Một số nguyên tắc sử dụng PTDH

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.5. Một số nguyên tắc sử dụng PTDH

PTDH chỉ phát huy hiệu quả khi nói được sử dụng đúng nguyên tắc, đúng phương pháp. Nếu quá lạm dụng hoặc sử dụng PTDH một cách tùy tiện, thiếu khoa học thì không phát huy được hiệu quả mà còn làm cho học sinh căng thẳng, khó tiếp thu bài hơn. Từ lý luận và thực tiễn của các quá trình dạy học, các nhà sư phạm đã tổng kết và nêu lên các nguyên tắc sử dụng sau đây.

1.3.5.1. Sử dụng đúng lúc (thời điểm và trình tự sử dụng)

Sử dụng đúng lúc PTDH có nghĩa là trình bày phương tiện vào lúc cần thiết, lúc học sinh mong muốn nhất được quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sinh lý thuận lợi nhất (mà trước đó giáo viên đã dẫn dắt, gợi mở, nêu vấn đề chuẩn bị), đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến nó.

Cần cân đối và bố trí lịch sử dụng PTDH hợp lý, đúng lúc, thuận lợi trong một ngày, một tuần nhằm tăng hiệu quả sử dụng của chúng.

1.3.5.2. Sử dụng đúng chỗ

Sử dụng PTDH đúng chỗ tức là tìm vị trí để giới thiệu hợp lý nhất, giúp cho mọi học viên có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với phương tiện một cách dễ dàng và rõ.

Đảm bảo các yêu cầu về chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt khác. Đồng thời cũng không ảnh hưởng tới quá trình làm việc, học tập của các lớp khác.

Các phương tiện được lưu giữ, bảo quản và sắp xếp sao cho khi cần lấy ra dễ dàng.

1.3.5.3. Sử dụng đủ cường độ (thời lượng và số lượng phương tiện sử dụng)

Nguyên tắc này chủ yếu đề cập nội dung và phương pháp giảng dạy sao cho thích hợp, vừa với đối tượng học viên.

Nếu kéo dài việc trình diễn PTDH hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một buổi dạy học, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút.

1.3.5.4. Bảo đảm tính hiệu quả

Sử dụng kết hợp nhiều loại PTDH một cách có hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn; các PTDH không mâu thuẫn, loại trừ nhau.

Bảo đảm sự tương tác trong hệ thống dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)