Biện pháp 5: Tăng cường nguồn tài chính từ cấp phát ngân sách và

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường nguồn tài chính từ cấp phát ngân sách và

huy động sự đóng góp của xã hội phục vụ các nhu cầu tái trang bị, hiện đại hóa PTDH

3.2.5.1. Ý nghĩa

Mục tiêu chung nhất của việc tăng cường nguồn tài chính từ cấp phát ngân sách đến việc huy động sự đóng góp của xã hội là góp phần vào sự hoàn thiện hệ thống PTDH trong nhà trường nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động dạy - học, trước mắt là tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học.

3.2.5.2. Nội dung

Để tăng cường nguồn tài chính từ cấp phát ngân sách đến việc huy động sự đóng góp của xã hội một cách có hiệu quả cần phải có sự tác động đồng bộ các biện pháp như tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động sự tham gia của các thành viên và các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng, cơ chế quản lí kiểm tra và đánh giá... nhằm tạo hiệu quả thực chất của công tác này.

Nhấn mạnh vai trò nòng cốt của giáo viên, cán bộ ngành giáo dục - đào tạo, đồng thời đề cao vai trò của người cán bộ cộng đồng: lãnh đạo Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể xã hội trong việc xã hội hóa công tác PTDH.

Nắm vững phương châm xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật là Nhà nước và nhân dân cùng làm, thầy - trò tự lực, đồng thời tranh thủ mọi nguồn hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

Trước hết, phải khẳng định việc huy động sự đóng góp của xã hội vào công tác trang bị PTDH là công việc cộng đồng gắn liền với việc phát triển sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp giáo đục - đào tạo. Tuy nhiên, phải căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương để triển khai nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Vì vậy, cần có những biện pháp tuyên truyền và vận động mọi thành viên, mọi tổ chức đoàn thể xã hội tham gia vào việc tăng cường trang bị PTDH một cách phù hợp.

Xác định đây là một trong những cuộc vận động mang tính tự giác, tự nguyện. Do đó, cần có kế hoạch, có tổ chức và được thúc đẩy bằng cơ chế phù hợp, có sự động viên kịp thời. Trong đó, việc tạo ra được một quá trình phối hợp hoạt động liên ngành, liên tổ chức đoàn thể mà nòng cốt là hội phụ huynh học sinh và nhà trường là điều đảm bảo thành công của công tác xã hội hóa PTDH.

Có thể triển khai theo các bước sau:

Bước 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sự nghiệp GDĐT trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Làm cho toàn thể thành viên cộng đồng thấy được vai trò, vị trí không thể thiếu được của PTDH trong quá trình dạy học, coi PTDH là điều kiện để thực hiện quá trình dạy học một cách có hiệu quả và trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Chính giáo dục sẽ đem lại lợi ích cho từng người, từng gia đình và cộng đồng. Mọi người điều được hưởng thành quả của GDĐT và ngược lại mọi người đều phải có trách nhiệm đối với giáo dục nói chung và công tác PTDH nói riêng...

Đây là giai đoạn không thể bỏ qua và được thực hiện chủ yếu thông qua biện pháp tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau.

Bước 2: Huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực...) trong cộng đồng và xã hội cho công tác PTDH sao cho hoạt động này lúc đầu là thụ động và dần dần trở thành chủ động, tự giác và thường xuyên. Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Nó vừa là động lực vừa là mục tiêu của quá trình huy động toàn xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hội tham gia vào công tác PTDH, kết qủa của nó sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường.

Cần vận động hội phụ huynh làm nòng cốt trong việc động viên khuyến khích trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức xã hội, tất cả các thành viên của cộng đồng chăm lo cho giáo dục nói chung và công tác PTDH nói riêng.

Vận động cộng đồng tham gia vào việc xác định hiện trạng trang bị, điều kiện đảm bảo và sử dụng PTDH của các trường học trên địa bàn. Những số liệu thu được là cơ sở để xác định mục tiêu cũng như mức độ cần đạt của quá trình vận động. Đặc biệt thông qua hoạt động này mọi người thấy rõ tính cần thiết và cấp bách của xã hội hóa công tác PTDH trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo con em họ.

Vận động cộng đồng tham gia vào việc sưu tầm các mẫu phương tiện dạy học, đóng góp công sức bằng chính tay nghề vốn có của mình để làm nên những PTDH bằng những chất liệu hiện có của địa phương, góp phần làm phong phú kho tàng phương tiện dạy học của nhà trường.

Việc cân đối nguồn ngân sách được giao cũng như các nguồn tiết kiệm khác để đầu tư thêm cho việc mua sắm PTDH ngoài kinh phí ngân sách là rất cần thiết. Các nhà quản lí nên ưu tiên sử dụng một phần kinh phí của đơn vị để mua sắm thêm những trang phương tiện dạy học nhằm từng bước hiện đại hóa PTDH trong nhà trường.

Bước 3: Tổng kết, đánh giá quá trình huy động sự đóng góp của xã hội với công tác PTDH, rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho kì tiếp theo.

Đây là một trong những khâu có tính chất quyết định đến kết quả của các cuộc vận động sau. Do đó, không nên xem nhẹ hoặc triển khai một cách qua loa, đại khái.

Sau mỗi đợt huy động, cần có sự tổng kết, đánh giá một cách nghiêm túc, trong đó chú trọng đến việc công khai các khoản đóng góp của mỗi cá nhân và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tập thể cho công tác thiết bị, tất cả mọi sự đóng góp cần được ghi lưu trong các sổ vàng nhằm làm tư liệu tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ mai sau.

Công khai số PTDH đã được mua sắm từ nguồn huy động của xã hội để cho tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh biết.

Ngoài ra, nếu có thể đánh giá được, các nhà trường nên nêu hiệu quả từ việc huy động sự đóng góp của xã hội để mua sắm PTDH đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đây là một trong những điều mà xã hội rất quan tâm, vì vậy, các nhà quản lí cần đặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)