Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 53)

tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương

2.1.3.1. Những yếu tố tích cực

Những năm qua, thị xã Thủ Dầu Một có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

và bền vững. Trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một có nhiều tuyến giao thông

huyết mạch của quốc gia chạy qua, đây là mạng lưới giao thông hoàn chỉnh

rất thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội – giáo dục.

Thị xã Thủ Dầu Một nằm ở trung tâm của Tỉnh Bình Dương, giáp ranh

với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai; là những nơi có phong trào giáo dục

phát triển rất tốt nên có nhiều ảnh hưởng đến giáo dục ở thị xã Thủ Dầu Một

một cách tích cực. Tác động tốt đến việc đi lại học tập của giáo viên và cán bộ quản lý.

Trong địa phận thị xã Thủ Dầu Một có nhiều trường Đại học như : Đại

học Bình Dương, Đại học quốc tế Miền Đông, Đại học quốc tế Việt Đức. Đặc

biệt có trường Đại học Thủ Dầu Một có chuyên ngành sư phạm đã mang

nhiều thuận lợi cho việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, các lớp chuyên môn

nghiệp vụ cũng như động viên giáo viên tự tham gia các lớp học nâng chuẩn.

Đội ngũ giáo viên của Thị xã Thủ Dầu Một hiện nay có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có uy tín đối với học sinh, đồng nghiệp và xã hội; chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước được

khẳng định; đa số giáo viên đã tiếp cận được với phương pháp giảng dạy hiện

đại, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng giáo án điện tử và đầu tư

trong NCKH (viết SKKN) ; đặc biệt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, cùng

với sự quan tâm tích cực của các cấp và lãnh đạo các trường, bản thân đội ngũ giáo viên rất cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình.

Sự năng động của giáo viên qua việc trao đổi thông tin với cụm chuyên môn trong địa bàn thị xã Thủ Dầu Một và các huyện, thị trong tỉnh giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao tay nghề giáo viên.

2.1.3.2. Những tác động tiêu cực

Do cơ cấu kinh tế thương mại, dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp được xác định là mục tiêu phát triển kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương và thị xã Thủ Dầu Một có sự phát triển mạnh mẽ đã thu hút hàng trăm ngàn lao động đến làm ăn và sinh sống. Từ đó đã gây áp lực trong việc

tuyển sinh hàng năm của ngành giáo dục và đào tạo thị xã Thủ Dầu Một.

Theo “Thông tư liên tịch số: 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV về việc

hướng dẫn qui định biên chế viên chức ở các cơ sở Giáo dục phổ thông công lập”, tỉ lệ 1,2 gv/lớp đối với trường tiểu học 1 buổi và 1,5 gv/ lớp đối với trường tiểu học bán trú và 2 buổi/ngày nhưng đối với thị xã Thủ Dầu Một thì chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và giáo dục của nhà trường.

Vẫn còn tình trạng một số ít giáo viên đạt chuẩn nhưng mức chuẩn còn

thấp như (9+3) hoặc 12+2, do lớn tuổi và có tư tưởng còn vài năm nữa sẽ nghỉ hưu nên ngại hoặc không muốn đi học để nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên

chuẩn. Mà bậc học tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc

dân trong khi đó đội ngũ giáo viên không được đào tạo và huấn luyện đúng cách sẽ tạo ra nhiều khó khăn, bất cập để phát triển giáo dục.

Khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học của giáo viên cũng còn nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hạn chế. Có nhiều giáo viên không sử dụng thành thạo và không truy cập

thông tin trên mạng tốt để phục vụ trong giảng dạy.

Tóm lại, nhà quản lý và các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục cần chú

ý đến các vấn đề còn yếu của hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ giáo

viên nhằm mục đích nâng cao dần chất lượng của từng cá nhân của từng cá

của người thầy giáo, tiến tới việc tự hoàn thiện, tự thích nghi và phát triển của bản thân mỗi giáo viên trong tiến trình chung của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 53)