6. Bố cục của luận văn
2.1 Giới thuyết khái niệm
2.1.1 Huyền thoại
Thuật ngữ “huyền thoại” ngay từ khi xuất hiện (hay bắt đầu được quan tâm) đã không ngừng hấp dẫn các nhà lý luận bởi tính đa nghĩa và phức tạp trong nội hàm khái niệm của nó. Thông thường, khi đề cập đến những vấn đề liên quan đến huyền thoại như tìm hiểu khuynh hướng “huyền thoại hóa” trong văn học, phê bình huyền thoại hay thi pháp huyền thoại, các nhà nghiên cứu thường tập trung làm sáng rõ khái niệm huyền thoại. Tùy vào mục đích nghiên cứu, mỗi trường phái lại đưa ra những định nghĩa khác nhau về huyền thoại. Cho nên, vấn đề giới thuyết khái niệm trung tâm “huyền thoại” đã gây nên nhiều ý kiến tranh luận trong giới khoa học. Vì vậy, cho đến nay, thuật ngữ này vẫn chưa đi đến một “mô hình” thống nhất về cách định nghĩa.
Với tâm thế của người kế thừa những thành quả khoa học đi trước và lần đầu tiên bước trên con đường đi về với huyền thoại, chúng tôi xin nêu ra một số ý kiến của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều trường phái, lĩnh vực có liên quan đến vấn đề định nghĩa huyền thoại. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ chọn lọc những luận điểm phù hợp với cách hiểu huyền thoại được triển khai trong đề tài để giới thuyết khái niệm đồng thời làm rõ nội dung huyền thoại mà công trình hướng đến.
Trước hết, theo nghĩa từ nguyên, thuật ngữ “huyền thoại” vốn bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là “muthos”. “Muthos” được hiểu là “ lời, lời nói, câu chuyện, là truyền thuyết, truyền thoại” [77,tr.3]. Nhưng hiểu sâu hơn thì “muthos” có nghĩa “là những lời nói (thoại) mơ hồ, tối nghĩa (huyền) cần phải giải mã mới tìm được ẩn ý [7,tr.380]. “Muthos” tương đương với “myth” trong tiếng Anh, “mythe” trong tiếng Pháp, “mif”trong tiếng Nga và “huyền thoại” trong tiếng Việt.
Theo nghĩa gốc, huyền thoại được hiểu là những câu chuyện thần thánh hoang đường, không có thật, mang tính chất ảo tưởng. Các từ điển uy tín trên thế giới đã đưa ra các định nghĩa về huyền thoại theo nghĩa ban đầu này: “huyền thoại
là cái gì không có thực” hoặc “là những chuyện tích thuộc thời khuyết sử” (Từ điển Littré); huyền thoại chỉ là “một câu chuyện hoang đường” (Từ điển Larousse); huyền thoại là “những câu chuyện hoang đường, huyễn hoặc, nguồn gốc dân gian” (Từ điển Lalande) [23,tr.105 – 106,]. Hay “huyền thoại là một truyện hoang đường tự kể” (Từ điển thuật ngữ văn học của P.Aron, D.Saint Jacques, A.Viala); huyền thoại là “truyện hoang đường truyền từ đời nọ qua đời kia, trái với truyền thuyết có tầm hạn hẹp (nó gắn với một địa điểm chẳng hạn) huyền thoại có khuynh hướng mang ý nghĩa phổ quát (vũ trụ, siêu hình hoặc nhân loại) (Từ vựng các thuật ngữ văn học của M.Jarrety) [7,tr.382].
Trải qua thời gian, với sự tham gia của nhiều trường phái nghiên cứu cùng các lý thuyết và hướng tiếp cận khác nhau, khái niệm huyền thoại ngày càng được mở rộng đường biên đồng thời được soi chiếu ở nhiều khía cạnh. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều cách giải thích về định nghĩa huyền thoại. Tất cả chủ yếu dựa trên cơ sở về mối quan hệ đa dạng giữa huyền thoại với nghệ thuật, văn học, tôn giáo, tâm lý, ngôn ngữ, triết học. Nhà nghiên cứu người Nga M.I Shakhnovic nhận định có khoảng 500 định nghĩa về huyền thoại tùy góc độ tiếp cận và tiêu chuẩn đánh giá. Sau đây, chúng tôi sẽ nêu ra cách lý giải huyền thoại của một số trường phái nghiên cứu.
Karl Marx và F.Engels giải thích khái niệm huyền thoại theo quan điểm duy vật lịch sử và biện chứng, xem “huyền thoại là hình thái ý thức xã hội đã phản ánh thực tại với tất cả bản chất năng động của con người” [54,tr.33]. Theo cách định nghĩa này, huyền thoại được cho là nảy sinh trong những hoàn cảnh xã hội nhất định và là một hình thức chiếm lĩnh thực tại mang tính phổ quát bao gồm nhiều lĩnh vực chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức, khoa học. Cách lý giải khái niệm huyền thoại của K.Marx có điểm gặp gỡ với quan niệm của Melentinski Eleaza Moseevich – một học giả nổi tiếng về lĩnh vực folklore và ký hiệu học – đưa ra :
Huyền thoại là một hiện tượng trung tâm trong lịch sử văn hóa, đồng thời là một phương tiện cổ xưa để nhận thức thực tại xung quanh và bản chất con người. Huyền thoại cũng là mô hình đầu tiên của mọi hệ tư
tưởng, là cái nôi nguyên hợp của các loại hình văn hóa khác nhau văn học, nghệ thuật, tôn giáo và ở mức độ nào đó, cả triết học, thậm chí cả khoa học [62,tr.XVI].
Theo đó, Melentinski cho rằng huyền thoại là một hệ thống nguyên hợp được cấu thành từ những tư tưởng cổ xưa nhất của các cộng đồng người, trong đó trộn lẫn các yếu tố phôi thai của tôn giáo, triết học, khoa học, nghệ thuật. Về sau, từ huyền thoại các hệ tư tưởng đã tách ra và phát triển theo hướng khác nhau nhưng huyền thoại vẫn giữ vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa.
Xuất phát từ nghĩa gốc của huyền thoại trong tiếng Hy Lạp “muthos” có nghĩa là ngôn từ nên huyền thoại còn được lý giải ở góc độ ngôn ngữ học. Trong cuốn “Những huyền thoại”, R.Barthes xác định “huyền thoại là một ngôn từ nhưng không phải ngôn từ nào cũng là huyền thoại”, mặt khác, “huyền thoại là một hệ thống thông báo, đó là một thông điệp…”[7,tr.289]. Dựa vào học thuyết ngôn ngữ học cấu trúc của Ferdinand de Saussure và ảnh hưởng của Lévi Strauss, R.Barthes đã phân tích huyền thoại như một siêu ngôn ngữ trong hệ thống kép, trong đó, sơ đồ hợp thành hệ thống ngôn ngữ xếp chồng lên sơ đồ hợp thành hệ thống huyền thoại: [7,tr.299]
Ngôn ngữ HUYỀN THOẠI
Theo sơ đồ trên, huyền thoại cũng có dạng thức gồm ba yếu tố như ngôn ngữ: cái biểu đạt, cái được biểu đạt và ký hiệu. Nhưng cái biểu đạt trong hệ thống huyền thoại chính là kí hiệu của hệ thống ngôn ngữ thứ nhất. Như vậy, cái biểu đạt trong huyền thoại “đồng thời vừa là nghĩa vừa là hình thức, phía này đầy ắp, phía kia trống rỗng” [7,tr.302]. Cho nên huyền thoại như một hệ thống ký hiệu thứ hai,
1. Cái biểu đạt
2. Cái được biểu đạt 3. Ký hiệu I.CÁI BIỂU ĐẠT
II.CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT
một siêu ngôn ngữ. Cách phân tích của R.Barthes đã mở ra sự nối kết giữa huyền thoại và văn học qua những tầng nghĩa của lớp vỏ ngôn từ vì ngôn từ là chất liệu sáng tác của văn học.
Huyền thoại cũng không nằm ngoài mối quan tâm của các nhà phân tâm học. C.Jung hiểu huyền thoại là “cái mang tải kinh nghiệm nhân loại đặc biệt quan trọng quý giá đối với mọi thời đại” đồng thời ông còn đưa ra quan niệm về con đường chuyển hóa của huyền thoại vào văn học qua cổ mẫu. Còn S.Freud đánh giá huyền thoại như là “một trong những hình thức thay thế thực hành ham muốn”, “giấc mơ trần gian của nhân loại ở tuổi thiếu thời”.
Bên cạnh nhiều lý giải của các trường phái nghiên cứu về khái niệm huyền thoại, hiện nay, trong sinh hoạt thường ngày, nghĩa “huyền thoại” thường được hiểu theo hai hướng. Thứ nhất, xuất phát từ tính chất không có thật mang tính hoang đường của câu chuyện huyền thoại nên thuật ngữ này được dùng để chỉ những sự việc, ước mơ, nhận định có tính hão huyền không đúng sự thật do óc tưởng tượng của con người tạo ra. Thứ hai, những câu chuyện huyền thoại xưa để tôn vinh các vị thần, các hiện tượng siêu phàm nên trong đời sống hiện nay, thuật ngữ “huyền thoại” còn được dùng để chỉ những sự kiện đặc biệt, nhân vật kiệt xuất, hiện tượng phi thường trong cuộc sống, chẳng hạn huyền thoại Trường Sơn, huyền thoại Michael Jackson…Hai cách hiểu trên đều bắt nguồn từ ý nghĩa gốc của huyền thoại.
Như vậy, xung quanh thuật ngữ “huyền thoại” có nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy theo trường phái nghiên cứu, góc độ tiếp cận và tiêu chuẩn đánh giá. Nhìn chung, trong đó có những ý kiến bổ sung cho nhau nhưng cũng có cách lý giải hoàn toàn trái ngược nhau về cách hiểu huyền thoại; có những định nghĩa có nội hàm khá hẹp và đơn giản, ngược lại, có những định nghĩa mang nội hàm quá rộng. Vì vậy, bản thân thuật ngữ “huyền thoại” vốn đã khó định nghĩa mà cách lý giải phong phú càng làm cho nó thêm phức tạp nên việc xác định một định nghĩa chuẩn xác về huyền thoại là điều bất khả.
Đứng trước ngưỡng cửa của vương quốc huyền thoại rực rỡ hấp dẫn nhưng huyền bí mông lung, chúng tôi cũng lo sợ mình bị lạc lối. Do đó, trên cơ sở nghiên
cứu những tài liệu liên quan đến huyền thoại, chúng tôi chọn lọc những luận điểm cơ bản của nhiều định nghĩa khác nhau phù hợp với nội hàm khái niệm huyền thoại mà đề tài nghiên cứu. Chúng tôi xem cách hiểu huyền thoại này như một giới hạn cho vấn đề nghiên cứu của mình. Theo đó, nội hàm khái niệm huyền thoại trong đề tài được hiểu như sau:
Huyền thoại kể về một câu chuyện thiêng liêng, nó thuật lại một biến cố xảy ra trong thời kỳ đầu tiên, thời kỳ hoang đường nguyên thủy” (Mircea Eliade)[77,tr.33] chẳng hạn như “những câu chuyện về nguồn gốc của thế giới, các hiện tượng của tự nhiên, về các thần và các anh hùng văn hóa”[64,tr.XVIII], và huyền thoại “được cấu trúc bởi các dạng thức và các mẫu gốc (archétype) cơ bản của tâm linh con người thông minh (sapiens) và là tâm linh của chúng ta” (Gilbert Durand) [77,tr.66].
Khái niệm huyền thoại được khu biệt như trên có sự kết hợp quan điểm của các nhà nhân học và phân tâm học. Trên cơ sở này, chúng tôi sẽ triển khai tìm hiểu các huyền thoại nguyên thủy (câu chuyện thiêng) được đưa vào tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” phản ánh lịch sử Colombia và khai thác dạng “cấu trúc” nên huyền thoại được gọi là cổ mẫu (archetypé) cùng những ý nghĩa mang tính lịch sử.
2.1.2 Cổ mẫu
Thuật ngữ “cổ mẫu” xuất phát từ ngành phân tâm học, cụ thể hơn là ngành tâm lý học phân tích do C.Jung – nhà tâm lý học người Thụy Sĩ khởi xướng. Ở chương một, chúng tôi đã nhắc đến C.Jung với khám phá về mối quan hệ giữa tâm lý học và sáng tạo nghệ thuật thì giờ đây lại tiếp tục quay trở lại với lý thuyết của ông cùng khái niệm “cổ mẫu” và tư tưởng về vô thức tập thể.
Mối quan tâm nghiên cứu tâm lý học của cái vô thức đã đưa C.Jung đến với S.Freud – người đề xuất lý thuyết vô thức và đưa ra mô hình mới về bộ máy tâm thần của con người gồm ba yếu tố: cái tôi, cái ấy và cái siêu tôi. Nếu Freud chỉ chú ý đến vô thức cá nhân với quan niệm về “libido” là bản năng tính dục chi phối toàn bộ hành vi của con người thì C.Jung tiến xa hơn trong việc khám phá sự tồn tại của vô thức tập thể với khái niệm cổ mẫu và ông xem “libido” là một năng lượng sống,
toàn bộ những xung năng trong con người chứ không chỉ là dục năng. Chính vì quan niệm khác nhau về “libido” đã làm cho mối quan hệ giữa C.Jung và S.Freud tan vỡ sau nhiều năm gắn bó.
Con đường đưa C.Jung đến khám phá vô thức tập thể và cổ mẫu hoàn toàn tình cờ. Trong quá trình điều trị cho những bệnh nhân bị chứng nhiễu tâm, C.Jung đã phát hiện trong giấc mơ của người bệnh tồn tại các hình ảnh biểu hiện một thứ kinh nghiệm vượt khỏi vốn tri thức cá nhân mà sự trải nghiệm của họ không thể nào sản xuất ra được. Đi sâu nghiên cứu các hình ảnh biểu tượng này, C.Jung đã bắt gặp vô thức tập thể qua mối quan hệ giữa các huyền thoại cổ với tâm lý của người nguyên thủy. Theo C.Jung, nội dung của vô thức tập thể là “những kết tinh từ nhiều truyền thống tâm lý, tâm linh và văn hóa của nhiều thế hệ loài người trong lịch sử để lại” [43,tr.28]. Nội dung này được hình thành từ hoàn cảnh sống thực tế của tổ tiên như “những hoàn cảnh lo âu và sợ hãi, vui mừng và phấn chấn, tranh đấu để sống còn, tương giao giữa nam và nữ, giữa cha mẹ và con cái, những hình tượng người cha người mẹ, những thái độ đối với hận thù và yêu thương, đối với sinh tử và ly biệt, những quyền lực của các nguyên lý tối sáng âm dương” [43,tr.29]. Những kinh nghiệm vĩnh cửu này thể hiện trong vô số huyền thoại, biểu tượng, cấu trúc tâm lý điển hình được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua con đường “di truyền văn hóa”. Mặt khác, vô thức tập thể nằm ở tầng sâu kín xa thẳm nhất của hệ tâm thức mà con người bẩm sinh đã có nhưng không có cách nào gợi nhớ mà chỉ ngẫu nhiên xuất hiện. Những nội dung của vô thức tập thể được diễn tả thông qua các hình ảnh trong chiêm mộng và mơ tưởng dưới hình thức các cổ mẫu. Và từ đây, khái niệm “cổ mẫu” do C.Jung đề xuất đã ra đời.
Thuật ngữ “cổ mẫu” (tiếng Anh là Archetype, tiếng Pháp là Archétype) có nghĩa từ nguyên “archetypen” gồm hai từ đơn “arche” có nghĩa cổ, khởi đầu, cơ sở, nguyên lý…và “typen” có nghĩa là mẫu, loại, dấn ấn, hình ảnh, mô hình, tiêu chuẩn, quy phạm… [43,tr.94]. Vì vậy trong tiếng Việt “archetypen” được dịch bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như mẫu gốc, siêu mẫu, nguyên tượng, sơ tượng, cổ mẫu, mẫu tượng.
Cũng như “huyền thoại”, thuật ngữ “cổ mẫu” rất khó để định nghĩa chuẩn xác. Ngay cả C.Jung – người sinh thành ra nó cũng loay hoay gần mười năm trời cũng chỉ có thể gợi ý hơn là miêu tả hay định nghĩa với tên gọi “archetypen”. Năm 1912, Jung gọi “những hình ảnh có tính biểu tượng” phát hiện từ các tầng sâu của hệ tâm thức con người là “nguyên tượng” (prototype). Năm 1917, ông gọi là “yếu tố chủ yếu của vô thức”, đến năm 1919, Jung mới dùng từ “archetypen” hay “archetype”. Mãi sau đó gần 30 năm, năm 1946, Jung mới phân biệt giữa “cổ mẫu trong hình thức” và “cổ mẫu trong hiện thực”.
Trong toàn bộ lý thuyết của mình, C.Jung không đưa ra một định nghĩa cụ thể về cổ mẫu nhưng ông có nhiều gợi ý cho vấn đề “thăm dò cổ mẫu” của các nhà nghiên cứu. Theo C.Jung, về nguồn gốc xuất phát, cổ mẫu thoát thai từ vô thức tập thể - “nơi tàng trữ cô đọng lại những kinh nghiệm của cả loài người” [43,tr.95], xuất hiện từ thời kỳ hồng hoang của nhân loại. Về nội dung, cổ mẫu là “bản tổng kết đã được công thức hóa của khối kinh nghiệm điển hình to lớn của vô số các thế hệ tổ tiên, đó có thể nói là vết tích tâm lý của vô số cảm xúc cùng một kiểu” [86,tr.70], có giá trị bền vững, phổ quát. Cổ mẫu được “bắt nguồn từ những kinh nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần của loài người” suốt chiều dài lịch sử và xuất hiện bất cứ thời đại nào, “ở bất kì đâu có trí tưởng tượng sáng tạo tự do hoạt động”. Và cổ mẫu đầu tiên được lưu giữ trong các huyền thoại, sau đó, cổ mẫu “tái xuất” trong những giấc mơ, những hình ảnh huyễn hoặc của vô thức cá nhân, những tác phẩm văn chương nghệ thuật trong sự ngẫu nhiên của tâm thức nghệ sĩ…Theo C.Jung, cổ mẫu chính là cây cầu nối huyền thoại với văn học thông qua vô thức tập thể, bởi từ vô thức tập thể cổ mẫu đã ngả bóng vào địa hạt đầu tiên là huyền thoại, sau đó chính cổ mẫu lại náu mình, tái sinh trong văn chương. Như vậy, văn học là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng cổ mẫu vì văn học là giấc mơ tỉnh thức, là nơi trí tưởng tượng của con người hoạt động mạnh mẽ nhất.
C.Jung còn nhấn mạnh, cổ mẫu “vừa là hình ảnh lại vừa là xúc động” [42, tr.142] chỉ khi nào hội tụ hai tính chất đó thì cổ mẫu mới thực sự xuất hiện. Bởi vì cổ mẫu có “năng lượng tác động” đến người khám phá lớn lao như “năng lượng
nguyên tử”, khiến cho “thời điểm xuất hiện tình huống huyền thoại bao giờ cũng được đánh dấu bởi cường độ cảm xúc đặc biệt: dường như trong ta có những dây đàn không ai ngờ là có và bao lâu nay im tiếng bây giờ được chạm đến…Ta bất ngờ hoặc cảm thấy được giải phóng triệt để, để thấy mình như mọc cánh bay, hoặc như