Nhận xét chung về thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên các

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 74)

các trường tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương

2.2.7.1. Những thành tựu về công tác quản lý đội ngũ giáo viên THBT

Thời gian qua với sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát của lãnh đạo Tỉnh Bình

Dương, của UBND Thị xã Thủ Dầu Một, cũng như sự cố gắng và năng động

của Ngành, đến nay giáo dục nói chung, đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú

của Thị xã Thủ Dầu Một nói riêng đã thu được những thành tự đáng khích lệ:

- Đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú hiện nay có bản lĩnh chính trị vững

vàng, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có uy tín đối với học sinh. Đa số giáo viên đã bước đầu tiếp cận được Phương pháp dạy học tích

cực, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng giáo án điện tử và đầu tư viết

sáng kiến kinh nghiệm.

- Cán bộ quản lý các trường có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình

độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm trong quản lý. Có bản lĩnh, quyết đoán và năng động, phát huy tích cực vai trò lãnh đạo, chỉ đạo.

Góp phần đưa hoạt động của các trường từng bước ổn định và phát triển.

- Về số lượng giáo viên đến năm học 2011-2012 đã từng bước cải thiện

được cơ bản về số lượng giáo viên so với nhu cầu của các trường tiểu học bán trú trong Thị xã Thủ Dầu một. Đã giảm dần áp lực thiếu giáo viên.

- Độ tuổi bình quân của giáo viên tương đối đều và đội ngũ trẻ tương đối

cao. Trong đó thâm niên của giáo viên dưới 15 năm chiếm 66,2%. Do đó đội ngũ này sẽ thể hiện được sức bật và tính năng động, sáng tạo trong công tác giảng dạy và các công tác khác trong nhà trường.

- Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên. Năm học

2007 – 2008, giáo viên có trình độ 12+1 là 0,2%, trình độ 9+3 là 2,9%, trình độ 12+2 là 41%, trình độ CĐSP - 12+3 là 27,2%, ĐHSP là 28,7%. Tuy nhiên đến năm học 2011 – 2012 số lượng giáo viên có trình độ 12+1 là không còn,

trình độ 9+3 là 2,1%, trình độ 12+2 là 19,7%, trình độ CĐSP - 12+3 là 37,2%, ĐHSP là 41%. Như vậy trong 5 năm qua số lượng giáo viên có trình độ ĐHSP là tăng cao nhất, từ 28,7% lên 41%. Đây là tín hiệu đáng phấn khởi và đáng khích lệ.

- Số lượng giáo viên được đánh giá về CMNV đạt loại tốt cũng càng ngày càng tăng lên, bên cạnh đó tỉ lệ giáo viên được xếp loại trung bình lại giảm, đó cũng nhờ vào sự quan tâm, sâu sát của lãnh đạo Phòng GD&ĐT

cùng Ban Giám Hiệu các trường.

- Về công tác quy hoạch và tuyển dụng giáo viên đã được thực hiện ngày

một tốt hơn. Phòng GD&ĐT tích cực tham mưu, đề xuất với Sở GD&ĐT, Ủy

ban nhân dân Thị xã Thủ Dầu Một nhiều biện pháp cụ thể nhằm giải quyết

tình trạng thiếu giáo viên hiện nay.

- Việc sử dụng đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục Thị xã Thủ Dầu

Một hiện nay tương đối hợp lý và có hiệu quả.

2.2.7.2. Những mặt còn hạn chế về công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ trên, công tác quản lý

đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục:

- Số lượng giáo viên tiểu học bán trú hiện tại còn đang thiếu, tỉ lệ GV/lớp chưa đạt chuẩn so với quy định. Hiện tại số lượng giáo viên tiểu học – THBT ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương tỉ lệ là 1,06 GV/ lớp đối với GV

dạy lớp, 1,3 GV/lớp đối với tổng số giáo viên. (So với quy định của Bộ

GD&ĐT đối với trường 2 buổi và bán trú là 1,5 GV/lớp).

- Do đặc thù của cấp học tiểu học – tiểu học bán trú nên cơ cấu về giới

còn hạn chế. Đội ngũ nam giáo viên quá ít so với với nữ giáo viên, điều này

- Số lượng giáo viên tiểu học bán trú có trình độ Đại học và Sau đại học còn thấp so với yêu cầu. Nhất là hiện tại trình độ Sau đại học chưa có. Tỷ lệ

9+3 và 12+2 vẫn còn chiếm 21,8%. Thực tế hệ đào tạo này về mặt kiến thức

văn hóa cơ bản còn nhiều hạn chế. Trình độ CMNV của giáo viên có tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được tốt nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác

giáo dục ngày nay. Điều này dẫn đến đội ngũ giáo viên gặp không ít khó khăn

trong việc tiếp cận phương pháp dạy học hiện đại, đổi mới phương pháp dạy

học theo hướng tích cực, cũng như sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy.

- Công tác tuyển dụng còn bất cập; chưa phân cấp tuyển dụng cho Phòng

GD&ĐT và các trường.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên để nâng cao về trình độ đào tạo

và CMNV có tăng nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.

- Trong công tác sử dụng đội ngũ giáo viên cũng còn một số bất cập.

Trong phân công giáo viên có những giáo viên lớn tuổi nhưng có nhiều kinh

nghiệm trong giảng dạy, chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng trình độ đào tạo

lại thấp, khó phân công các chức vụ tổ trưởng hoặc tổ phó trong tổ khối. Số

giáo viên trẻ, mới ra trường có trình độ đào tạo cao, nhiệt tình trong giảng dạy cũng như trong mọi công tác nhưng kinh nghiệm CMNV còn hạn chế nên

việc phân công cũng gặp khó khăn. Cần cân đối giữa hai lực lượng giáo viên

này để đạt hiệu quả tốt hơn trong việc sử dụng – phân công đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)