Thời kì thuộc địa

Một phần của tài liệu lịch sử và huyền thoại trong “trăm năm cô đơn” của gabriel garcía márquez (Trang 30)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1Thời kì thuộc địa

Cùng thuộc Mĩ Latin nhưng so với các nước trong khu vực, Colombia có những điểm riêng về địa lý và lịch sử. Về địa lý, Colombia là quốc gia duy nhất mang tên người khám phá ra châu Mĩ - Christopher Colombus, có bờ biển tiếp giáp với cả Thái Bình Dương và biển Caribe. Về lịch sử, Colombia giành độc lập và trở thành quốc gia có nền dân chủ sớm nhất Mĩ Latin. Nhưng nét riêng biệt đó không

mang lại một vận mệnh khác cho Colombia, ngược lại, nó cùng chịu chung số phận khắc nghiệt với các nước Mĩ Latin khác. Trước khi gót chân chinh phạt của thực dân châu Âu in dấu lên miền đất này, hàng trăm bộ lạc người da đỏ đã sinh sống ở đây. Họ xây dựng các nền văn minh có lịch sử lâu dài như Aztec, Inca và Maya với nhiều thành tựu rực rỡ. Vì vậy, trong công cuộc chinh phục vùng đất mới, thực dân châu Âu đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của các dân tộc bản địa. Trong những cuộc chiến đẫm máu, người da đỏ bị tiêu diệt không thương tiếc và đánh mất cả đất đai lẫn văn hóa của mình. Thêm vào đó, sức quyến rũ của vùng đất này đối với kẻ chinh phạt không chỉ ở thiên nhiên tươi đẹp mà còn cả tài nguyên phong phú, đặc biệt là trữ lượng vàng dồi dào. Bởi vậy, một trong những mục đích của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, sau này có thêm Anh, Hà Lan…tàn sát người da đỏ là để chiếm giữ kho vàng của họ. Trong lịch sử Mĩ Latin, “cơn sốt vàng” đã mang đến nhiều hệ lụy cho các quốc gia ở khu vực này.

Sau hơn ba thế kỷ thuộc địa, các quốc gia Mĩ Latin lần lượt giành được độc lập, trong đó, Colombia có nền dân chủ sớm nhất vào năm 1810. Nhưng trên thực tế, nền dân chủ ấy chưa bao giờ mang đến hòa bình và bình đẳng mà thực chất nó là bước chuyển tích cực của chế độ thực dân mới tinh vi và tàn bạo hơn.

Trong “Trăm năm cô đơn”, G.G Márquez không liên hệ trực tiếp đến thời kì thuộc địa nhưng dấu vết của nó vẫn xuất hiện trong tiểu thuyết khá rõ. Cuộc chinh phục của Tây Ban Nha vào thế kỷ XV được tái hiện trong nhiều chi tiết. Trong chuyến đi tìm con đường nối Macondo với thế giới bên ngoài, José Arcadio Buendía cùng đoàn người đã tìm thấy:

một chiếc tàu Tây Ban Nha khổng lồ, màu trắng và bụi bậm, nổi lên giữa những cây dương xỉ và chà là trong ánh sáng ban mai dịu dàng…Thân tàu, được lớp vẩy cá ép đã hóa đá và lớp rêu xanh phủ kín, hoàn toàn bị gắn chặt xuống nền đá… Ở bên trong tàu mà những người thám hiểm đã khéo léo mở được cửa, không có gì khác hơn là một rừng hoa chen kín..”[61,tr.42].

Xác con tàu có thể là dấu vết còn sót lại của cuộc thám hiểm chinh phục của Tây Ban Nha vào châu Mĩ bằng đường biển vào thế kỉ XV. Và José Arcadio Buendía trong một lần đào bới để tìm vàng bằng hai thanh nam châm của Melquíades trên mảnh đất xây dựng làng Macondo cũng tìm thấy những “di chỉ” của thời kì chinh phục:

Vật duy nhất mà ông đào bới được là một bộ áo giáp trụ từ thế kỷ XV, bị lớp han gỉ phủ kín, bên trong như một quả bí khổng lồ chứa đầy đá. Khi José Arcadio Buendía và bốn người đàn ông trong đội khai quật của mình tháo rời được bộ áo giáp trụ này, họ thấy một bộ xương người đã hóa vôi, cổ còn lủng lẳng đeo một hộp thánh tích bằng đồng đựng mớ tóc phụ nữ” [61,tr.28].

Bộ xương người đó phải chăng là hình ảnh của những conquistados - người tiên phong Tây Ban Nha chinh phục và khai phá châu Mĩ ở thế kỉ XV. Mặt khác, trong thời gian đầu mới thành lập Macondo, những đồng tiền đôblông – tiền cổ thời thuộc địa cũng được dùng trao đổi mua bán với người digan. Đặc biệt, sự kiện nước Anh tấn công vào cực Bắc Colombia vào năm 1568 – sự kiện có thật trong lịch sử được G.G Márquez đưa vào tiểu thuyết và trở thành một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bi kịch loạn luân của dòng họ Buendía. Thế kỷ XVI, tên cướp biển Francis Drake người Anh đã tấn công Riocha khiến tổ tiên của Úrsula Iguarán phải chạy trốn từ miền biển lên vùng núi. Tại đây họ đã gặp một gia đình khác người Âu sinh ra trên đất Mĩ - chính là tổ tiên của José Arcadio Buendía. Cuộc hôn nhân giữa hai dòng họ kéo dài nhiều thế hệ dẫn đến tình trạng cận huyết và tổ tiên của họ đã đẻ ra một đứa con có đuôi lợn. Trong hoàn cảnh như vậy, đôi vợ chồng Úrsula và José Arcadio Buendía phải bỏ quê hương ra đi, lập nên ngôi làng Macondo huyền thoại cùng nỗi ám ảnh cô đơn và loạn luân.

Năm 1492, sự kiện Christopher Columbus trong một chuyến hải trình tìm đường đến Ấn Độ tình cờ phát hiện ra châu Mĩ đã mở đầu cho cuộc chinh phục của Tây Ban Nha đến miền đất này. Nhưng cuộc viễn chinh đó không chỉ theo sự ủy thác của vương quốc Tây Ban Nha mà còn của Đức giáo hoàng và giáo hội Thiên

chúa giáo La Mã. Bởi vậy, chuyến du hành của các nhà thám hiểm trong hành trình tìm con đường đi đến Ấn Độ ngoài mục đích tìm kiếm những gia vị và đồ xa xỉ của phương Đông còn đi kèm ý đồ truyền đạo: “Các hoàng tử - những tín đồ Đạo Cơ Đốc, tôn thờ và mong muốn mở rộng niềm tin Công giáo linh thiêng, là những người chống lại giáo lý Mahomet cũng như mọi hình thức sùng bái thần tượng và dị giáo – đã cử tôi, Christopher Columbus, đi đến các miền đất của Ấn Độ” (trích nhật ký C.Columbus về chuyến đi năm 1492) [4,tr.79].1 Theo các nhà sử học giải thích thì người Kitô giáo vốn xem việc đối xử với những dân tộc ngoại đạo trên thế giới là cả một vấn đề. Trong giáo điều Kitô đã có một chủ thuyết cho rằng dân ngoại đạo có quyền sống như họ muốn, có nghĩa là người Kitô không thể ngang nhiên lấn chiếm một xã hội ngoại đạo. Nhưng mặt khác Đức giáo hoàng cũng dành cho mình một quyền can thiệp để cứu vớt linh hồn của những kẻ mà giáo hội cho là vô thần. Cho nên khi Colombus trở về từ vùng Caribe báo cáo rằng người dân bản địa chưa biết gì về Kitô giáo và sẵn sàng theo đạo thì giáo hội Thiên chúa giáo đã dùng vương triều Tây Ban Nha như một công cụ để thực hiện việc truyền đạo cho người da đỏ. Vào năm 1493, Đức giáo hoàng đã ủy thác trách nhiệm mà ông cho là linh thiêng cho vương triều Tây Ban Nha, để đổi lại thì nước Tây Ban Nha được giáo hội cho phép chinh phục những đất nước này và qua đó mang văn minh châu Âu đến “tân thế giới”. Tây Ban Nha đã phái đội quân viễn chinh gồm lính và cố đạo sang xâm lược châu Mĩ. Bởi vậy quá trình thuộc địa hóa này mang nặng mùi tôn giáo, nhà thờ và cha xứ luôn xuất hiện cùng với chính quyền. Điều này được minh chứng trong lịch sử Mĩ Latin và trở thành công thức quen thuộc đối với quá trình xây dựng hệ thống chính trị ở châu Mĩ trong các cuộc chinh phục. Ở đây luôn có sự kết hợp mật thiết giữa hai yếu tố cơ bản là quyền lực thần quyền của đạo Cơ đốc và quyền lực bạo lực của thực dân nhằm đàn áp lại tín ngưỡng bản địa, các thầy phù thủy đồng thời khống chế các thủ lĩnh bộ lạc da đỏ. Năm 1532, trong trận chiến Cajamarca – đánh dấu chiến thắng quyết định của Tây Ban Nha với người bản địa,

1 Dẫn theo “Hình tượng Macondo trong "Trăm năm cô đơn" - từ góc nhìn văn hóa Mỹ Latin” (Phan Tuấn

thần quyền và bạo lực đã phát huy tối đa sức mạnh của chúng. Tại thành phố cao nguyên Cajamarca (Peru), 168 lính Tây Ban Nha do Francisco Pizarro chỉ huy (nhưng người lãnh đạo chủ yếu và ra lệnh tấn công là đức cha Vicente de Valverde) cùng các vũ khí hiện đại như súng, gươm, áo giáp đã đánh bại 80.000 chiến binh Inca và bắt sống vua Atahualpa của người da đỏ. Khi vua Atahualpa quẳng quyển Kinh thánh xuống đất, đức cha đã nhân danh Chúa nhằm ra lệnh cho quân đội: “Đến đây! Những người Công giáo, hãy đến đây! Hãy tấn công bọn kẻ thù chó má này, kẻ đã dám cự tuyệt những gì là của Chúa…Hãy tiến lên trừng trị nó đi, ta sẽ tha tội cho các con”[4,tr.79].2

Quá trình thuộc địa hóa của thực dân Tây Ban Nha đối với Colombia cũng không nằm ngoài quy luật trên. G.G Márquez có đề cập đến vấn đề này trong “Trăm năm cô đơn” dưới góc độ giễu nhại sự lố bịch của nhà thờ Thiên Chúa giáo với những trò lừa bịp mị dân nhằm thay đổi tư tưởng lối sống của người dân Macondo. Sự hiện diện của tôn giáo do Tây Ban Nha truyền bá vào Colombia được tượng trưng bởi nhân vật cha Nicanor. Ngay khi quan thanh tra Mocoste đặt chính quyền ở Macondo thì lập tức cha Nicanor cũng đến và cắm cây thập tự xuống mảnh đất này. Ở ngôi làng vốn yên bình từ đây đã bắt đầu những biến cố lớn để rồi bị hủy diệt một trăm năm sau. Vẻ bề ngoài của cha Nicanor được tác giả miêu tả khá hài hước “cha có nước da đến là buồn thảm cứ dán chặt lấy xương, có cái bụng ỏng tròn vo, mang dáng vẻ hiền quá hóa đần của một vị thần già” [61,tr.141]. Khi quan thanh tra Mocoste mời đến làm lễ cưới cho con gái, cha Nicanor ngạc nhiên trước vẻ “thô kệch quê mùa” lối sống theo tự nhiên của dân chúng Macondo, cha nghĩ rằng “…mảnh đất này cần hạt giống của Thượng đế hơn bất kỳ nơi nào, cha bèn quyết định ở lại thêm một tuần lễ nữa để giáo hóa làng này thành một làng của Chúa…”[61,tr.142]. Mặc cho người dân Macondo phản đối khá quyết liệt, không ai nghe cha và “họ trả lời cha rằng trong nhiều năm ròng họ sống không có sự chăn dắt của cha xứ, rằng họ tự mình giải quyết một cách trực tiếp với Thượng đế những

2

Dẫn theo “Hình tượng Macondo trong "Trăm năm cô đơn" - từ góc nhìn văn hóa Mỹ Latin” (Phan Tuấn

vướng mắc của linh hồn và họ đã hoàn toàn bỏ thói xấu gây tội ác”[61,tr.142]. Cùng những lời kêu gọi khẩn thiết và trò lừa bịp như uống socola nóng để tự nâng mình lên khỏi mặt đất, cha Nicanor tiến hành quyên tiền xây dựng nhà thờ, kêu gọi mọi người đi dự lễ Misa – những thứ hoàn toàn xa lạ với dân chúng Macondo. G.G Márquez đã chỉ rõ đạo đức giả của các linh mục qua sự trái ngược hoàn toàn giữa cách thuyết giảng truyền giáo và hành vi lối sống của họ. Rõ ràng việc các nhà truyền đạo ép buộc dân chúng từ bỏ lối sống vốn có của mình để theo một đức tin mà họ không ý thức được thực chất là một trò hề. Bởi vì người dân Macondo đến dự lễ không phải vì đức tin với nhà thờ hay kính trọng các linh mục mà “rất nhiều người vì tò mò đã đến. Một số người khác vì nhớ nhung. Số khác đến dự lễ misa để khỏi bị Thượng đế coi cái lập trường trung gian của mình như một sự chống đối cá nhân” [61,tr.143].

Nhà thờ còn liên quan đến những xung đột chính trị giữa phái Bảo hoàng và Tự do. Bởi những bất đồng trong quan điểm về tôn giáo của hai đảng là một phần nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến kéo dài. Trên thực tế, nhà thờ Công giáo không chỉ có vai trò trong công cuộc chinh phục mà còn duy trì ảnh hưởng của mình xuyên suốt lịch sử Colombia. Sự kết hợp giữa sức mạnh của nhà thờ và bạo lực thực dân phát huy tối đa trong vụ ám sát 17 con trai của đại tá Aureliano được nhà văn miêu tả trong tiểu thuyết. Các Aureliano đã bị đánh dấu chữ thập bằng tro – biểu tượng của thánh giá nhà thờ trên trán và phát súng oan nghiệt bí ẩn nhằm vào dấu hiệu của cái chết đó đã tiêu diệt những mầm mống phản kháng quật cường của dòng họ Buendía. Trong cuộc nội chiến kéo dài ở Macondo, các linh mục đều rụt rè bất lực trước cảnh khủng bố và luôn bị ám ảnh vì các phẩm chất đạo đức hơn là những cái chết thương tâm, những dòng máu chảy.

Ảnh hưởng của nhà thờ Công giáo còn biểu hiện ở dáng vẻ lối sống hà khắc đến lạnh lùng của Fernanda del Carpio - vợ của Aureliano Segundo. Cô được sinh ra và lớn lên ở “một thành phố buồn thê lương với những đêm đầy sợ hãi vang lên tiếng xe lọc cọc của các bậc phó vương trên những con đường đá gồ ghề. Ba mươi hai tháp chuông cùng đổ hồi vào lúc sáu giờ chiều một cách thê lương, chết chóc.

Không bao giờ nắng chiếu vào ngôi nhà cổ kính lát đá” [61,tr.316]. Bởi vậy, ngay từ nhỏ, Fernanda đã bị khuất phục vì truyền thống ngột ngạt của nhà thờ với lối sống khép kín cứng nhắc. Cô trở thành một con chiên ngoan đạo và trung thành tuyệt đối. Vì vậy, khi về làm vợ Aureliano Segundo cô đã thẳng tay áp đặt những quy tắc nghi thức tu viện lên cuộc sống gia đình Buendía. Fernanda kiên quyết thay đổi từ thói quen ăn cơm, đồ dùng, cách bày trí nhà của đến giờ giấc sinh hoạt khiến ngôi nhà vốn thoáng đãng, hiếu khách, tràn đầy sức sống trở thành gần như một nhà tu kín với cửa “im ỉm đóng suốt ngày”, “một cái hốc để thờ tượng chúa Jesu trước cửa nhà”, “phải ngồi vào bàn ăn luôn được dọn dẹp tinh tươm có khăn lau, đèn chùm, đồ ăn bằng bạc” và phải cầu kinh trước bữa ăn. Nếu như cha Nicannor cố gắng thay đổi nếp sống của dân làng Macondo thì Fernanda buộc gia đình Buendía phải từ bỏ lối sống thoải mái, tự do để tuân theo những định chế của nhà thờ mà cô được giáo dục từ nhỏ. Nhưng dường như, tất cả nỗ lực của Fernanda chỉ là vô vọng vì các thành viên gia đình Buendía không quan tâm hoặc chỉ làm theo gượng ép chứ không có đức tin nào cả. Lối sống của Fernanda chứng tỏ sự ảnh hưởng của nhà thờ Công giáo đã có gốc rễ khá bền chặt và lan tỏa theo thời gian tồn tại lâu dài và đến mức nào đó lấn át áp đặt lên tư tưởng của người bản địa.

Như vậy, chính quyền thực dân và tôn giáo luôn đi kèm với nhau, súng đạn đi liền với lời cầu nguyện đã phá vỡ cuộc sống yên bình vốn có của Macondo khơi mào cho những thảm họa về sau của mảnh đất này. Trong lịch sử Colombia, nhà thờ Công giáo nắm giữ một vị trí đặc biệt và giới tu sĩ đóng vai trò chủ đạo trong việc chiếm giữ các miền đất mới. Lật lại lịch sử với tư cách là kẻ chinh phục, Tây Ban Nha đã ép buộc người da đỏ bản địa từ bỏ những tín ngưỡng riêng để theo đạo của mình gây ra xung đột làm họ ngày càng cô đơn trên mảnh đất của tổ tiên. G.G Márquez thấu hiểu điều này, trong diễn từ nhận giải Nobel Văn học 1982, ông nhấn mạnh:

có thể hiểu được rằng họ cố đo chúng tôi bằng chính cái thước mà chính họ đã dùng để đo họ mà không nhớ rằng những nỗi đau đời không bao giờ bằng nhau đối với tất cả mọi người và rằng cuộc tìm kiếm bản

sắc của mình đều rất sôi động và đẫm máu đối với chúng tôi cũng như điều đã xảy ra đối với họ. Sự lý giải thực tại đời sống chúng tôi bằng những mô hình xa lạ chỉ tổ làm cho chúng tôi càng thêm xa lạ, càng thêm mất tự do và càng thêm cô đơn hơn” [39,tr.242].

Bệnh dịch mất ngủ ở Macondo cũng gợi nhớ đến cuộc chinh phục của thực dân châu Âu lên Mĩ Latin. Quay về với lịch sử, trong công cuộc xâm lấn miền đất

Một phần của tài liệu lịch sử và huyền thoại trong “trăm năm cô đơn” của gabriel garcía márquez (Trang 30)