Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra đánh giá sử dụng PTDH trong nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.4.Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra đánh giá sử dụng PTDH trong nhà trường

3.2.4.1. Ý nghĩa

Việc kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quản lý giáo dục. Có thể nói kiểm tra đánh giá việc quản lý sử dụng PTDH trong nhà trường là biện pháp hữu hiệu nhất để đánh giá mức độ thành công hay không. Nếu các hoạt động không kiểm tra, đánh giá việc quản lý sử dụng PTDH không có hiệu quả. Do đó cũng như các hoạt động quản lý giáo dục khác, việc thực hiện các biện pháp kiểm tra là không thể thiếu trong quản lý sử dụng PTDH.

Kiểm tra giúp động viên khen thưởng chính xác những giáo viên, nhân viên có thành tích trong việc sử dụng PTDH trong giảng dạy.

Kiểm tra là “ Mối quan hệ ngược” trong chu trình quản lý do đó điều quan trọng hơn là hình thành nguyên lý tự kiểm tra cho mỗi giáo viên, nhân viên tạo khả năng cho mỗi người có thể tự đánh giá xem xét và tự điều chỉnh để hoàn thành công việc mình phụ trách.

3.2.4.2. Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kiểm tra việc sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy học trước hết phải xác định được chuẩn kiểm tra, đo lường việc thực thi các nhiệm vụ (thành tích đạt được) so sách sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực, đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng PTDH của từng giáo viên trong tổ.

Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên như: Chuẩn bị bài giảng của giáo viên, giảng bài trên lớp của giáo viên có sử dụng PTDH hay không sử dụng.

Kiểm tra hồ sơ, sổ sách đã quy định như: Giáo án, sổ điểm cá nhân, sổ dự giờ sổ báo giảng, sổ tự bồi dưỡng và sổ mượn, trả thiết bị dạy học, kiểm tra công tác bảo quản, bảo dưỡng của nhân viên phụ trách thiết bị thí nghiệm qua đó đánh giá tình hình sử dụng, mức độ sử dụng, hiệu quả đạt được.

Kiểm tra thực hiện quy chế, quy định sử dụng PTDH của nhà trường Kiểm tra việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống PTDH đã được trang bị.

Dự giờ để kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, việc sử dụng PTDH theo những tiêu chuẩn quy định. Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá.

Dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh những sai lệch của giáo viên, nhân viên giúp cho họ đi theo đúng những mục tiêu đề ra.

Qua kiểm tra, đánh giá rà soát được đội ngũ quản lý PTDH có thể nắm được những hạn chế chuyên môn từng người từ đó có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, phân công quản lý sử dụng cơ sở vật chất phù hợp.

Đánh giá thực trạng tình hình trạng phương tiện dạy học của nhà trường và tình hình sử dụng phương tiện dạy học trên cơ sở đối chiếu với các yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phân tích, đánh giá nguồn lực hiện có và triển vọng trong tương lai phục vụ cho việc sử dụng hệ thống PTDH.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

Cần định lượng hóa các nội dung kiểm tra xác định phương pháp kiểm tra cho phù hợp với thực tiễn, phải xây dựng được các tiêu chí đánh giá, các hình thức đánh giá có sự thống nhất công khai trong quá trình kiểm tra.

Để thực hiện tốt và đồng bộ biện pháp trên, để phát huy hiệu quả việc quản lý và sử dụng PTDH, hiệu trưởng cần nhận thức cao độ về quản lý sử dụng PTDH trong quá trình dạy học từ đó phải xây đựng kế hoạch kiểm tra đánh giá trong quá trình quản lí. Ra quyết định thành lập tổ thanh tra, kiểm tra do hiệu trưởng hoặc ủy quyền hiệu phó làm trưởng ban và các đồng chí là tổ trưởng các tổ chuyên môn làm ủy viên.

Hàng tháng Ban thanh tra có trách nhiệm thanh tra toàn diện, thanh tra việc giảng dạy và thanh tra việc quản lý và sử dụng PTDH theo kế hoạch và theo thanh tra đột xuất. Ban thanh tra có nhiệm vụ thanh tra, giám sát, phát hiện lập các biên bản đề xuất, kiến nghị phương án giải quyết để báo cáo lên hiệu trưởng. Việc thanh tra còn giúp cho hiệu trưởng trong việc giám sát, đôn đốc các thành viên, nhóm thành viên thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình.

Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của ban thanh tra từ đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý việc thưởng phạt của các tổ, nhóm chuyên môn, các cá nhân khi sai phạm, đồng thời báo cáo lên Sở xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.

Kiểm tra, đánh giá vừa là để đo đạc sản phẩm đầu ra, vừa là động lực định hướng cho hoạt động dạy học. Nó vừa là công cụ để kiểm tra, đánh giá phương pháp học của học sinh, vừa là công cụ để kiểm tra, đánh giá phương pháp dạy của giáo viên, về giá trị quản lí, kiểm tra, đánh giá được xem như là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công cụ điều khiển, tự điều khiển của cá người quản lí, người được quản lí và học sinh. Kiểm tra, đánh giá là một khâu nhất thiết phái có trong công tác quản lí PTDH với 3 chức năng cơ bản là đánh giá, phát hiện và điều chỉnh.

Kiểm tra về việc mua sắm, trang bị PTDH, hiệu trưởng cũng cần có sự kiểm tra, đánh giá, xem xét các yếu tố cần thiết trước khi mua sắm. Công việc cụ thể là kiểm tra số trang PTDH hiện có, đối chiếu với nhu cầu thực tế để biết cần phải mua sắm loại PTDH nào là thiết thực, xem xét nơi cung ứng sản phẩm, xem xét nguồn kinh phí hiện có. Khi mua sắm về, cũng cần thành lập hội đồng kiểm tra, nghiệm thu một cách nghiêm túc. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng mua sắm ồ ạt nhưng hiệu quả sử dụng kém, gây lãng phí trong đầu tư.

Trong quá trình sử dụng PTDH, hiệu trưởng phải thường xuyên thực hiện khâu kiểm tra, đánh giá mức độ sử dụng, bảo quản trang thiết bị.

Kiểm tra, đánh giá cán bộ giáo viên và học sinh mượn sách tham khảo, sử dụng PTDH trên cơ sở căn cứ vào sổ mượn sách của thư viện, sổ mượn PTDH và dự giờ của giáo viên.

Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo dưỡng và kiểm kê PTDH theo định kì, quản lí sổ sách có liên quan.

Qua kiểm tra, theo dõi kịp thời tình hình sử dụng PTDH trong các giờ dạy bộ môn, rút kinh nghiệm và trao đổi kinh nghiệm sử đụng PTDH trong giáo viên, tuyên dương, khen thưởng những bộ phận và cá nhân có thành tích về trang bị, bảo quản, tự làm, sử dụng PTDH, đồng thời phát hiện và ngăn chặn những tiêu cực, lãng phí.

Kiểm tra, đôn đốc cán bộ giáo viên tham gia hoạt động tự làm đồ dùng dạy học, bảo quản các PTDH, khi kiểm tra, cần chú ý đến những điều kiện cụ thể của từng giáo viên trong việc tự làm đồ dùng dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kiểm tra để có biện pháp nhằm khích lệ, động viên giáo viên, học sinh có năng lực và tâm huyết chế tạo và sử dụng PTDH ở các trường học.

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 83)