Khái quát về giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Khái quát về giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.2.1. Quy mô mạng lưới trường lớp trên địa bàn tỉnh

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 563 cơ sở giáo dục đào tạo, trong đó có: 181 trường Mầm non (172 trường công lập, 9 trường tư thục), 174 trường Tiểu học, 147 trường THCS, 39 trường THPT (38 trường công lập, 1 trường tư thục), 7 Trung tâm GDTX&DN cấp huyện, 01Trung tâm GDTX tỉnh, 14 trường chuyên nghiệp (03 trường Đại học, 04 trường Cao đẳng, 07 trường TCCN; trường do tỉnh quản lý: 01 trường Đại học, 02 trường Cao đẳng, 05 trường TCCN).

Sở Giáo dục và Đào tạo có 52 đơn vị giáo dục, đào tạo trực thuộc gồm : 38 Trường Trung học phổ thông (THPT), 02 trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú (THCSDTNT), trường mầm non Hoa hồng tỉnh, 07 Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề (TTGDTX&DN) cấp huyện, Trung tâm GDTX tỉnh, 02 trường cao đẳng và 01 trường trung cấp chuyên nghiệp.

2.1.2.2. Khái quát chung về thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị trường học

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự hợp tác hướng dẫn của các sở, ban, ngành có liên quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước ... cùng sự nỗ lực của các đơn vị trực thuộc sở GD&ĐT, công tác tổ chức triển khai đầu tư mua sắm trang thiết bị trường học thuộc ngành GD&ĐT được thực hiện theo qui định của nhà nước, theo phân cấp của tỉnh và chỉ đạo của cấp trên.Trang thiết bị dạy học tại các nhà trường được đầu tư tăng dần qua các năm, từng bước đảm bảo có đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT, dần tiếp cận với trang thiết bị dạy học tiên tiến hiện đại.

Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH về đổi mới chương trình sách giáo khoa Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh trang bị thiết bị dạy học cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trường học đủ thiết bị theo danh mục tiết bị tối thiểu của Bộ GD&ĐT quy định. Hàng năm các trường học bổ sung thiết bị, hóa chất, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị từ kinh phí chi thường xuyên của trường.

Phòng học tin học, máy tính, máy chiếu được trang bị cho các trường theo chủ trương phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ và đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường. Đến nay 100% các trường THCS, THPT có phòng học tin học để học sinh học môn tin học có thể thực hành ngay trên máy, hầu hết các trường đều có máy chiếu phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên, công tác giảng dạy trong nhà trường . Đối với cấp tiểu học thì môn tin học là môn tự chọn nên chỉ có một số trường có phòng tin học cho học sinh tiếp cận với môn học này.

Thiết bị phòng học bộ môn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ trang bị cho các trường đã có nhà lớp học bộ môn, danh mục thiết bị theo quy định của Bộ GD&ĐT. Số trường đã có phòng học bộ môn chiếm tỷ lệ chưa cao, khối THPT đạt khoảng 40%.

Thiết bị phòng học ngoại ngữ được trang bị từ năm 2012 thực hiện đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 theo Quyết định 1400/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Số phòng học ngoại ngữ đã trang bị chưa được nhiều, toàn tỉnh mới có 3 phòng cấp tiểu học, 22 phòng cấp THCS, dự kiến năm 2014 sẽ trang bị tiếp 13 phòng cấp THCS và 7 phòng cấp THPT.

Năm 2012, 2013 bắt đầu thí điểm đưa thiết bị màn hình dạy học đa năng vào 6 trường THPT nhằm tạo điều kiện cho giáo viên dần tiếp cận với trang thiết bị giáo dục hiện đại. Tuy nhiên việc sử dụng thiết bị này của các giáo viên chưa quen, một số giáo viên chưa tiếp cận được với việc sử dụng thiết bị trong quá trình giảng dạy, cần có sự quyết tâm cao của giáo viên, lãnh đạo các nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trường và sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp quản lý giáo dục trong tiếp cận sử dụng thiết bị hiện đại.

2.2. Thực trạng hệ thống phƣơng tiện dạy học và việc quản lý sử dụng trong các trƣờng THPT tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Khái quát về điều tra khảo sát thực tế

2.2.1.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng PTDH ở các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc, thực trạng PTDH và hiệu quả sử dụng chúng, công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH ở các trường THPT, để đánh giá đúng tình hình sử dụng PTDH và công tác quản lý PTDH trong trường THPT, tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan: Ban giám hiệu, giáo viên, Nhân viên thiết bị để tìm ra biện pháp quản lý việc bảo quản và sử dụng PTDH cho phù hợp với từng nhà trường.

2.2.1.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng PTDH ở các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc: + Tình hình trang bị PTDH;

+ Thực trạng về chất lượng của các PTDH

- Thực trạng về quản lý PTDH ở các trường THPT tỉnh Vĩnh phúc: + Thực trạng nhận thức về vai trò của công tác quản lý PTDH; + Thực trạng quản lý việc xây dựng, trang bị và mua sắm PTDH; + Nhận thức về những khó khăn trong quản lý PTDH của hiệu trưởng; + Nhận thức về những khó khăn trong việc sử dụng PTDH của giáo viên + Thực trạng quản lý việc sử dụng PTDH

+ Thực trạng quản lý việc bảo quản PTDH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên Thiết bị thí nghiệm ở 16 trường THPT của 8 huyện, thị, thành trong tỉnh Vĩnh Phúc trong đó mỗi huyện, thị thành lấy 02 trường (01 trường tiêu biểu; 01 trường ngẫu nhiên); trong đó BGH 32 trong đó 01 Hiệu trưởng, 01 Phó hiệu trưởng phụ trách trực tiếp cơ sở vật chất - Phương tiện dạy học; Giáo viên 96; Nhân viên thiết bị, thí nghiệm 16, ngoài ra còn lấy số liệu từ các phòng/ban sở để đánh giá chính xác nhất sử dụng PTDH.

2.2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát

Phương pháp khảo sát: Căn cứ vào số liệu thực tế ngành cấp PTDH cho các Trường, để khảo sát được kết quả chính xác, đúng thực tế thì phải thu tập được thông tin trong thực tiễn về quá trình quản lý các hoạt động dạy học, quản lý PTDH trong các trường THPT thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, trao đổi với các đối tượng.

2.2.2. Kết quả khảo sát

2.2.2.1. Thực trạng về PTDH ở các trường THPT

Để tìm hiểu đúng thực trạng quản lý PTDH trong trường THPT thì trên cơ sở tìm hiểu và xin ý kiến của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên Phụ trách thí nghiệm ở các trường THPT trong tỉnh với 2 nội dung sau: Tình hình trang bị Phương tiện dạy học; Thực trạng về chất lượng PTDH.

a. Tình hình trang bị PTDH ở các trường THPT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua số liệu thống kê thông qua phỏng vấn trực tiếp nhân viên thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhân viên thư viện tại 16 Trường THPT về mức độ trang bị Cơ sở vật chất (phòng đọc sách, bàn, ghế, tủ, giá sách); Tài liệu (SGK, SBT, SGV, STK, CMNV, Báo, tạp chí, tài liệu khác); Phương tiện dạy học thông dụng (Casestte, tăng âm loa đài, Micro, tivi, đầu đĩa, máy tính, máy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chiếu đa năng, PTDH âm thanh đa năng, tranh tương tác, Băng, đĩa, thẻ luyên tập, bộ thẻ các nhân vật,bộ thẻ chữ băng đĩa,); và các PTDH thí nghiệm được thể hiện theo bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1: Tình hình trang bị PTDH ở thƣ viện, phòng học bộ môn và phòng thí nghiệm các trƣờng THPT tỉnh Vĩnh Phúc Đối tƣợng đánh giá Tổng số nhân viên Loại phƣơng tiện Mức độ đánh giá (tỷ lệ %)

Đầy đủ Thiếu ít Thiếu nhiều Thiếu rất nhiều SL TL SL TL SL TL SL TL Nhân viên phụ trách thư viện, thí nghiệm 16 CSVC 8 50,0 6 35,5 2 12,5 0 0 Tài liệu 14 87,5 2 12,5 0 0 0 0 Phương tiện dạy học thông dụng 8 50,0 7 43,8 1 6,2 0 0 Thiết bị thí nghiệm 6 75,0 4 25,0 4 25,0 0 0 Thông qua bảng đáng giá của nhân viên phụ trách thư viên, thiết bị thí nghiệm ta thấy việc trang bị cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị thí nghiệm và phương tiện dạy học thông dụng được trang bị ở các thư viện và các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm là tương đối đầy đủ và đáp ứng được các yêu cầu sử dụng cho các nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để đánh giá khách quan chúng tôi phỏng vấn trực tiếp BGH, GV, và nhân viên phụ trách thiết bị thí nghiệm - đồ dung dạy học được bảng 2.2 dưới đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 2.2: Tình hình trang bị PTDH ở trƣờng THPT Đối tƣợng đánh giá Tổng số Mức độ đánh giá (tỷ lệ %) Đầy đủ Thiếu ít Thiếu

nhiều

Thiếu rất nhiều SL TL SL TL SL TL SL TL

Ban giám hiệu 32 8 25,0 19 59,4 5 15,6 0 0

Giáo viên 96 8 8,3 75 78,1 13 13,5 0 0

Nhân viên PT Thí nghiệm 16 6 37,5 8 50,0 2 12,5 0 0

Qua kết quả cho thấy tại các trường THPT trong tỉnh được trang bị PTDH tương đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình SGK đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho việc dạy và học. Tuy nhiên một số PTDH kém chất lượng đã bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng của giáo viên nên một số bộ môn học PTDH không đáp ứng được yêu cầu của giáo viên nhất là chất lượng một số thiết bị thí nghiệm khi làm thí nghiệm cho thấy các kết quả không đúng như thực tế để tìm hiểu về chất lượng PTDH chúng ta tìm hiểu qua sự đánh giá sau.

b. Thực trạng về chất lượng của các PTDH

Thực trạng chất lượng PTDH của các trường được chúng tôi khảo sát và đánh giá thông qua Bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.3: Thực trang về chất lƣợng của các PTDH

Đối tƣợng đánh giá

Mức độ đánh giá (tỷ lệ %)

Tốt Khá Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu SL TL SL TL SL TL 0 0

Ban giám hiệu 6/32 18,75 18/32 56,3 6/32 18,75 2/32 6,2

Giáo viên 12/96 12,5 61/96 63,5 13/96 13,6 10/96 10,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thông qua kết quả khảo sát ta thấy chất lượng của các PTDH ở các trường hiện nay đạt yêu cầu hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu của giáo viên khi sử dụng.Tuy nhiên một số PTDH hiện nay do dự án cấp đã bị hỏng và không sử dụng được hoặc cho ra kết quả sai với thực tế.

Thực tế cho thấy các PTDH được trang bị hầu như không đồng bộ do một số các nguyên nhân như nhiều hãng cung cấp, nhiều chủng loại và chất lượng không được đảm bảo do đó không phát huy được hết tính năng sử dụng.

Kết quả khảo sát về vấn đề này được thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4: Đánh giá về sự đồng bộ của các PTDH

Đối tƣợng đánh giá

Mức độ đánh giá (tỷ lệ %)

Đồng bộ Chƣa đồng bộ Không đồng bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SL TL SL TL SL TL

Ban giám hiệu 2/32 6,3 26/32 81,2 4/32 12,5

Giáo viên 5/96 5,2 69/96 71,9 22/96 22,9

Nhân viên PT thí nghiệm 2/16 12,5 10/16 62,5 4/16 25,0 Kết quả khảo sát cho thấy các PTDH được trang bị hầu như không đồng bộ do một số các nguyên nhân như nhiều nguồn cung cấp nên các hãng hàng hóa khác nhau, nhiều chủng loại khác nhau dẫn đến chất lượng không được đồng đều và đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định do đó không phát huy được hết tính năng sử dụng.

Qua số liệu thực tế cho thấy phần lớn PTDH chưa đồng bộ. Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao PTDH chưa đồng bộ ở các trường qua sự đánh giá của ban giám hiệu, nhân viên phụ trách PTDH và giáo viên sử dụng trực tiếp chúng tôi thu được kết quả dưới đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 2.5: Các lý do PTDH chƣa đồng bộ Đối tƣợng đánh giá Mức độ đánh giá (tỷ lệ %) BGH Giáo viên VNPT thí nhiệm SL TL SL TL SL TL Dự án BộGD&ĐT cấp 22/32 68,8 86/96 89,6 12/16 75,0 Sở GD&ĐT cấp 18/32 56,3 75/96 78,1 10/16 62,5 Nhà trường mua sắm 4/32 12,5 37/96 38,5 5/16 31,3 PTDH hư hỏng trong quá

trình sử dụng nhưng không có kinh phí sửa chữa

18/32 56,3 51/96 53,1 8/16 50,0

Có thể thấy PTDH được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều hãng khác nhau, do đó mỗi khi làm thí nghiệm cho ra các kết quả khác nhau, độ chính xác không cao, một số PTDH khi sử dụng do những năm trước đây chưa có phòng học bộ môn riêng phải vận chuyển lên lớp học do đó bị hỏng và thiếu nhiều nhưng nhà trường chưa quan tâm sửa chữa và bổ sung kịp thời.

2.2.2.2. Thực trạng về công tác quản lý PTDH của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Vĩnh phúc

Thực trạng về công tác quản lý PTDH của hiệu trưởng được khảo sát trên cơ sở ý kiến đánh giá của hiệu trưởng, các giáo viên, nhân viên Phụ trách thí nghiệm về các mặt: thực trạng nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý PTDH, thực trạng về công tác quản lý việc xây dựng, trang bị và mua sắm PTDH, thực trạng quản lý việc tổ chức sử dụng và bảo quản PTDH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

a. Nhận thức về vai trò của công tác quản lý PTDH

Tìm hiểu nhận thức của hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên Phụ trách thí nghiệm ở các trường về vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý PTDH của hiệu trưởng, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các đối tượng đều đánh giá 02 mức độ: quan trọng và rất quan trọng. Điều đó chứng tỏ các hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên Phụ trách thư viên, thí nghiệm đã nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý PTDH đối với việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Tuy nhiên, còn có giáo viên, nhân viên cho rằng công tác quản lý PTDH là bình thường và coi nhẹ.

b. Nhận thức quản lý việc xây dựng, trang bị, mua sắm PTDH

Mặc dù những năm gần đây việc mua sắm trang bị PTDH là do nhà trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng các trường chưa chủ động xây dựng kế hoạch quản lý việc xây dựng, trang bị, mua sắm PTDH do nguồn kinh phí sở cấp cho các nhà trường còn hạn hẹp đầu tư dàn trải, dẫn đến tình trạng hầu hết các trường không xây dựng kế haochj, mua săm cụ thể mà thường bị động do đó việc đầu tư không được đồng bộ. Một số cán bộ quản lý còn chưa nắm rõ về chất lượng, hiệu quả của PTDH do đó dẫn đến việc ít quan tâm đến hệ thống, còn buông lỏng quản lý, coi nhẹ đến công tác quản lý PTDH và coi việc quản lý PTDH là của nhân viên phụ thiết bị, thí nghiệm.

c. Thực trạng quản lý việc xây dựng, trang bị và mua sắm PTDH

Thông qua số liệu thống kê của Sở GD&ĐT và trao đổi trực tiếp với các Hiệu trưởng hàng năm các trường đều được phân bổ ngân sách để xây dựng, trang bị và mua sắm PTDH. Trong những năm trở lại đây việc đầu tư Xây dựng, mở rộng đất đai trường học, xây dựng nhà rèn luyện thể chất, quan tâm đầu tư quy hoạch sân chơi bãi tập phù hợp với khuôn viên nhà trường, đặc biệt việc đầu tư PTDH hết sức được quan tâm và tổ chức mua sắm PTDH đúng chủng loại, chất lượng được đảm bảo theo đúng yêu cầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả đạt được đến năm học 2013-2014 hầu hết các trường đã có

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong trường THPT trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)