7. Cấu trúc của luận văn
1.3.6. Hiệu quả, Hiệu quả sử dụng PTDH
1.3.6.1. Hiệu quả
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển, 1996): Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Quan niệm này cho thấy, hiệu quả là một khái niệm luôn gắn liền với một việc làm, một hoạt động nhất định, nói đến hiệu quả là nói đến kết quả mang lại của một việc làm, một hoạt động so với yêu cầu nêu ra.
1.3.6.2. Hiệu quả sử dụng PTDH
Dựa vào định nghĩa khái niệm hiệu quả ở trên có thể nêu ra định nghĩa khái niệm hiệu quả sử dụng PTDH như sau:
Hiệu quả sử dụng PTDH là kết quả việc sử dụng PTDH mang lại so với yêu cầu đặt ra đối với việc sử dụng thiết bị dạy học.
Để xác định hiệu quả sử dụng PTDH thì trước hết phải xác định các yêu cầu đối với sử dụng PTDH trong quá tình dạy học.
Trong quá trình dạy học, học sinh tiến hành nhận thức thế giới dưới sự điều khiển của giáo viên và nhờ các thiết bị dạy học. PTDH là công cụ lao động sư phạm của giáo viên và học sinh. Sử dụng PTDH trong quá trình dạy học phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Sử dụng PTDH phải đảm bảo cung cấp cho học sinh thông tin về các hiện tượng và đối tượng nghiên cứu đầy đủ và chính xác, làm cho học sinh hiểu dâu và nắm chắc kiến thức, tránh chủ nghĩa hình thức trong kiến thức của học sinh.
Sử dụng PTDH phải đảm bảo nâng cao tính trực quan của dạy học, mở rộng khả năng tiếp cận các đối tượng, hiện tượng.
Sử dụng PTDH phải đảm bảo kích thích hứng thú học tập ở học sinh, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của học sinh .
Sử dụng PTDH phải đảm bảo nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu học tập của học sinh.
Sử dụng PTDH phải đảm bảo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, tạo điều kiện để học sinh hoạt động tự lực chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Vậy hiệu quả sử dụng PTDH là kết quả đáp ứng 5 yêu cầu trên của việc sử dụng PTDH trong quá trình dạy học.
Hiệu quả sử dụng PTDH phụ thuộc 2 yếu tố:
- Thứ nhất là, chất lượng của phương tiện dạy học; - Thứ hai, là việc sử dụng của giáo viên.
Trong 2 yếu tố, yếu tố thứ nhất là điều kiện cần, yếu tố thứ hai là quyết định. Muốn đạt được hiệu quả cần thiết thì trước hết PTDH được sử dụng phải đạt yêu cầu về chất lượng. Do đó, đánh giá hiệu quả sử dụng PTDH chỉ đặt ra đối với những PTDH đạt yêu cầu về chất lượng.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng PTDH của giáo viên
1, Giáo viên có thường xuyên sử dụng PTDH trong quá trình dạy học hay không
2, Mức độ thành thạo trong việc sử dụng PTDH (kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học).
3, Mức độ đáp ứng 5 yêu cầu của việc sử dụng thiết bị dạy học:
Sử dụng PTDH đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về các đối tượng nghiên cứu; khai thác hết thông tin chứa đựng trong thiết bị dạy học.
Qua sử dụng PTDH nâng cao tính trực quan của dạy học, mở rộng khả năng của học sinh tiếp cận các đối tượng nghiên cứu.
Sử dụng PTDH sao cho kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Sử dụng PTDH sao cho tiết kiệm thời gian thuyết trình, giảng giải, tăng nhịp độ nghiên cứu tài liệu.
Sử dụng PTDH gắn liền với thực hiện phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện để học sinh hoạt động tự lực chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng.
Để đánh giá theo tiêu chí 1, Hiệu trưởng có thể dựa các minh chứng thể hiện ở sổ theo dõi mượn, trả trung học phổ thông, báo cáo tổ chuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
môn, sổ ghi chép dự giờ. Đánh giá theo hai tiêu chí 2 và 3, Hiệu trưởng dựa vào những gì quan sát được qua dự giờ lên lớp của giáo viên và qua việc kiểm tra ngắn (dưới hình thức trắc nghiệm chẳng hạn) kết quả học tập của học sinh sau tiết học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết luận chƣơng 1
Qua nghiên cứu trên cho thấy, quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng trong các hoạt động của con người. Quản lý một tổ chức với tư cách là một hệ thống xã hội vừa là khoa học vừa là nghệ thuật tác động vào hệ thống những phương pháp thích hợp nhất nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Quản lý hoạt động dạy học là hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục đã đề ra. Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý hoạt động dạy học. Vì vậy nội dung của quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy học.
Trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học người Hiệu trưởng, giáo viên phải hiểu rõ các vấn đề lý luận nói chung, cơ sở vật chất nói riêng. Trên cơ sở đó mới có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH.
Những cơ sở lý luận được trình bày ở chương 1 sẽ định hướng cho phần khảo sát thực trạng quản lý nâng cao hiệu sử dụng PTDH ở trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VỀ PTDH VÀ QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG PTDH CỦA HIỆU TRƢỞNG Ở TRƢỜNG THPT TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Vài nét về kinh tế - xã hội và giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950, trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Năm 1968, Vĩnh Phúc sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Từ 01/01/1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.371km2, dân số gần 1.3 triệu người.
Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã đạt được những thành tựu lớn trong phát triển KTXH với đặc trưng là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông đa dạng rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá và thu hút đầu tư để phát triển KTXH. Trong những năm qua, nhờ có định hướng phát triển đúng đắn và các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế, kinh tế của tỉnh phát triển mạnh và luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao. Thu ngân sách hiện nay xếp thứ 8 trên cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp xếp thứ 7 cả nước. Từ năm 2005 trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và chỉ số phát triển con người (HDI) của Vĩnh Phúc luôn xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu của cả nước. Về văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Những đặc điểm KTXH của tỉnh đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Sự tăng trưởng về kinh tế, cải thiện về đời sống vật chất của nhân dân trong những năm qua đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển GD&ĐT, y tế, văn hóa, thể thao và thực hiện các chính sách xã hội. Giáo dục Vĩnh Phúc đạt được nhiều kết quả trên cả 3 mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.1.2. Khái quát về giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.2.1. Quy mô mạng lưới trường lớp trên địa bàn tỉnh
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 563 cơ sở giáo dục đào tạo, trong đó có: 181 trường Mầm non (172 trường công lập, 9 trường tư thục), 174 trường Tiểu học, 147 trường THCS, 39 trường THPT (38 trường công lập, 1 trường tư thục), 7 Trung tâm GDTX&DN cấp huyện, 01Trung tâm GDTX tỉnh, 14 trường chuyên nghiệp (03 trường Đại học, 04 trường Cao đẳng, 07 trường TCCN; trường do tỉnh quản lý: 01 trường Đại học, 02 trường Cao đẳng, 05 trường TCCN).
Sở Giáo dục và Đào tạo có 52 đơn vị giáo dục, đào tạo trực thuộc gồm : 38 Trường Trung học phổ thông (THPT), 02 trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú (THCSDTNT), trường mầm non Hoa hồng tỉnh, 07 Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề (TTGDTX&DN) cấp huyện, Trung tâm GDTX tỉnh, 02 trường cao đẳng và 01 trường trung cấp chuyên nghiệp.
2.1.2.2. Khái quát chung về thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị trường học
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự hợp tác hướng dẫn của các sở, ban, ngành có liên quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước ... cùng sự nỗ lực của các đơn vị trực thuộc sở GD&ĐT, công tác tổ chức triển khai đầu tư mua sắm trang thiết bị trường học thuộc ngành GD&ĐT được thực hiện theo qui định của nhà nước, theo phân cấp của tỉnh và chỉ đạo của cấp trên.Trang thiết bị dạy học tại các nhà trường được đầu tư tăng dần qua các năm, từng bước đảm bảo có đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT, dần tiếp cận với trang thiết bị dạy học tiên tiến hiện đại.
Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH về đổi mới chương trình sách giáo khoa Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh trang bị thiết bị dạy học cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trường học đủ thiết bị theo danh mục tiết bị tối thiểu của Bộ GD&ĐT quy định. Hàng năm các trường học bổ sung thiết bị, hóa chất, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị từ kinh phí chi thường xuyên của trường.
Phòng học tin học, máy tính, máy chiếu được trang bị cho các trường theo chủ trương phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ và đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường. Đến nay 100% các trường THCS, THPT có phòng học tin học để học sinh học môn tin học có thể thực hành ngay trên máy, hầu hết các trường đều có máy chiếu phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên, công tác giảng dạy trong nhà trường . Đối với cấp tiểu học thì môn tin học là môn tự chọn nên chỉ có một số trường có phòng tin học cho học sinh tiếp cận với môn học này.
Thiết bị phòng học bộ môn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ trang bị cho các trường đã có nhà lớp học bộ môn, danh mục thiết bị theo quy định của Bộ GD&ĐT. Số trường đã có phòng học bộ môn chiếm tỷ lệ chưa cao, khối THPT đạt khoảng 40%.
Thiết bị phòng học ngoại ngữ được trang bị từ năm 2012 thực hiện đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 theo Quyết định 1400/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Số phòng học ngoại ngữ đã trang bị chưa được nhiều, toàn tỉnh mới có 3 phòng cấp tiểu học, 22 phòng cấp THCS, dự kiến năm 2014 sẽ trang bị tiếp 13 phòng cấp THCS và 7 phòng cấp THPT.
Năm 2012, 2013 bắt đầu thí điểm đưa thiết bị màn hình dạy học đa năng vào 6 trường THPT nhằm tạo điều kiện cho giáo viên dần tiếp cận với trang thiết bị giáo dục hiện đại. Tuy nhiên việc sử dụng thiết bị này của các giáo viên chưa quen, một số giáo viên chưa tiếp cận được với việc sử dụng thiết bị trong quá trình giảng dạy, cần có sự quyết tâm cao của giáo viên, lãnh đạo các nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trường và sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp quản lý giáo dục trong tiếp cận sử dụng thiết bị hiện đại.
2.2. Thực trạng hệ thống phƣơng tiện dạy học và việc quản lý sử dụng trong các trƣờng THPT tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1. Khái quát về điều tra khảo sát thực tế
2.2.1.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng PTDH ở các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc, thực trạng PTDH và hiệu quả sử dụng chúng, công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH ở các trường THPT, để đánh giá đúng tình hình sử dụng PTDH và công tác quản lý PTDH trong trường THPT, tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan: Ban giám hiệu, giáo viên, Nhân viên thiết bị để tìm ra biện pháp quản lý việc bảo quản và sử dụng PTDH cho phù hợp với từng nhà trường.
2.2.1.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng PTDH ở các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc: + Tình hình trang bị PTDH;
+ Thực trạng về chất lượng của các PTDH
- Thực trạng về quản lý PTDH ở các trường THPT tỉnh Vĩnh phúc: + Thực trạng nhận thức về vai trò của công tác quản lý PTDH; + Thực trạng quản lý việc xây dựng, trang bị và mua sắm PTDH; + Nhận thức về những khó khăn trong quản lý PTDH của hiệu trưởng; + Nhận thức về những khó khăn trong việc sử dụng PTDH của giáo viên + Thực trạng quản lý việc sử dụng PTDH
+ Thực trạng quản lý việc bảo quản PTDH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên Thiết bị thí nghiệm ở 16 trường THPT của 8 huyện, thị, thành trong tỉnh Vĩnh Phúc trong đó mỗi huyện, thị thành lấy 02 trường (01 trường tiêu biểu; 01 trường ngẫu nhiên); trong đó BGH 32 trong đó 01 Hiệu trưởng, 01 Phó hiệu trưởng phụ trách trực tiếp cơ sở vật chất - Phương tiện dạy học; Giáo viên 96; Nhân viên thiết bị, thí nghiệm 16, ngoài ra còn lấy số liệu từ các phòng/ban sở để đánh giá chính xác nhất sử dụng PTDH.
2.2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát
Phương pháp khảo sát: Căn cứ vào số liệu thực tế ngành cấp PTDH cho các Trường, để khảo sát được kết quả chính xác, đúng thực tế thì phải thu tập được thông tin trong thực tiễn về quá trình quản lý các hoạt động dạy học, quản lý PTDH trong các trường THPT thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, trao đổi với các đối tượng.
2.2.2. Kết quả khảo sát
2.2.2.1. Thực trạng về PTDH ở các trường THPT
Để tìm hiểu đúng thực trạng quản lý PTDH trong trường THPT thì trên cơ sở tìm hiểu và xin ý kiến của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên Phụ trách thí nghiệm ở các trường THPT trong tỉnh với 2 nội dung sau: Tình hình trang bị Phương tiện dạy học; Thực trạng về chất lượng PTDH.
a. Tình hình trang bị PTDH ở các trường THPT
Qua số liệu thống kê thông qua phỏng vấn trực tiếp nhân viên thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhân viên thư viện tại 16 Trường THPT về mức độ trang bị Cơ sở vật chất (phòng đọc sách, bàn, ghế, tủ, giá sách); Tài liệu (SGK, SBT, SGV, STK, CMNV, Báo, tạp chí, tài liệu khác); Phương tiện dạy học thông dụng (Casestte, tăng âm loa đài, Micro, tivi, đầu đĩa, máy tính, máy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chiếu đa năng, PTDH âm thanh đa năng, tranh tương tác, Băng, đĩa, thẻ luyên tập, bộ thẻ các nhân vật,bộ thẻ chữ băng đĩa,); và các PTDH thí nghiệm được thể hiện theo bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1: Tình hình trang bị PTDH ở thƣ viện, phòng học bộ môn và phòng thí nghiệm các trƣờng THPT tỉnh Vĩnh Phúc Đối tƣợng đánh giá Tổng số nhân viên Loại phƣơng tiện Mức độ đánh giá (tỷ lệ %)
Đầy đủ Thiếu ít Thiếu nhiều Thiếu rất nhiều SL TL SL TL SL TL SL TL Nhân viên phụ trách thư viện, thí nghiệm 16 CSVC 8 50,0 6 35,5 2 12,5 0 0 Tài liệu 14 87,5 2 12,5 0 0 0 0 Phương tiện dạy học thông dụng 8 50,0 7 43,8 1 6,2 0 0 Thiết bị thí nghiệm 6 75,0 4 25,0 4 25,0 0 0 Thông qua bảng đáng giá của nhân viên phụ trách thư viên, thiết bị thí nghiệm ta thấy việc trang bị cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị thí nghiệm và