tiện dạy học phải phù hợp với các thành tố khác như mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học... Sự phù hợp này thể hiện ở chỗ Phương tiện dạy học phải là sự vật chất hóa nội dung, phương pháp dạy học.

PTDH có vị trí quan trọng trong mối tương quan với các thành tố khác, hợp thành một chính thể thống nhất, có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo nên mắt xích gắn bó chặt chẽ của quá trình dạy học. Trong tính độc lập của mình, PTDH có tác động đẩy mạnh các yếu tố khác trong tổng thể cấu trúc mô hình dạy học theo hướng tích cực. Bởi vậy, PTDH là nhu cầu, là điều kiện cần thiết của quá trình dạy học. Nó có vị trí xứng đáng không thể thiếu được trong quá trình dạy học nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PTDH phải là thành phần chủ yếu trong công cụ lao động của giáo viên và học sinh, phải là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định năng suất lao động của họ. Đối với học sinh, PTDH là công cụ - mà nhờ đó, trong quá trình học tập, các em hiểu biết thế giới vật chất xung quanh.

1.3.2.2. Vai trò của PTDH

PTDH góp phần nâng cao tính trực quan sinh động của quá trình dạy học, giúp cho học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức, thích ứng nhanh đồng thời biết tự khẳng định mình; giúp giáo viên có phương tiện sử dụng để tổ chức các hình thức giảng dạy hợp lí và học sinh có cơ sở để nhận thức các tri thức khoa học, sự biến đổi của thế giới khách quan thực hiện được những yêu cầu của nội dung chương trình giáo dục; góp phần đẩy mạnh quá trình nhận thức, kích thích hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển trí tuệ, năng lực tự học, phát triển tư duy sáng tạo, tìm tòi vận dụng vào thực tế, giúp học sinh trở thành chủ thể tích cực trong mọi hoạt động, từng bước hình thành nhân cách của người lao động mới; góp phần hợp lí hóa quá trình giảng dạy, giúp giáo viên dành nhiều thời gian công sức vào việc truyền đạt bài học có hiệu quả cao, tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội được những kiến thức mới.

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)