Nhân vật hành động theo mạch cốt truyện

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật truyện kể andersen (Trang 59)

điểm này không ngẫu nhiên và cũng không hề thứ yếu. Trong chừng mực nhất định nó xác lập toàn bộ thi pháp của cổ tích » .[13, 81]. Trong cổ tích, nhân vật không hề suy tính cho những hành động của mình mà tùy thuộc vào một yếu tố ngẫu nhiên nào đó anh ta bỗng gặp người sẽ giúp đỡ anh, đó thực chất là sự sắp đặt của cốt truyện. Trong nhiều truyện cổ tích, nhiều cái ngẫu nhiên cũng có thể lí giải được bằng tính chất này. Chẳng hạn như trong truyện cổ tích nổi tiếng « Tấm Cám » của Việt Nam, tại sao khi hóa thành quả thị, thì quả thị lại rơi vào « bị » của bà lão hàng nước, và tại sao hoàng tử lại vào một hàng nước nghèo nơi cô Tấm đang được bà lão cưu mang mà không vào chỗ khác ? Hay chính Perrault trong câu chuyện « Cô bé quàng khăn đỏ » của mình cũng đã đặt ra những yếu tố ngẫu nhiên như vậy, cô bé nhất định phải dừng lại hái hoa, nhất định phải bị hãm hại thì cuối cùng bác thợ săn tốt bụng mới có thể tiêu diệt được con sói già gian ác. Người viết không phải muốn nhấn mạnh sự ngây ngô của nhân vật, mà cố tình sắp đặt như vậy để tạo diễn biến cho câu chuyện. Grimm cũng đã từng có những mưu toan sắp đặt như vậy qua các câu chuyện của mình. Cô bé Lọ Lem không xuất hiện để hoàng tử nhận ra liền, mà cô phải biến mất giữa buổi tiệc, điều đó mới tạo ra cớ để hoàng tử đi tìm, để mụ dì ghẻ độc ác và hai cô con gái âm mưu đóng thế vai và bị trừng trị. Điều tưởng chừng ngẫu nhiên đối với nhân vật nhưng lại chính là ý đồ của cốt truyện, của tác giả.

Các nhân vật cổ tích thường có một số nét nhân cách nhất định và hành động nhằm tập trung thể hiện nét nhân cách đó. Chính vì vậy mà tác giả dân gian không chú trọng đến việc miêu tả cụ thể nhân vật đó như thế nào, có những diễn biến nội tâm ra sao, mà chỉ tập trung miêu tả những hành động theo mạch cốt truyện định sẵn.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật truyện kể andersen (Trang 59)