trú ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, kết quả phân tích và đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học bán
trú ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến năm 2015
trên các mặt xây dựng đội ngũ giáo viên, quy hoạch - tuyển dụng và sử dụng
đội ngũ giáo viên như sau:
3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú ngũ giáo viên tiểu học bán trú
Mục đích: Nhằm giúp cho giáo viên tiểu học bán trú xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng của mình.
Nội dung:
+ Bản thân người giáo viên tự xác định đúng vị trí của mình thì họ mới
có động cơ phấn đấu để đạt hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục.
+ Theo quyết định số 295/QĐ-GD ngày 11/10/1994 của Bộ giáo dục và
Điều lệ Trường Tiểu học năm 2005 đã xác định vai trò của giáo viên tiểu học:
“ Giáo viên tiểu học là lực lượng chính, giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt
động giáo dục, là người giáo dục – tổ chức quá trình học tập của trẻ bằng phương thức nhà trường”.
Vì vậy, giáo viên tiểu học – tiểu học bán trú là lực lượng nồng cốt, là
người trực tiếp quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo
dục của bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Muốn thực hiện
được điều đó, các cấp quản lý phải đầu tư công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học – tiểu học bán trú.
Tăng cường tác động nhận thức cho giáo viên về tính tự giác học tập, thường
xuyên trang bị thêm kiến thức về khoa học chuyên môn, tâm lý học sư phạm,
tâm lý học lứa tuổi và kiến thức về giáo dục học sinh tiểu học.