Mỗi nhà văn khi cầm bút, bao giờ cũng có mục đích muốn nhắn nhủ hay truyền lại cho độc giả những tư tưởng, thông điệp nào đó về cuộc đời, về con người. Khi ý tưởng mang tính qui luật, vĩ mô và mang tầm nhân loại thì được xem là triết lí. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là nhà văn phải gởi gắm làm sao cho khéo léo, nếu không muốn rơi vào những lí thuyết giáo điều, khiên cưỡng. Andersen đã làm được điều đó, ông đã đem đến cho thế hệ người đọc của mình những triết lí nhẹ nhàng mà thâm trầm, sâu sắc. Người đọc không cảm thấy mệt mỏi vì bị giáo huấn, nhưng vẫn thấy hay, thấy lôi cuốn vì những kinh nghiệm quí báu có được từ thế giới nhân vật của ông.
Các nhân vật của ông có khi phát biểu trực tiếp những câu nói có tính chất triết lí của mình, chúng tôi có thể thống kê lại một số trường hợp như sau :
Tên truyện Câu triết lí
Nữ chúa tuyết Tất cả mọi vật trên đời này đều không được sắp đặt hợp lí cho từng con chó cũng như cho từng con người. Không phải người nào trong chúng ta sinh ra ở trên đời cũng để được uống sữa ngon và được người ta bế lên mà nâng niu.
Nói cho cùng, chẳng ai có thể vắt vẻo trên cao đến nỗi không thể đụng đến được. Chỉ cần biết leo, và cho dù có phải leo dốc dựng đứng đến đâu cũng không bao giờ ngã, miễn là đừng có tin rằng mình sẽ ngã.
Chỉ cần người ta không sợ ngã thì chẳng ngã được.
Một mảnh lá của trời Chẳng chê mà cũng chẳng khen, đó là cách ứng xử khôn ngoan nhất khi con người ta ngu đần.
Chuyện cây hoa gai Trên đời này, không mấy khi người ta được đặt đúng chỗ của mình. Đồng silinh bạc Trên đời này, người ta không
được đánh giá theo chân giá trị, mà chỉ do ý kiến của mọi người về ta thôi.
Kiên tâm chờ đợi thì cuối cùng bao giờ cũng vẫn được người ta đánh giá đúng với cái giá trị thực tế của mình.
Con trai người gác cổng Người ta chẳng bao giờ nhìn xa quá ngưỡng.
Khi người ta làm việc thì thời gian trôi đi nhanh chóng. Ai cũng có thời gian như nhau, nhưng không phải ai cũng sử dụng thời gian tốt như nhau, mà cũng chẳng ai lợi dụng thời gian như nhau cả.
Cuộc đời lúc thì là bi kịch, lúc thì là hài kịch. Trong tấn bi kịch thì xảy ra chết chóc, trong tấn hài kịch thì người ta lấy nhau.
Bên gốc liễu Vả chăng, con người ta cũng thế thôi, nhìn vào mặt trái thì chẳng có gì là tốt.
làm những việc khó trên đời, miễn là chúng ta có nghị lực và lòng dũng cảm.
Trên thế gian này, mỗi người có một con đường.
Thiên tinh Trên đời này, cái gì tốt đẹp thường chóng qua đi
Đôi giày hạnh phúc Trên đời này có nhiều điều phải dè dặt trong lời nói
Trường hợp này cũng giống như những trường hợp khác thường gặp trên đời, chính những đầu óc chật hẹp lại thường chiếm ưu thế.
Nàng tiên cá Không phải những gì lấp lánh đều là vàng.
Mọi thứ đều đặt đúng chỗ Tính siêng năng và lòng chính trực là những người giúp việc tốt.
Nơi nào đã có hạnh phúc, thì những sự thay đổi chỉ mang thêm hạnh phúc đến mà thôi.
Trong thành có ma trơi Chẳng thể có con đường mòn nếu không có người qua lại.
Những câu văn mang đậm tính triết lí được đan xen, kết hợp với nhau, tác giả khi đang kể chuyện đã làm như vô tình đưa thêm vào, và nhờ đó chúng ta có được một tập hợp những câu danh ngôn như là những kinh nghiệm sống quí giá ở đời.
Bên cạnh đó, Andersen còn thông qua những nhân vật mà thể hiện những triết lí ngầm ẩn của mình. Ông không phơi bày bằng cách cho nhân vật phát biểu trực tiếp nữa, mà ông muốn người đọc phải tự suy ngẫm, và tùy từng lứa tuổi mà người đọc có độ cảm nhận nông sâu khác nhau.
Thông qua những câu chuyện về đề tài tình yêu, qua các nhân vật của mình, Andersen đã gởi gắm những triết lí sâu sắc về tình yêu đến cho người đọc. Câu chuyện « Nàng tiên cá » nhấn mạnh yêu chính là sự hi sinh cao cả cho người mình yêu. Truyện « Ip và Critxtin » lại là bức thông điệp bản chất của tình yêu chính là sự san sẻ, bao dung, nhân hậu và cao thượng. « Bên gốc liễu » ngầm chứa một kinh nghiệm quí báu cho tất cả những ai đang bước vào con đường yêu đó là :những mối tình câm thì không bao giời có kết thúc tốt đẹp, yêu là dũng cảm thổ lộ tâm tình với người mà mình thật sự yêu. « Nữ chúa tuyết » là một câu chuyện buồn, nhưng qua đó người đọc có thể thấy rằng, khi người ta thực sự yêu nhau thì mọi sự ngăn cách đều không có ý nghĩa gì cả, ngay đến cái chết cũng chỉ chia lìa được thân xác mà thôi, còn tâm hồn thì đã hòa quyện, gắn bó không gì ngăn cách nổi.
Bên cạnh những triết lí về tình yêu, Andersen còn để cho các nhân vật của mình tự suy ngẫm về hạnh phúc thực sự ở đời. Câu chuyện về cây thông là một ví dụ. Cây thông non sống trong rừng sâu luôn muốn được lớn lên, được ra khỏi rừng, được đi đây đó khắp nơi. Và cuối cùng nó cũng hoàn thành tâm nguyện khi được đem về làm cây trang trí cho dịp Giáng sinh. Cây thông sung sướng hồi hộp biết bao khi được trang trí thật đẹp mắt trước bao người chiêm ngưỡng. Nhưng ngày vui chóng tàn, cuối cùng cây thông đã trải qua những ngày tháng buồn bã nhất của đời mình trên gác xép trước khi bị đem ra làm củi đốt. Cây thông đã bỏ qua những ngày tháng tươi đẹp nhất nơi rừng sâu mà không hề hay biết. Chúng ta cũng vậy thôi, mải mê với những mộng ảo, có khi chúng ta không nhận ra hạnh phúc đích thực lại ở ngay bên cạnh. Câu chuyện « Đôi giày hạnh phúc » lại đem đến một triết lí khác. Nàng tiên trên trời đem xuống tặng cho người trần một đôi giày hạnh phúc của thần may rủi, ai có được nó thì sẽ ước gì được nấy. Các nhân vật sau khi có được đôi giày đều đã thử trải qua cuộc sống mà họ từng ao ước, thế nhưng cuối cùng họ đều nhận ra không gì sung sướng bằng cuộc sống hiện tại của chính họ. Hạnh phúc không phải có được do sự may rủi ở đời, mà hạnh phúc chỉ đến bằng sự cố gắng xây đắp và kiếm tìm nó. Tuy nhiên không cần phải tìm ở đâu xa xôi, mà đôi khi nó hiện hữu ngay bên cạnh ta. Chỉ cần ta biết chấp nhận và bằng lòng với hiện tại, thì đó chính là hạnh phúc. Triết lí này được bổ sung rõ ràng hơn trong câu chuyện « Thiên đường ». Có một hoàng tử luôn
mơ tưởng đến thiên đường vì cho rằng đó là nơi sung sướng hạnh phúc nhất, và chàng đã từ bỏ tất cả để đi tìm thiên đường. Nhưng kết quả là chàng đã tìm thấy thiên đường ngay trên mặt đất này chứ không phải ở một cõi siêu hình nào khác. Tất cả những triết lí này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra được. Truyện kể của Andersen chính vì vậy không còn đơn thuần là câu chuyện phiếm cho độc giả nhỏ tuổi mà trở thành cuốn đắc nhân tâm cho bất kì người lớn nào.
Là một nhà văn, Andersen cũng đã gởi gắm qua các nhân vật của mình những triết lí về văn chương nghệ thuật sâu sắc. « Một nhà thơ lớn phải trải qua một cơn đau răng khủng khiếp, một nhà thơ nhỏ chỉ trải qua một cơn đau răng thường ». Qua câu nói trong truyện « Bà cô nhức răng », tác giả muốn nhấn mạnh đến quá trình lao động và sáng tạo của một nghệ sĩ chân chính. Không ai có thể thành công khi không có sự khổ luyện. Ngoài tài năng vốn có, sự khổ luyện, nhà văn còn phải có một vốn hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, khả năng tưởng tượng phong phú để tái hiện cuộc sống. Andersen đã khuyên một độc giả nhỏ tuổi rằng « cháu tả nhà cháu, người ta tưởng như trông thấy trước mắt vậy ».
Qua những triết lí về tình yêu, hạnh phúc, văn chương của Andersen, chúng ta thấy rằng đây chính là một yếu tố quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu về thế giới nhân vật của ông. Chính điều này đã làm cho truyện kể của ông thêm sâu sắc và thấm sâu trong lòng mọi bạn đọc.
Từ sự kế thừa nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện cổ tích dân gian, Andersen đã đem đến cho người đọc những hình tượng nhân vật với những hành động, những ước mơ đậm chất cổ tích…Thế giới kì ảo mà tươi đẹp ấy đã và luôn luôn sẽ là người bạn dồng hành với tất cả những ai yêu mến cái đẹp, cái thiện, những ai biết vị tha, những ai nhân hậu trên cuộc đời này. Không những thế, ông còn có sự sáng tạo của riêng mình khi xây dựng nên những nhân vật của cuộc sống hiện đại với tâm lí tính cách phức tạp, đậm chất suy tư. Bởi lẽ đời vốn không chỉ có mộng mơ và niềm vui, mà còn đó cả nỗi buồn, sự bất hạnh…Andersen đã có những đứa con tinh thần hoàn toàn của riêng mình, dù tên gọi ấy, số phận ấy có thể gặp ở bất cứ một truyện nào khác, nhưng ngoại hình, nội tâm, tính cách của nhân vật thì không thể trộn
lẫn. Đó là tài năng, cá tính sáng tạo của Andersen, để ông trở thành người kể chuyện thiên tài, không chỉ của đất nước Đan Mạch, mà trên toàn thế giới.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về Andersen, về những câu chuyện kể đầy chân thực, sinh động của ông, điều đó đã là niềm say mê của biết bao người qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang chức năng giải trí đơn thuần, tác phẩm của Andersen đem đến cho người đọc đúng những gì họ kì vọng : thưởng thức, khám phá, sáng tạo, và xem đó như là kim chỉ nam cho cuộc sống. Có được điều đó chính là nhờ vào những câu chuyện với nội dung phong phú, những triết lí sống sâu sắc, nghệ thuật thể hiện tài tình, điêu luyện. Tất cả tạo nên tài năng của Andersen, khiến cho tên tuổi của ông trở thành vị trí duy nhất, không ai có thể nhầm lẫn. Trên mảnh đất mà ông đã dành cả cuộc đời mình để chăm bón, vun trồng, hoa thơm quả ngọt đã lần lượt trĩu cành, để dâng tặng cho tất cả mọi người.
1.Văn đàn đã từng ghi nhận rất nhiều tên tuổi các nhà văn với những câu chuyện thần tiên dành cho lứa tuổi thơ, đó không phải là những câu chuyện cổ tích dân gian, mà là truyện thần tiên với tác giả cụ thể, mang đậm dấu ấn sáng tác riêng của từng người. Chúng ta có thể kể đến Charles Perrault của Pháp, anh em nhà Grimm của Đức, hay một số các tác giả dù nổi tiếng ở lĩnh vực thơ và tiểu thuyết hiện đại nhưng vẫn dành tâm huyết cho lứa tuổi nhỏ như Tônxtôi, Puskin…Riêng ở lãnh thổ Việt Nam, không thể không nhắc đến nhà sưu tầm Nguyễn Đổng Chi, bằng sự tìm tòi và sáng tạo của mình, ông đã có bộ « Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam » đồ sộ, là bộ bách khoa về kiến thức, kinh nghiệm sống, bài học đối nhân xử thế…cho nhiều thế hệ người đọc. Ngoài ra còn có một số nhà văn như Tô Hoài, Phạm Hổ, Nguyễn Huy Tưởng…những con người đã nói dùm cho trẻ thơ tiếng nói hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo qua nhiều câu chuyện cổ. Điểm qua nhiều nhà văn với những câu chuyện cổ tích như thế để chúng ta nhấn mạnh đến nét đặc sắc riêng không hề trộn lẫn của Andersen. Ông được mọi người gọi là nhà kể chuyện cổ tích thiên tài vì những câu chuyện đậm màu sắc lung linh huyền thoại, với mở đầu bằng « ngày xửa ngày xưa » và những kết thúc có hậu, với những nhân vật vua chúa, hoàng tử, công chúa, bà tiên, mụ phù thủy…, ông còn đem đến cho người đọc, nhất là lứa tuổi thơ niềm tin bất diệt vào cái Thiện, vào sự chiến thắng của lòng tốt, của niềm tin. Thế nhưng không chỉ dừng lại ở đó, ông còn nói lên được cả những điều rất đời thường,
ẩn sau lớp vỏ cổ tích, huyền thoại. Trẻ thơ say mê ông, người lớn thích thú khi tìm thấy bản thân mình qua từng câu chuyện tưởng chừng như vô thưởng vô phạt, không nhằm vào ai cả. Bởi lẽ cái triết lí sâu sắc lại được ông ngầm ẩn dưới những điều rất bình thường. Ông ca ngợi con người, ông đồng cảm với ước mơ và khát vọng của họ, ông trân trọng tin tưởng nơi họ, có khi ông thẳng tay phê phán, châm biếm, nhưng tất cả đều vì tình yêu thương bất diệt của ông dành cho con người. Vì vậy mà ông đã được là bạn đồng hành của tất cả cộng đồng người trên quả đất này. Và cũng chính vì vậy mà người đọc gặp khó khăn trong việc xác định hình thái nghệ thuật truyện kể cuả ông, từ nhiều cách gọi khác nhau thì khái niệm thích hợp hơn cả là « truyện kể Andersen ». Để có được tài năng ấy, hẳn tâm hồn Andersen đã được hun đúc nên từ rất nhiều yếu tố: đó là quê hương Đan Mạch với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp thơ mộng và cũng lắm thử thách nguy hiểm, là vùng quê nơi ông sinh ra và lớn lên với nghề chạm trỗ những tác phẩm đồ gỗ nổi tiếng, những điều đó đã góp phần tạo nên trí tưởng tượng phong phú dồi dào cho một cậu bé nhiều mơ mộng và là một nhà văn vĩ đại của muôn đời. Bên cạnh đó hoàn cảnh gia đình và nguồn gốc xuất thân cũng đem đến nhiều mặc cảm lớn cho nhà văn, dù bố mẹ và những người xung quanh đã đem đến cho ông những nguồn thi liệu quí giá cho sự nghiệp sáng tác. Thế nhưng không phải mặc cảm để buông xuôi và đầu hàng số phận, Andersen đã đem đến niềm an ủi cho rất nhiều con người bất hạnh, nghèo khổ trên thế giới một niềm tin bất diệt vào cuộc đời, rằng họ có thể vươn lên, vượt qua tăm tối, chỉ cần có sức mạnh và niềm tin, bởi lẽ cuộc đời luôn công bằng với tất cả mỗi con người, dù họ là ai.
2. Andersen đã thông qua thế giới nhân vật của mình mà nêu lên những quan niệm nghệ thuật về con người. Con người đối với ông không phải thuộc thế giới thần tiên nào cả, mà là con người của xã hội với mọi sự đa dạng và phức tạp của nó. Con người vốn là chủ thế sinh động của cuộc sống. Là một người sáng tạo nghệ thuật và dành hết tâm huyết cuộc đời mình cho nghệ thuật, Andersen nhấn mạnh nghệ thuật đích thực phải gắn liền với cuộc sống, không gì có thể gọi là nghệ thuật nếu nó nằm ngoài cuộc sống, nếu nó không vì con người mà lên tiếng. Andersen đã hiểu được những ước mơ, khát vọng cháy bỏng của con người, ông đã đưa họ vượt qua bao vất vả, khó khăn của cuộc sống thường nhật để vươn đến một chân trời mới tốt đẹp hơn,
ông nhấn mạnh quà tặng tươi đẹp nhất, quí giá nhất của cuộc sống này chính là con người. Và điều đặc biệt, đối với ông, con người dù nhỏ bé, yếu đuối trước thiên nhiên, nhưng họ luôn luôn có đủ sức mạnh để chiến thắng, để vượt qua mọi thử thách trước thiên nhiên. Thế nhưng điều ông mong mỏi không phải là những cuộc chiến, là sự đấu tranh, mà đó là sự vị tha, nhân hậu trong cuộc sống với đồng loại, hòa hợp với thiên nhiên, vì chỉ có như vậy con người mới trở nên cao đẹp và đạt đến ánh sáng của chân lí. Ông còn đề cao phần Chân, Thiện, Mĩ trong mỗi con người. Ông ca ngợi cái